Những Điều Mẹ Nên Biết Về Bệnh Chàm Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh

Những Điều Mẹ Nên Biết Về Bệnh Chàm Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh

Chàm sữa là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh gây ra cảm giác khó chịu, ngứa rát trên da, khiến da trẻ dễ bị trầy xước, nhiễm trùng. Vậy nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ khi con trẻ bị mắc bệnh chàm sữa. Hôm nay, Mẹ Khỏe Con Thông Minh xin giới thiệu với các bạn toàn bộ kiến thức về bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh.

1. Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là bệnh lác sữa, viêm da cơ địa, eczema. Đây là bệnh viêm da mãn tính, không gây nhiễm nhưng dễ phát đi phát lại.

Bệnh chàm sữa thường xuất hiện ở trẻ, sau khi sinh được 6 tháng tuổi. Đến lúc 2-4 tuổi, chàm sữa sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nếu ở độ tuổi này, trẻ vẫn chưa khỏi bệnh thì chắc chắn chàm sữa sẽ kéo dài và dễ phát triển thành chàm thể tạng.

chàm sữa ở trẻ sơ sinh, chàm sữa ở trẻ sơ sinh như thế nào, chàm sữa ở trẻ sơ sinh là gì, chàm sữa ở bé sơ sinh

Bệnh chàm sữa hay còn gọi là bệnh lác sữa, viêm da cơ địa

2. Nguyên ngân gây nên bệnh chàm sữa

Tính đến thời điểm này, y học vẫn chưa phát hiện được nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh chàm sữa ở bé sơ sinh. Tuy nhiên có một số nguyên nhân đã từng được ghi nhận đó là:

  • Trẻ sinh ra đã có cơ địa bị dị ứng.
  • Trẻ có nguy cơ mắc bệnh chàm sữa cao do cha mẹ có tiền sử bị mề đay, hen suyễn, dễ bị dị ứng da,…
  • Do chế độ ăn uống không hợp lý của mẹ làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa của con. Chẳng hạn: Mẹ ăn quá nhiều hải sản khiến sữa mẹ gặp vấn đề, cơ thể của con chưa kịp thích ứng đã dẫn đến tình trạng dị ứng da.
  • Các yếu tố từ bên ngoài như: thời tiết, lông động vật,…cũng là nguyên nhân gây nên bệnh chàm sữa ở trẻ em.

3. Biểu hiện nhận biết bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là những biểu hiện nhận biết bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh, mẹ nên tham khảo để có những biện pháp chữa trị kịp thời.

  • Bệnh chàm sữa thường xuất hiện khi trẻ được 6 tháng tuổi trở lên. Bệnh xuất hiện ở trên mặt, hai bên má rồi lây ra toàn thân, tay, chân,…
  • Thời gian đầu, chàm sữa chỉ là một nốt mẩn đỏ. Dần dần, phát triển thành mụn nước nhỏ li ti, gây nứt da và rịn nước. Sau đó thì đóng vảy, bong tróc vảy.
  • Tại những vùng da bị chàm sữa của con, khi chạm vào mẹ sẽ có cảm giác thô ráp, da khô và căng.
  • Ngoài ra, trẻ còn xuất hiện thêm các dấu hiệu về dị ứng mũi, hen suyễn.
  • Trẻ bị chàm sữa sẽ hay quấy khóc, bứt rứt, khó chịu, gãi liên tục. Nếu chẳng may, mụn nước vỡ ra mà không được vệ sinh tốt thì sẽ khiến vùng da dễ bị tổn thương, gây khó khăn trong điều trị. Đồng thời để lại sẹo làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ sau này.

chàm sữa ở trẻ sơ sinh, chàm sữa ở trẻ sơ sinh như thế nào, chàm sữa ở trẻ sơ sinh là gì, chàm sữa ở bé sơ sinh

Bệnh chàm sữa thường xuất hiện từ khi trẻ được 6 tháng tuổi trở lên

4. Cách chữa trị bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa là bệnh dễ tái phát, chỉ cần thời tiết thay đổi hoặc dị ứng thức ăn là có thể phát bệnh ngay. Do đó, mục đích chính của việc điều trị bệnh chàm sữa chính là bình thường hóa làn da, kéo dài thời gian lành bệnh để hạn chế bệnh tái phát. Bên cạnh đó, những trẻ đang bị chàm sữa cũng nên hạn chế tiếp xúc với các nguồn gây bệnh.

Trẻ bị chàm sữa cần được chăm sóc da đặc biệt với các sản phẩm đặc biệt. Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đưa ra những loại thuốc phù hợp với trẻ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc bôi cho trẻ hay sử dụng các bài thuốc dân gian. Điều này chỉ khiến bệnh chàm sữa của trẻ nặng hơn.

5. Biện pháp phòng ngừa bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Để hạn chế tối đa bệnh chàm sữa cho trẻ sơ sinh, mẹ cần chú ý đến môi trường sống, chế độ ăn và vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho trẻ.

  • Nhiệt độ phòng luôn giữ mức ổn định, không quá nóng/quá lạnh.
  • Môi trường sống của bé luôn sạch sẽ, thoáng khí.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giường đệm, chăn gối cho bé.
  • Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với chó mèo, khói bụi.
  • Phải giữ cơ thể bé khô thoáng, sạch sẽ cả ngày, tránh tình trạng đổ mồ hôi, ẩm ướt.
  • Thay tã lót, quần áo thường xuyên cho bé. Tránh lựa chọn những bộ quần áo làm từ chất liệu len, sợi tổng hợp khiến da trẻ bí bách, ngột ngạt.
  • Bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày cho trẻ để cung cấp độ ẩm cho da.
  • Tránh sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm có hóa chất tạo mùi, tạo bọt, dễ gây kích ứng da.
  • Trẻ cần được duy trì bú sữa mẹ lâu. Trong khoảng thời gian mới ăn dặm, trẻ không nên ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như: hải sản, trứng, thức ăn đã lên men,…

chàm sữa ở trẻ sơ sinh, chàm sữa ở trẻ sơ sinh như thế nào, chàm sữa ở trẻ sơ sinh là gì, chàm sữa ở bé sơ sinh

Trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh chàm sữa

6. Chế độ ăn của mẹ khi trẻ bị chàm sữa

Với những mẹ đang cho con bú cần kiêng những loại thực phẩm dưới đây để hạn chế những ảnh hưởng đến sữa mẹ, làm bệnh chàm sữa của con thêm nặng hơn.

  • Không ăn đồ tanh: Tôm, cua, cá có vị tanh, dễ gây dị ứng. Khi mẹ sử dụng các loại thực phẩm trên, chúng sẽ đi qua nguồn sữa mẹ, trẻ bú vào dễ gây kích thích chuỗi dị ứng.
  • Không ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo: Thịt mỡ, đồ chiên rán nhiều dầu có thể gây kích hoạt cơ địa dị ứng khiến chàm sữa dễ phát sinh thêm nốt.
  • Không ăn thực phẩm cay nóng: Ớt, tiêu đều là những gia vị kích thích tiêu hóa mạnh. Tuy nhiên, việc mẹ ăn quá nhiều đồ cay nóng sẽ khiến sữa mẹ bị nóng, làm trẻ ngứa ngáy, toát nhiều mồ hôi, gây hậu quả nghiêm trọng hơn cho bệnh chàm sữa.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức về bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Hy vọng với những thông tin sẽ giúp ích được cha mẹ trong cách chăm sóc con trẻ khi bị bệnh chàm sữa.

Nếu còn điều gì băn khoăn, thắc mắc, mẹ có thể liên hệ ngay với mekhoeconthongminh.com để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!