Lộ Diện 12 Nguyên Nhân Khiến Trẻ Em Bị Thâm Quầng Mắt
Trẻ em bị thâm quầng mắt không chỉ đơn thuần là biểu hiện của lối sống kém khoa học, tinh thần mệt mỏi, lo âu mà còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm, do đó ba mẹ không được chủ quan.
Dưới đây là 12 nguyên nhân chính gây nên tình trạng trẻ em bị thầm quâng mắt. Các bạn hãy tham khảo để tìm ra phương pháp chữa trị kịp thời, giúp bé lấy lại đôi mắt tươi sáng, rạng người.
1. Nguyên nhân khiến trẻ em bị thâm quầng mắt
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ em bị thâm quầng mắt. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến, bạn nên tham khảo:
Do chấn thương
Nếu ở mắt trẻ xuất hiện những vết thâm đen thì rất có thể bé bị va chạm với một vật cứng nào đó khiến mạch máu dưới da bị vỡ, gây nên hiện tượng mắt bị quầng thâm. Cha mẹ cần xem xét mức độ nặng nhẹ của bé để đưa bé đến bệnh viện kiểm tra.
Hấp thụ dinh dưỡng kém
Chế độ ăn uống không đa dạng, bé ăn nhiều nhưng chỉ ăn những món mình thích hoặc ăn quá nhanh cũng khiến dạ dày hấp thụ không hết các dưỡng chất. Từ đó, dẫn đến tình trạng thiếu chất. Và khi trẻ bị thiếu chất, da sẽ tím tái, xanh xao.
Ăn uống thiếu chất cũng là nguyên nhân khiến trẻ em bị thâm quầng mắt
Do căng thẳng mệt mỏi
Khi phải chịu nhiều áp lực căng thẳng của việc học hành, trẻ sẽ dễ bị thâm quầng mắt.
Trẻ bị suy thận
Thận yếu sẽ khiến mắt bị thiếu tinh khí, mất thần, xuất hiện nhiều quầng thâm.
Thiếu máu do thiếu sắt
Trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt, da sẽ xuất hiện nhiều vết thâm tím, rõ nhất là ở đôi mắt. Vì thế, nếu thấy trẻ có dấu hiệu bị thiếu máu do thiếu sắt, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám và kịp thời bổ sung sắt ngay.
Thiếu ngủ
Thiếu ngủ là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng trẻ em bị thâm quầng mắt. Theo đó, mẹ nên cho bé ngủ đúng giờ, đủ giấc, tối thiểu 9 giờ/ngày. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài thì mẹ nên xem lại chế độ ăn uống của trẻ và cho trẻ đi khám ngay để được tư vấn và điều trị sớm.
Do yếu tố di truyền
Nếu ông bà, cha mẹ có tiền sử bị thâm quầng mắt thì trẻ cũng có nguy cơ bị thâm quầng mắt cao. Do đó, mẹ cần bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé để cải thiện tình trạng bệnh.
Trẻ bị giun sán
Một số trẻ em bị thâm quầng mắt là do giun sán. Do đó, cha mẹ nên tẩy giun sán theo định kỳ cho trẻ.
Bênh gan
Nếu khuôn mặt của bé xuất hiện các vết quầng thâm màu nâu sẫm thì đây có thể là biểu hiện của bệnh gan mãn tính. Bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị ngay. Bên cạnh đó, kết hợp với chế độ ăn uống nhiều thịt, trứng, sữa và các thực phẩm được chế biến từ sữa.
Nếu khuôn mặt trẻ xuất hiện các vết quầng thâm màu nâu sẫm thì rất có thể bé đang bị bệnh gan mãn tính
Bệnh dạ dày mãn tính
Trên mắt trẻ mà xuất hiện các vết quầng thâm màu hơi sẫm, xanh dương nhạt với phạm vi rộng thì đây là biểu hiện của bệnh dạ dày mãn tính. Khi thấy trẻ xuất hiện các biểu hiện này, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và chuẩn đoán ngay.
Do dị ứng hoặc chàm eczema
Nếu trẻ bị dị ứng hoặc chàm eczema thì vùng da dưới mắt của trẻ sẽ xuất hiện các vết quầng thâm.
Do tác dụng phụ của một số loại thuốc
Một số loại thuốc điều trị bệnh cho bé có thể làm giãn nở mạnh máu khiến vùng da dưới mắt bị sẫm màu lại.
2. Các biện pháp phòng tránh thâm quầng mắt ở trẻ
Chế độ ăn uống đầy đủ chất
Chế độ ăn uống đầy đủ chất là biện pháp phòng ngừa và cải thiện tình trạng thâm quầng mắt tốt nhất cho trẻ. Vì thế, ba mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học hợp lý cho trẻ:
- Hãy cho trẻ uống từ 8 – 10 cốc nước mỗi ngày.
- Cần ngủ từ 9 – 10 tiếng mỗi đêm.
- Ăn nhiều hoa quả và rau tươi.
- Hạn chế ăn đồ ngọt và socola.
- Học tập và nghỉ ngơi điều độ.
Với trẻ nhỏ, cha mẹ không nên bắt trẻ học tập nhiều quá, hãy tập cho trẻ thói quen ăn uống nghỉ ngơi đúng giờ để trẻ không bị áp lực. Đồng thời không gây nhiều áp lực trong việc học tập, đôi khi những lời nói nhẹ nhàng, những cử chỉ ân cần lại giúp bé có động lực học tập tốt hơn.
Chế độ ăn uống hợp lý sẽ là biện pháp tốt nhất cải thiện tình trạng thâm quầng mắt ở trẻ
Đi chơi
Vào những ngày nghỉ, bạn có thể dẫn bé đi chơi như: đi công viên, xem phim, xem xiếc để giảm stress, căng thẳng, mệt mỏi.
Khám sức khỏe thường xuyên
Ba mẹ nên đưa con đi khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo rằng bé luôn được khỏe mạnh, phát triển bình thường.
3. Mẹo hay trị thâm quầng mắt cho bé tại nhà
Nếu trẻ em bị thâm quầng mắt do các yếu tố di truyền, va đập chấn thương hay mất ngủ thì cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp trị thâm quầng mắt cho bé tại nhà dưới đây:
- Cách 1: Đắp 1 viên đá nhỏ vào vùng hốc mắt của trẻ để làm giảm co bớt các mao mạch, hạn chế các vết thâm
- Cách 2: Sử dụng 2 lát dưa chuột mỏng để đắp lên mắt bé trước khi đi ngủ khoảng 15 phút rồi gỡ ra, lau sạch lại bằng nước ấm.
- Cách 3: Đặt 2 túi trà lọc ấm lên bầu mắt trẻ khoảng 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch để làm giảm căng thẳng vùng cơ mắt. Từ đó hạn chế các vết quầng thâm hình thành.
- Cách 4: Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho máu vào thực đơn của trẻ như: cải bó xôi, tôm, cá,…để cải thiện tình trạng thâm quầng mắt.
Trên đây là các nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ em bị thâm quầng mắt. Các bạn hãy theo dõi để kịp thời chữa trị cho con nhé.
Chúc các bé luôn khỏe mạnh.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội