Trẻ Khó Ngủ Thiếu Chất Gì? Biện Pháp Cải Thiện Giấc Ngủ Nhanh Nhất Cho Trẻ

Trẻ Khó Ngủ Thiếu Chất Gì? Biện Pháp Cải Thiện Giấc Ngủ Nhanh Nhất Cho Trẻ

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của bé. Vì thế, khi trẻ bị thiếu ngủ, các bậc cha mẹ rất lo lắng sợ hãi, không biết nguyên nhân vì sao, trẻ khó ngủ thiếu chất gì không?

Thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó ngủ ở trẻ em như: thay đổi giấc ngủ, ngủ không đủ giấc, không quen ngủ xa mẹ hay thiếu hụt chất dinh dưỡng,…Trong đó, tình trạng thiếu chất là nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng khó ngủ cho trẻ. Vậy trẻ khó ngủ thiếu chất gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Trẻ khó ngủ thiếu chất gì?

1.1 Thiếu Magie

Magie là nguyên tố vi lượng giúp duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, magie còn đóng một vai trò quan trọng trong sự hoàn thiện chức năng não, đảm bảo hệ tim mạch luôn khỏe mạnh. Từ đó giữ tinh thần thư giãn, thoải mái hơn cho con người, dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị thiếu Magie:

  • Mất ngủ, khó ngủ
  • Trẻ lười chơi, uể oải hay buồn chán
  • Co giật mí mắt, chuột rút chân
  • Nhịp tim đập thất thường
  • Hay mắc các bệnh lý về da
  • Với trẻ lớn có thể bị đau nửa đầu, đau thắt lưng

Để bổ sung hàm lượng Magi echo bé,, mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm như: quả hạch, ngũ cốc, gạo lứt, rau bina, cá, thịt, thực phẩm từ sữa,…vào thực đơn hàng ngày cho bé.

1.2 Thiếu canxi

Thiếu canxi làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xương khớp, từ đó khiến trẻ gặp hiện tượng đau nhức xương khớp hay trằn trọc khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Biểu hiện của bé thiếu canxi:

  • Rụng tóc hình vành khăn
  • Chậm mọc răng
  • Còi xương
  • Hay bị chuột rút
  • Khó ngủ, ngủ không ngon

Khi bé có các biểu hiện trên, mẹ nên cho trẻ ăn thêm những thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua, ghẹ, sữa giàu canxi, đậu nhành, pho mát,…

bé khó ngủ thiếu chất gì, trẻ em khó ngủ thiếu chất gì, trẻ sơ sinh khó ngủ thiếu chất gì, trẻ khó ngủ thiếu chất gì, trẻ khó ngủ là thiếu chất gì

Thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua, ghẹ, sữa giàu canxi, đậu nhành, pho mát,...

1.3 Thiếu Protein

Protein có chứa rất nhiều loại acid amin – thành phần cơ bản cấu tạo nên các tế bào quan trọng của cơ thể. Đặc biệt, acid amin có vai trò hình thành chất truyền dẫn thần kinh hóa học trong não như: endorphin, GABA, serotonin. Từ đó, giữ tinh thần luôn được thoải mái, dễ chịu, dễ đi vào giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị thiếu protein:

  • Rụng tóc, móng tay có dải trắng hoặc đốm nâu ở phía trên
  • Khó ngủ, ngủ không ngon, hay bị giật mình
  • Trẻ phản ứng chậm, không nhanh nhạy, kém tập trung
  • Dễ bị gãy xương dù là va chạm nhẹ
  • Liên tục thèm ăn
  • Người uể oải, đau mỏi khớp

Để cải thiện tình trạng khó ngủ do thiếu protein cho bé, mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu protein vào khẩu phần ăn cho trẻ như: bông cải xạnh, hạnh nhân, yến mạch, trứng, thịt gà, thịt bò, sữa, cá,…

1.4 Thiếu vitamin B12

Thiếu vitamin B12 cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng khó ngủ ở trẻ. Khi thiếu hụt vitamin B12, trẻ còn dễ bị tiêu chảy kéo dài, viêm kết mạc, giác mạc, lười ăn, chậm phát triển

Biểu hiện của trẻ thiếu vitamin B12:

  • Khóe miệng loét, nứt nẻ
  • Bé nhạy cảm với ánh sáng, khó ngủ, mắt có vệt đỏ
  • Táo bón, kém ăn
  • Phản ứng chậm
  • Lưỡi và cổ họng sưng viêm

Với trẻ bị thiếu vitamin B12, mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm như: tim, gan động vật, cá, sữa, nấm, trứng, pho mát, thịt nạc,…vào các bữa ăn hàng ngày cho bé.

1.5 Thiếu vitamin C

Mất ngủ cũng là biểu hiện của việc thiếu hụt vitamin C. Bởi vitamin C đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo collagen, protein nâng đỡ mạch máu, xưng, sụn, mô dưới da. Đồng thời tham gia vào quá trình chuyển hóa acid folic, làm tăng khả năng hấp thu sắt.

Biểu hiện thiếu vitamin C ở trẻ:

  • Da dễ bị bầm tím
  • Vết thương lâu lành
  • Dễ chảy máu chân răng, sún răng, vàng răng
  • Nướu sưng đỏ
  • Người mệt mỏi, uể oải, không có sức sống

Khi trẻ bị thiếu vitamin C, mẹ nên thêm các loại thực phẩm như: cam, chanh, bưởi, cà chua, dâu tây, kiwi, bông cải xanh, măng tây, khoai lang,…vào khẩu phần ăn của trẻ.

1.6 Thiếu vitamin D

Thiếu vitamin D là một nguyên nhân gây nên tình trạng ngủ không sâu hay giật mình ở trẻ, trẻ chậm biết đi, chậm mọc răng, tóc rụng, quấy khóc.

Biểu hiện trẻ thiếu vitamin D:

  • Khó ngủ, ngủ không ngon
  • Chậm mọc răng
  • Rụng tóc
  • Còi xương

Nhằm cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin D cho trẻ, mẹ nên cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng. Đồng thời bổ sung thêm các loại thực phẩm như trứng, sữa, cá,…vào bữa ăn hàng ngày cho trẻ.

bé khó ngủ thiếu chất gì, trẻ em khó ngủ thiếu chất gì, trẻ sơ sinh khó ngủ thiếu chất gì, trẻ khó ngủ thiếu chất gì, trẻ khó ngủ là thiếu chất gì

Thực phẩm giàu vitamin D như: cá, trứng, sữa, pho mát,...

1.7 Thiếu sắt

Khi nhắc đến tình trạng trẻ khó ngủ thiếu chất gì thì không thể bỏ chất sất. Sắt đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Thiếu hụt sắt dễ gây nên các vấn đề về não bộ khiến trẻ lo lắng, sợ hãi, mất ngủ, suy giảm nhận thức.

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị thiếu sắt:

  • Da xanh xao nhất là bàn tay, bàn chân
  • Trẻ chậm chạp, mệt mỏi, kém tập trung
  • Kết mạc mắt nhợt nhạt
  • Buồn ngủ, ngủ nhiều vào ban ngày
  • Khó thở hoa mắt
  • Rối loạn tiêu hóa, sút cân

Để bổ sung sắt vào cơ thể, mẹ cho trẻ uống các muối sắt và điều chỉnh chế độ ăn hợp lý bằng cách thêm các thực phẩm giàu sắt như: thịt gà, thịt bò, trứng, cá, súp lơ, đậu nành,…

1.8 Thiếu chất béo

Chất béo đóng nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể như: tăng hấp thu vitamin A, E và một số vitamin khác. Đặc biệt, chất béo omega 3 có vai trò quan trọng trong việc ổn định tâm trạng, cân bằng hormone, ổn định hoạt động của não. Vì thế, thiếu chất béo sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu, khó đi vào giấc ngủ ngon.

Biểu hiện của trẻ khi bị thiếu chất béo:

  • Hay đói bụng, thèm ăn
  • Tinh thần uể oải, chán nản
  • Da khô ráp, xỉn màu
  • Đau nhức xương khớp liên tục

Để cải thiện tình trạng thiếu chất béo cho trẻ, mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất béo cho trẻ như: thịt nạc, thịt mỡ, cá hồi, dầu cá, mỡ các động vật biển, váng sữa, phô mai, trứng gà, các loại hạt,…

1.9 Thiếu kẽm

Kẽm không chỉ có vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ tiêu hóa mà còn làm tăng hệ miễn dịch cơ thể, tăng cường giấc ngủ cho bé, nhất là bé hay thức đêm, quấy khóc.

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị thiếu kẽm:

  • Trẻ biếng ăn, ăn không ngon
  • Rụng tóc
  • Tiêu chảy kéo dài
  • Rối loạn tinh thần hay khóc nhè, nổi cáu
  • Ngủ không yên giấc
  • Trẻ chậm lớn, thấp còi, suy dinh dưỡng

Với trẻ 6 tháng, sữa mẹ là nguồn kẽm tốt nhất để cung cấp cho trẻ. Do đó, mẹ nên ăn các thực phẩm nhiều kẽm như: tôm đồng, lươn, thịt bò, gan, hàu, sữa,…để bé bú. Đối với trẻ trên 6 tháng thì nên bổ sung thêm các loại trái cây như: cam, chanh, quýt bưởi; thực phẩm: cua, hàu, ngũ cốc, hải sản,…

bé khó ngủ thiếu chất gì, trẻ em khó ngủ thiếu chất gì, trẻ sơ sinh khó ngủ thiếu chất gì, trẻ khó ngủ thiếu chất gì, trẻ khó ngủ là thiếu chất gì

Thực phẩm giàu kẽm như: thịt bò, tôm, cua, cá,...

2. Phương pháp cải thiện giấc ngủ cho trẻ

Để cải thiện chứng khó ngủ, ngủ không sâu giấc ở trẻ, mẹ có thể áp dụng các phương pháp dưới đây để giúp bé ngủ ngon hơn:

2.1 Xây dựng một chế độ ăn hợp lý

Đối với trẻ nhỏ, sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, từ 6 tháng trở lên, sữa mẹ không chứa hết được các dưỡng chất, do đó mẹ cần nắm trẻ khó ngủ là thiếu chất gì để bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi, sắt, magie, kẽm, vitamin cho trẻ.

Nếu trẻ lười ăn quá thì nên cho trẻ ăn từng ít một, chia thành nhiều bữa khác nhau, cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm, tránh lặp đi lặp lại một cách chế biến khiến trẻ chán ăn.

2.2 Tạo thói quen trước khi đi ngủ

Bố mẹ cần tạo cho trẻ một thời gian biểu hợp lý trước khi đi ngủ. Tập thói quen ngủ đúng giờ, đến giờ bé sẽ tự ngủ.

Không cho trẻ ngủ ngày quá nhiều làm ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.

Khi bé không chịu ngủ, thay vì la mắng, bố mẹ nên vỗ về, ru ngủ, đung đưa giúp trẻ được thả lỏng, dễ đi vào giấc ngủ sâu hơn.

2.3 Xây dựng không gian ngủ trong lành, mát mẻ

Với những trẻ khó ngủ, bố mẹ cần phải xây dựng không gian ngủ tốt hơn:

Giữ môi trường luôn trong lành, mát mẻ

Giữ yên tĩnh để trẻ ngủ ngon hơn

Tắt hết các thiết bị điện tử như: tivi, máy tính, điện thoại trước giờ đi ngủ của bé 2 tiếng.

Trí tưởng tượng của trẻ vô cùng phong phú. Do đó, mẹ cần nằm cạnh bé một lúc hoặc cho bé ôm thú bông để dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Trên đây là một số thông tin giúp mẹ nhận biết trẻ khó ngủ thiếu chất gì. Nếu bổ sung những dưỡng chất cần thiết mà tình trạng khó ngủ ở trẻ vẫn không suy giảm thì mẹ cần cho trẻ đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống thuốc hay sử dụng các loại thực phẩm chức năng chữa trị chứng mất ngủ ở trẻ nhé.

Chúc các bạn nuôi con giỏi, dạy con ngoan!

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

 

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!