Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Trẻ Sơ Sinh Nổi Mẩn Đỏ Trên Mặt
Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt là do nhiều nguyên nhân, mẹ tuyệt đối không được chủ quan khiến bệnh tình trở nên nặng hơn. Thay vào đó, hãy đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện để tìm ra nguyên nhân và phương pháp xử ký kịp thời.
Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt là tình trạng phổ biến, thường gặp ở trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi. Hầu hết, các bệnh đều lành tính, không gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ không được thờ ơ, chủ quan, hãy nắm rõ các nguyên nhân gây bệnh dưới đây để có phương pháp điều trị hiệu quả.
1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt
Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt là do nhiều nguyên nhân và nguyên nhân chủ yếu vẫn là sức đề kháng của trẻ còn non yếu, chỉ cần một tác động nhỏ của môi trường bên ngoài cũng đủ khiến trẻ bị dị ứng, nổi mẩn đỏ trên mặt.
Hầu hết tình trạng nổi mẩn đỏ trên mặt trẻ sơ sinh đều là lành tính, chúng sẽ tự thuyên giảm sau một thời gian ngắn và không gây hại đến sức khỏe của trẻ.
Một số trường hợp trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt là biểu hiện của bệnh lý viêm da cơ địa thì cha mẹ phải nắm rõ nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh để có phương pháp xử lý kịp thời.
Các nguyên nhân gây bệnh nổi mẩn đỏ trên mặt trẻ sơ sinh có thể là:
Mụn sữa (mụn trứng cá)
Theo thống kê của bộ Y Tế có khoảng 20% trẻ sơ sinh bị mọc mụn sữa (mụn trứng cá). Mụn này thường xuất hiện khi trẻ được 2-3 tuần tuổi.
Biểu hiện của mụn sữa là nổi các mụn đỏ, mụn đầu trắng mọc tập trung ở 2 bên má, cánh mũi và trán. Khi cơ thể nóng lên thì vùng da nổi mụn càng trở nên tấy đỏ hơn.
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên mặt có thể là do bị mụn sữa (mụn trứng cá)
Ban đỏ nhiễm độc
Ban đỏ nhiễm độc thường xuất hiện trên mặt trẻ sơ sinh và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tình trạng này sẽ xuất hiện trong vài giờ hoặc vài ngày sau sinh rồi từ từ biến mất sau khoảng 2 tuần mà không để lại dấu vết gì trên da.
Triệu chứng của ban đỏ nhiễm độc là các nốt mẩn đỏ chứa mũ có kích thước nhỏ, tập trung chủ yếu ở mặt, đùi và cánh tay.
Viêm da tiết bã (Cứt trâu)
Viêm da tiết bã cứt trâu xuất hiện phổ biến ở trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tháng tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn nấm Malassezia Furfur gây ra. Loại vi khuẩn nấm này có xu hướng phát triển mạnh ở vùng da tiết nhiều bã nhờ như: da đầu, mặt, bẹn, cổ.
Triệu chứng: Vùng da mặt xuất hiện những nốt mẩn đỏ nhỏ, có vảy bong, nhớt dính.
Chàm thể tạng
Chàm thể tạng là một dạng của bệnh chàm Eczema. Bệnh thường gặp ở trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi, đặc biệt là trẻ em có thân hình mập mạp.
Biểu hiện của chàm thể tạng là nổi mụn nước và mẩn đỏ ở 2 bên má, trán và xung quanh miệng. Sau khi mụn nước vỡ ra gây viêm loét, ngứa ngáy khiến trẻ vô cùng khó chịu, bứt rứt.
Rôm sảy
Rôm sảy cũng là một nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt. Tình trạng này thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi thời tiết nắng nóng, da trẻ tiết mồ hôi quá nhiều, làm bít tắc lỗ chân lông, gây tình trạng mẩn ngứa khó chịu.
Biểu hiện của rôm sảy là vùng da xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ hoặc hồng nhạt li ti, mọc dày đặc và dần lan rộng đến các vùng khác trên cơ thể.
Dị ứng thời tiết
Thời tiết thay đổi thất thường khiến là làn da của trẻ dễ bị kích ứng và phản ứng quá mức, đặc biệt là vùng da ở mặt, tay, chân.
Trẻ bị dị ứng thời tiết sẽ có triệu chứng như: Da mặt nổi mẩn đỏ, khô ráp, ngứa ngáy. Trường hợp nặng hơn còn đi kèm triệu chứng chảy nước mũi, ho, mắt đỏ.
Nổi mẩn đỏ trên mặt do côn trùng đốt
Khi bị các côn trùng đốt như: ong, muỗi, kiến, rệp, bò cạp,…cũng khiến da trẻ bị mẩn đỏ, đau nhức, sưng phù, nổi cả mụn nước.
Dị ứng với các tác nhân bên ngoài
Các tác nhân bên ngoài như: phấn hoa, khói bụi, lông vật nuôi, sữa bò, thuốc,…cũng có thể gây nổi mẩn đỏ ở mặt của trẻ sơ sinh. Khi da tiếp xúc với các nguyên nhân này sẽ gây sưng phù, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khiến trẻ khó chịu, quấy khóc.
Cho trẻ tiếp xúc với phấn hoa, lông động vật,...cũng dễ khiến trẻ bị dị ứng, nổi mẩn đỏ
2. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt
Việc chăm sóc trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Bố mẹ nên áp dụng cho con để bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm.
- Không cho trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi ô nhiễm bởi làn da của trẻ còn non yếu, dễ gây kích ứng da.
- Vệ sinh sạch sẽ làn da cho bé nhất là sau khi cho bé ăn. Tránh tình trạng sữa dính trên mặt trẻ, gây ngứa ngáy, khó chịu.
- Rửa mặt bằng nước mát, tránh dùng nước ấm trong thời gian dài để hạn chế tình trạng khô da.
- Trẻ sơ sinh không nên sử dụng những loại sữa tắm có chất tạo bọt. Mẹ chỉ nên cho trẻ tắm các loại thảo dược lành tính như: trà xanh, mướp đắng, chanh tươi.
- Mẹ không được tự ý mua các loại thuốc không rõ nguồn gốc để thoa cho bé hoặc dùng các loại kem bôi da của người lớn bởi các loại kem này thường chứa chất corticoid gây bào mòn da.
- Không được phép chà mạnh lên vùng da bị mẩn đỏ của trẻ. Không được tự ý nặn mụn nước cho trẻ khiến trẻ đau, nhiễm trùng.
- Sử dụng khăn rửa mặt, khăn tắm được làm từ chất liệu vải mềm mại để tránh làm tổn thương da.
- Chọn những bộ quần áo thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt cho trẻ.
- Vệ sinh sạch sẽ móng tay cho trẻ để tránh cào, cấu lên vùng da bị tổn thương, mẩn ngứa.
- Tăng cường cho trẻ bú để tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
- Không nên sử dụng biện pháp truyền miệng như đắp lá nhọ nội, giã các loại lá cây đắp lên vùng da bị tổn thương. Điều này không giúp được bệnh thuyên giảm hơn mà còn khó chữa hơn.
Tốt nhất khi thấy trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám và tìm ra nguyên nhân chính xác. Từ đó có biện pháp chữa trị kịp thời, giúp da bé khỏe mạnh, mịn màng hơn.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội