Lộ Diện Các Nguyên Nhân Khiến Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ không đơn thuần là dị ứng mà còn có nhiều nguyên nhân khác. Vì thế, các mẹ cần phải biết chính xác nguyên nhân để đưa ra phương pháp chữa trị kịp thời, hiệu quả.
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ, các bạn hãy cùng tham khảo để hỗ trợ và phòng ngừa cho bé nhé.
1. Vì sao trẻ sơ sinh dễ bị nổi mụn, nổi mẩn đỏ?
Chắc hẳn, các bạn đã từng nghe qua câu nói: “Trẻ em như búp trên cành”. Đây là câu nói thể hiện sức đề kháng của trẻ rất yếu, nhất là trẻ sơ sinh. Da bé dễ bị dị ứng với các tác nhân từ môi trường, thức ăn, thời tiết, khói bụi,…nên dễ bị mẩn đỏ.
Theo các bác sĩ, lên mụn, nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh là hiện tượng hết sức bình thường, các mẹ không phải lo lắng gì nhiều. Chỉ cần theo dõi bé thường xuyên để điều trị kịp thời và hiệu quả.
Làn da của trẻ rất mỏng manh, nhạy cảm nên bị kích ứng, mẩn đỏ da
2. Biểu hiện của trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên da
Phần lớn, trẻ bị nổi mẩn đỏ trên da đều không đáng lo ngại gì và chúng sẽ tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh, các mẹ cần phải xử lý càng sớm càng tốt.
Dưới đây là một số biểu hiện của triệu chứng nổi mẩn đỏ trên da, các mẹ cần theo dõi để xử lý kịp thời:
- Mụn nhỏ li ti màu đỏ mọc rải rác hoặc thành từng đám trên vùng da mặt, má, đầu hoặc toàn thân bé.
- Mụn xuất hiện ở một vùng da, sau đó lan rộng ra những vùng da bên cạnh rồi dần dần lan ra toàn thân.
- Da mụn xung quanh thường có màu đỏ.
- Các nốt mụn có thể có mủ xanh hoặc vàng nếu bị nhiễm khuẩn.
- Vùng da có mụn sẽ bị thô ráp, lở loét, chảy nước, đóng vảy. Khi cảm thấy khó chịu quá, trẻ sẽ đưa tay lên gãi, gây trầy xước hoặc thậm chí là nhiễm trùng da.
- Khi bị nổi mẩn đỏ trên da, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, hay quấy khóc, bỏ ăn, khó ngủ.
Biểu hiện của trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ là: mụn đỏ mọc li ti rải rác khắp mặt hoặc toàn thân
3. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên da. Trong đó, phổ biến nhất là các nguyên nhân sau:
Mụn sữa
Mụn sữa là tình trạng dễ gặp ở các bé mới sinh và trong khoảng 3 tuần đầu. Mụn sữa thường xuất hiện li ti ở mặt, cỗ, tay, chân và lưng. Hầu hết, mụn sữa không gây nguy hiểm cho trẻ và chúng sẽ tự hết sau 3 tháng mà không cần phải điều trị.
Ban đỏ
Đây là loại ban phổ biến ở trẻ, các nốt mụn ban thường có đường viền không xác định, hơi nổi trên bề mặt da của bé và đôi khí thấy những chấm trắng hoặc vàng ở giữa.
Ban đỏ cũng là biểu hiện sinh lý bình thường ở trẻ, không có nguyên nhân cụ thể và chúng tự hết sau một vài tuần mà không cần phải chữa trị. Các mẹ chỉ cần vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ cho bé.
Rôm sảy
Vào những ngày hè nóng nực, các tuyến dầu trên da của trẻ bị bít tắc, gây nên tình trạng rôm sảy. Theo đó, biểu hiện của rôm sảy là lên mụn, nổi mẩn đỏ thành từng mảng, nhất là vùng lưng, cổ, bẹn, đầu.
Khi trẻ gặp phải hiện tượng này, mẹ chỉ cần nới lỏng quần áo, mặc những bộ đồ thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt cho bé. Đồng thời, tắm rửa thường xuyên, giữa phòng luôn sạch sẽ, thoáng khí để rôm sảy biến mất
Dị ứng
Làn da của trẻ rất mỏng manh, yếu ớt nên khi tiếp xúc cới các chất gây dị ứng da như: phấn hoa, lông động vật, khói bụi, khói thuốc,…da của trẻ có thể bị mẩn đỏ, nổi mụn. Nếu không được xử lý kịp thời, chúng có thể nhanh chóng biến thành những vết lở loét, thậm chí gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Chàm sữa
Nhiều trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ là do dấu hiệu của bệnh chàm sữa. Đây là một bệnh lý viêm da mãn tính, chúng có thể xuất hiện do yếu tố di truyền, cơ địa hay mẹ dùng sữa tắm không thích hợp cho trẻ.
Bệnh chàm sữa thường khiến da bé bị tổn thương và nhiễm khuẩn. Vì thế, bạn cần phải chữa trị sớm cho trẻ, nếu không sẽ dẫn đến nguy cơ bị bội nhiễm, mãn tính cao.
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ có thể là do dị ứng, ban đỏ, mụn sữa hoặc rôm sảy,...
4. Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh có thể là ở một vài vị trí hoặc lan ra toàn thân. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này chỉ là phản ứng thông thường, trẻ không có biểu hiện gì khác thì không đáng lo ngại, chúng sẽ tự khỏi sau một vài tuần.
Còn nếu hiện tượng mẩn đỏ đi kèm với các triệu chứng như bé quấy khóc, chán ăn, sụt cân, viêm loét, nhiễm trùng,…thì khả năng cao là bé đang bị bệnh ngoài da. Bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời.
5. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ
Để giúp trẻ nhanh lành bệnh hơn, các mẹ cần tham khảo phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ dưới đây:
- Thay quần áo thường xuyên cho trẻ, mặc những bộ đồ rộng rãi, thoáng mát, có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
- Nếu mẹ đang trong thời gian cho con bú thì nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nước đậu đen,…để có tác dụng làm mát da, tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
- Sử dụng những loại sữa tắm phù hợp, không gây kích ứng da cho bé.
- Khi tắm cho bé, không được kỳ cọ quá kỹ ở những vùng da bị mụn, nổi mẩn đỏ vì da bé rất mỏng manh, nhạy cảm.
- Không được tự ý dùng tay nặn những vùng da bị mẩn đỏ vì chúng rất dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng, bội nhiễm.
- Không được thoa những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ lên da bé.
- Không được để trẻ gãi, cào lên những vùng da bị mẩn đỏ khiến da bị trầy xước, vi khuẩn dễ dàng tấn công.
Tóm lại, trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ có thể là do yếu tố sinh lý hoặc bệnh lý về da gây nên. Nếu trẻ không có biểu hiện gì khác thường, mẹ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ cho bé. Còn nếu bệnh không thuyên giảm, mẹ hãy cho trẻ đến các trung tâm da liễu, bệnh viện nhi để thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời.