Mẹo Hay Giải Cứu Bé Yêu Bị Hăm Cổ

Mẹo Hay Giải Cứu Bé Yêu Bị Hăm Cổ

Hăm cổ là triệu chứng hay gặp ở trẻ em sơ sinh. Tuy không quá nguy hiểm nhưng chúng lại gây ra nhiều phiền toái khó chịu cho bé nên mẹ cần phải có hướng điều trị sớm.

Trẻ sơ sinh bị hăm cổ phải làm sao? Khi trẻ bị hăm cổ, bố mẹ phải biết “cứu cánh” cho bé bằng những biện pháp dưới đây để bệnh nhanh khỏi, giúp bé vui chơi thoải mái.

1. Vì sao trẻ sơ sinh bị hăm cổ?

Vùng da ở cổ của trẻ sơ sinh rất dễ bị hăm. Nguyên nhân chủ yếu là do:

  • Vào những ngày hè nóng bức, vùng da nếp gấp ở cổ bé thường chảy mồ hôi nhiều. Đặc biệt, vùng da này cũng ít thông thoáng, khó vệ sinh hơn vùng da khác nên tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát sinh.
  • Bên cạnh đó, việc cho bé ăn uống cũng dễ khiến nước, sữa, thức ăn chảy xuống cổ. Nếu cha mẹ vệ sinh không kỹ sẽ khiến vùng da này bị ẩm ướt, bí khí, dẫn đến tình trạng hăm da.
  • Trẻ sơ sinh bị hăm cổ cũng có thể là do trẻ mặc quần áo quá chật, gây cọ xót với cổ khiến da bị mẩn đỏ, kích ứng với các thành phần hóa học có trong nước giặt, nước xả vải,…
  • Một số trường hợp trẻ bị hăm cổ là do tình trạng nhiễm nấm, gây nên những tổn thương trên da.

trẻ sơ sinh bị hăm cổ, trẻ sơ sinh bị hăm cổ phải làm sao, cách chữa trẻ sơ sinh bị hăm cổ, trẻ sơ sinh bị hâm cổ, trẻ sơ sinh bị hăm cổ nặng, trẻ sơ sinh bị hăm cô, trẻ sơ sinh bị hăm cổ bôi thuốc gì

Vùng cổ ít thông thoáng nên là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị hăm cổ

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị hăm cổ

Cha mẹ nên quan sát các biểu hiện của hăm cổ để điều trị kịp thời, hiệu quả, giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh hơn. Cụ thể các dấu hiệu của trẻ sơ sinh bị hăm cổ như sau:

  • Vùng da ở cổ bị ửng đỏ, xuất hiện các mụn nước li ti.
  • Ở giai đoạn nặng hơn, các vết đỏ lan rộng, mụn nước mưng mủ bên trong, khi vỡ gây lỡ loét, viêm nhiễm.
  • Trẻ ngứa ngáy, khó chịu, đau rát vùng cổ nên thường xuyên quấy khóc mỗi khi tắm rửa vệ sinh, thay quần áo.

trẻ sơ sinh bị hăm cổ, trẻ sơ sinh bị hăm cổ phải làm sao, cách chữa trẻ sơ sinh bị hăm cổ, trẻ sơ sinh bị hâm cổ, trẻ sơ sinh bị hăm cổ nặng, trẻ sơ sinh bị hăm cô, trẻ sơ sinh bị hăm cổ bôi thuốc gì

Vùng da cổ bị hăm thường xuất hiện các nốt mụn đỏ, mụn nước, li ti

3. Các biện pháp trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh

Sử dụng các loại lá tăm trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh

Tắm bằng nước lá là phương pháp trị hăm cổ an toàn, hiệu quả cho trẻ sơ sinh. Các mẹ có thể sử dụng nước lá tắm trầu không, chè xanhh, mướp đắng hay búp ổi non. Thành phần của các loại lá này có chứa chất kháng khuẩn tự nhiên nên giúp làm dịu da, mát da.

Để có một chậu nước lá tắm cho bé. Đầu tiên, mẹ phải chuẩn bị 1 nắm lá cần thiết, sau đó rửa thật sạch để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn bám trên bề mặt lá. Sau đó, cho tất cả nắm lá này vào một nồi nước, đun sôi, để nguội, lấy nước tắm cho bé.

Đối với những vết hăm cứng đầu, mẹ có thể giã nát vài lá trầu không, chè xanh, lá khế,…Lọc lấy phần nước cốt, thoa trực tiếp lên chỗ hăm. Đợi khoảng 5 – 10 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Với cách làm này, bạn chỉ cần thực hiện 2 – 3 lần/tuần là bệnh tình sẽ chấm dứt.

Lưu ý: Nếu các vết hăm cổ xuất hiện tình trạng lở loét, bong tróc thì mẹ không nên tắm bằng nước lá vì chúng có thể khiến bệnh tình nặng hơn.

trẻ sơ sinh bị hăm cổ, trẻ sơ sinh bị hăm cổ phải làm sao, cách chữa trẻ sơ sinh bị hăm cổ, trẻ sơ sinh bị hâm cổ, trẻ sơ sinh bị hăm cổ nặng, trẻ sơ sinh bị hăm cô, trẻ sơ sinh bị hăm cổ bôi thuốc gì

Khi trẻ bị hăm cổ, các bạn có thể tắm bằng nước lá trầu không cho bé

Sử dụng kem trị hăm cho trẻ sơ sinh

Sử dụng kem trị hăm là biện pháp đơn giản và phổ biến giúp bé cải thiện tình trạng hăm cổ. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay xuất hiện vô vàn các loại kem trị hăm, các mẹ cần lưu ý cẩn thận để lựa chọn được sản phẩm tốt cho bé.

  • Chọn kem trị hăm có thành phần an toàn, lành tính, chiết xuất từ thành phần tự nhiên.
  • Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Sản phẩm không chứa chất gây hại da.
  • Chất kem không gây nhờn, rít, bết dính da.
  • Sản phẩm được các chuyên gia da liễu khuyên dùng.

trẻ sơ sinh bị hăm cổ, trẻ sơ sinh bị hăm cổ phải làm sao, cách chữa trẻ sơ sinh bị hăm cổ, trẻ sơ sinh bị hâm cổ, trẻ sơ sinh bị hăm cổ nặng, trẻ sơ sinh bị hăm cô, trẻ sơ sinh bị hăm cổ bôi thuốc gì

Kem trị hăm là biện pháp đơn giản và phổ biến cải thiện tình trạng hăm cổ ở trẻ

4. Nguyên tắc chăm sóc trẻ sơ sinh bị hăm cổ

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị hăm cổ, các bạn phải nhớ 5 nguyên tắc sau để bệnh nhanh khỏi hơn.

  • Nguyên tắc 1: Vệ sinh vùng da cổ bị hăm 2 lần/ngày với nước ấm. Trong quá trình vệ sinh cổ, mẹ nên dùng 1 chiếc khăn cotton để nhẹ nhàng thấm khô da. Tuyệt đối không được cọ mạnh, khiến trẻ đau, gây kích ứng da.
  • Nguyên tắc 2: Sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hăm xong, bạn cần bôi 1 lớp mỏng kem chống hăm chuyên dụng cho bé để bảo vệ vùng da này.
  • Nguyên tắc 3: Sử dụng loại nước tắm dịu nhẹ, không có mùi thơm và có độ pH 5.5 cho bé.
  • Nguyên tắc 4: Khi giặt quần áo cho bé, các bạn tránh chọn những loại nước giặt có chứa chất tẩy rửa mạnh vì chúng có thể gây hại cho làn da mỏng manh của bé.
  • Nguyên tắc 5: Mồ hôi là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng hăm cổ ở trẻ sơ sinh. Vì thế, cha mẹ phải giữ cơ thể bé luôn được mát mẻ, sử dụng quần áo rộng rãi, thoáng mát. Khi cho bé hoặc ăn dặm xong phải chú ý đến thức ăn rơi vãi lên cổ và quần áo của bé. Nếu bé bị dính đồ ăn thì phải lau sạch ngay, tránh tình trạng ẩm ướt gây kích ứng da.

Trên đây là một số biện pháp cứu cánh trẻ sơ sinh bị hăm cổ. Các bạn có thể tham khảo để giúp bé nhanh lành bệnh hơn, tự do thoải mái vận động.

Chúc các bạn thành công!

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!