Mẹo Dân Gian Trị Hăm Háng Cho Trẻ Sơ Sinh Chỉ Sau 1 Đêm
Thời tiết nóng nực cộng với việc mặc tã thường xuyên sẽ khiến trẻ dễ bị hăm háng. Kết hợp việc nắm rõ nguyên nhân gây bệnh với cách trị hăm háng cho trẻ sơ sinh bằng mẹo dân gian sẽ giúp bạn giải quyết triệt để tình trạng này.
Hăm háng là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy không quá nguy hiểm nhưng chúng tạo ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ. Vậy nên, áp dụng cách trị hăm háng cho trẻ sơ sinh tại nhà là điều cần thiết giúp bé lấy lại làn da mềm mịn như thuở ban đầu.
1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị hăm háng
- Lựa chọn sai kích cỡ bỉm khiến da bé tiếp xúc với bỉm nhiều gây cọ xát mạnh.
- Chất liệu bỉm thô ráp, thấm hút kém.
- Mẹ không chịu thay bỉm chô bé, để nước tiểu hoặc phân bé đọng lại lâu quá, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển mạnh bên trong, gây nên tình trạng viêm nhiễm da.
- Da bé dễ bị dị ứng với chất làm bỉm hoặc chất làm thơm bỉm.
- Da bé mỏng manh, nhạy cảm nên dễ bị kích ứng.
- Sử dụng loại bột giặt chứa nhiều hóa chất hóa học hoặc giặt đồ chưa sạch cũng là nguyên nhân khiến da bé bị kích ứng.
- Vệ sinh cơ thể không đảm bảo, lạm dụng phấn rôm nhiều cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị hăm háng.
Nhìn chung, bệnh hăm háng ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm nhưng nó lại khiến trẻ khó ngủ, đau rát, khó chịu, quấy khóc không ngừng nghỉ, khiến trẻ bị sút cân. Vì thế, các bậc phụ huynh cần phát hiện và điều trị sớm cho trẻ, tránh để lâu gây nên nhiều vấn đề nguy hiểm.
Hăm háng là tình trạng da bị mẩn đó, ngứa rát, khó chịu
2. Cách trị hăm háng cho trẻ sơ sinh tại nhà
Cách xử lý đầu tiên khi trẻ bị hăm háng là tạm dừng dùng tã bỉm cho bé. Bởi nếu tiếp tục dùng tã bỉm, các vùng viêm nhiễm tiếp tục bị cọ sát, khiến bệnh trở nên nặng nề hơn. Ngoài ra, các bậc phụ huynh còn nên tiến hành vệ sinh sạch sẽ cho cơ thể, nhất là vùng da bị tổn thương do hăm háng, tránh để vi khuẩn lây lan sang vị trí khác.
Tùy vào mức độ hăm háng của bé để bố mẹ quyết định có nên đưa trẻ đến bệnh viện không. Ngoài ra mẹ có thể áp dụng các cách trị hăm háng cho trẻ sơ sinh tại nhà dưới đây để nhanh chóng chấm dứt bệnh tình.
Cách trị hăm háng bằng dầu dừa
Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn nên chúng có công dụng cực tốt trong việc điều trị bệnh hăm háng ở trẻ em, ngăn chặn sự sản sinh và lây lan của vi khuẩn.
Cách trị hăm háng cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa
Chuẩn bị:
- Dầu dầu và khăn xô sạch
Cách thực hiện:
- Bước 1: Mẹ cởi bỏ tã của con ra và rửa tay sạch sẽ với xà phòng.
- Bước 2: Dùng 1 chiếc khăn xô sạch rửa nhẹ nhàng lên phần mông, bẹn và bộ phận sinh dục cho con. Tiếp tục, dùng 1 chiếc khăn xô khác, thấm khô nước cho con.
- Bước 3: Đặt 1 tấm giấy chống thấm nước lên giường rồi đặt bé nằm lên trên.
- Bước 4: Mẹ rửa sạch tay với xà phòng diệt khuẩn một lần nữa để chắc chắn tay mẹ ít vi trùng nhất khi tiếp xúc với vùng da bị tổn thương của con.
- Bước 5: Đổ 1 ít dầu dừa ra tay rồi nhẹ nhàng thoa lên vùng da bị hăm háng của con.
- Bước 6: Massage da nhẹ nhàng để dầu dừa thẩm thấu sâu vào da.
- Bước 7: Giải phóng bỉm cho con, ít nhất là trong vòng 3 tiếng để con được thông thoáng nhất.
Cách trị hăm háng bằng lá trầu không
Lá trầu không được xem là loại thảo dược thiên nhiên, có tác dụng giảm đau, chống viêm, ngăn ngừa sự viêm nhiễm ở các vết thương ngoài da, đồng thời hỗ trợ lên da non, làm lành vết thương nhanh hơn. Vì thế, lá trầu không cũng là loại nguyên liệu dược sử dụng nhiều để trị hăm háng cho trẻ sơ sinh.
Cách trị hăm háng cho trẻ sơ sinh bằng trầu không
Chuẩn bị:
- 200g lá trầu không
- 1 lít nước lọc
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lá trầu không rửa sạch, để ráo nước.
- Bước 2: Đun 1 lít nước sôi rồi cho lá trầu không vào đun cùng để lấy phần nước cốt trị hăm háng cho con.
- Bước 3: Khi nước sôi được khoảng 10 phút thì tắt bếp, để nước nguội bớt rồi dùng nước này lau rửa lên vùng da bị hăm háng của con.
- Bước 4: Dùng khăn bông mềm, thấm khô nước trên da rồi mặc quần áo thông thoáng cho bé.
Cách trị hăm háng cho trẻ sơ sinh bằng lá khế
Theo Đông Y, lá khế có tính lạnh, vị chát, có công dụng tốt trong việc giải độc, tiêu viêm, giảm ngứa, sát trùng, có khả năng làm mất các mẩn đỏ trên da hay các triệu chứng lở loét, sưng mủ nên trị hăm háng hiệu quả.
Cách trị hăm háng cho trẻ sơ sinh bằng lá khế
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá khế
- 1 ít nước sôi để nguội
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá khế rồi vẩy đi vẩy lại cho ráo nước.
- Bước 2: Cho lá khế vào cối, dùng chày giã nát rồi cho thêm một chút muối hạt vào giã tiếp.
- Bước 3: Thêm 150 – 200ml nước sôi để nguội vào rồi trộn đều với phần lá khế vừa giã.
- Bước 4: Dùng khăn xô sạch, thấm nước lá khế vào vùng da bị hăm đỏ của con.
- Bước 5: Không lau qua phần hăm háng của con mà cứ để yên đố rồi mặc quần áo thoáng mát cho con.
Cách trị hăm háng bằng lá trà xanh
Chất polyphenol và flavonoid có trong lá trà xanh có công dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa các triệu chứng nhiễm trùng da. Lyzozym hoạt động như một chất sát trùng tự nhiên nên loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn bám trên da, hỗ trợ điều trị bệnh hăm tã hiệu quả.
Cách trị hăm háng cho trẻ sơ sinh bằng lá trà xanh
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá trà xanh (Bạn nên chọn búp trà xanh hoặc lá non tươi)
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lá trà xanh khi mua về, bạn nên sửa sạch, ngâm trong nước muối loãng để loại bỏ hoàn toàn tạp chất.
- Bước 2: Đun sôi trà xanh với 1 lít nước trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp.
- Bước 3: Đợi nước nguội bớt rồi mẹ lấy nước trà xanh này tắm rửa cho bé. Chú ý massage kỹ vùng da bị hăm.
- Bước 4: Dùng khăn bông mềm, lau lại người cho bé và mặc quần áo khô thoáng.
3. Một số lưu ý khi trị hăm háng cho bé tại nhà
Khi trị hăm háng cho bé tại nhà, các bạn cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo việc chữa hăm háng đạt hiệu quả và an toàn nhất cho con.
- Vệ sinh sạch sẽ cho bé trước khi áp dụng các cách trị hăm háng cho trẻ sơ sinh tại nhà.
- Mẹ chỉ cần vệ sinh bằng nước ấm cho bé hoặc có thể cho thêm một vài giọt tinh dầu để làm tăng khả năng kháng khuẩn chứ không nhất thiết phải sử dụng xà phòng hay sữa tắm.
- Sau khi rửa xong nên lau khô người cho bé bằng khăn bông mềm.
- Mẹ tạm thời ngưng mặc tã cho bé để các tổn thương lành lại hẳn.
- Không dùng khăn thơm hoặc khăn ướt để lau vùng da bị hăm của bé vì thành phần bên trong của nó có thể chứa cồn hoặc propylene glycon có thể gây kích ứng da.
- Không sử dụng phấn rôm trong quá trình điều trị vì khiến làn da của bé nhạy cảm hơn, làm chậm quá trình chữa bệnh.
4. Biện pháp phòng tránh tình trạng hăm háng cho trẻ sơ sinh
- Hạn chế mặc bỉm tã quá nhiều, hãy để bé được “thả rông” để bé được thoải mái và thông thoáng vùng bẹn và mông hơn.
- Thay tã thường xuyên cho bé để hạn chế tình trạng nước tiểu, phân đọng lại quá lâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Rửa sạch mông, bẹn bằng nước ấm cho bé khi bé vừa đi vệ sinh xong.
- Sử dụng loại bỉm chất lượng, có độ thấm hút và thông thoáng tốt để khiến trẻ ít bị hăm háng hơn.
- Dùng các loại khăn mềm để vệ sinh cho bé, hạn chế tình trạng kích ứng da.
- Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát, thấm hút tốt để tránh da bị kích ứng.
Trên đây là một số cách trị hăm háng cho trẻ sơ sinh tại nhà. Các bạn có thể tham khảo để chữa trị bệnh hăm háng cho con, từ đó giúp bé ăn ngon, ngủ ngon hơn, phát triển đều đều.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội