Nguyên Nhân Khiến Trẻ Em Bị Ngứa Vùng Kín Vào Ban Đêm
Chăm sóc bé gái khó khăn hơn bé trai rất nhiều bởi cơ quan sinh dục của bé gái có cấu tạo phức tạp, nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng, trẻ dễ bị ngứa vùng kín, nhất là vào ban đêm.
Mẹ nào đang còn lúng túng trong việc chăm sóc trẻ em bị ngứa vùng kín vào ban đêm thì hãy cùng tham khảo bài viết sau để biết cách chăm sóc bé, giúp bệnh nhanh chóng khỏi nhé.
1. Biểu hiện của trẻ khi bị ngứa ngáy vùng kín
- Ngứa ngáy, khó chịu khiến trẻ em kêu khóc.
- Vùng kín tiết dịch màu xanh lá, màu nâu.
- Có mùi hôi khó chịu.
- Rối loại bài tiết như: tiểu dắt, tiểu buốt, đái dầm.
Khi bị ngứa vùng kín, trẻ em sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, gào khóc
2. Các nguyên nhân chính khiến trẻ em bị ngừa vùng kín vào ban đêm
Do dính môi nhỏ
Các bé gái từ 1 – 3 tuổi thường bị dính môi nhỏ hay môi nhỏ không tự tách ra được. Chỗ dính thường làm tắc nước tiểu khiến nước tiểu đọng lại bên trong âm đạo khi trẻ đi vệ sinh xong. Điều này khiến trẻ bị kích ứng, ngứa ngáy khó chịu hoặc viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo.
Triệu chứng:
- Viêm vùng da môi nhỏ và bị dính lại với nhau, che kín lỗ tiểu, lỗ âm đạo.
- Khi đi tiểu, nước tiểu chẽ ra thành các tia mà không thành dòng.
- Nhiễm trùng đường tiểu xảy ra ở khoảng 20 – 40% trẻ em bị dính môi nhỏ.
- Bệnh thường gặp ở bé gái dưới 3 tuổi.
Do mắc các dị vật âm đạo
Thực tế có rất nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị mắc giấy vệ sinh, bông gòn, dầu bút chì, nút cúc áo trong bộ phận sinh dục. Trường hợp này không chỉ khiến vùng kín của bé của ngứa ngáy, khó chịu mà còn gây đâu, khiến âm đạo tiết dịch. Nếu cha mẹ không phát hiện kịp thời sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng kín của trẻ, gây tổn thương đến các mô mềm xung quanh, nhất là màng trinh.
Vì thế, phụ huynh cần lắng nghe lời cao nói, nếu bé không diễn giải được thì cha mẹ sẽ rất khó nhận biết. Lúc này, nếu có nghi ngờ về điều gì bất thường xảy ra, cha mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện làm cách xét nghiệm chuẩn đoán hình ảnh, nội soi âm đậm để lấy dị vật ra. Sau đó bơm rửa âm đạo cho bé.
Triệu chứng:
- Gây chảy máu âm đạo.
- Dị vật phổ biến nhất dính vào âm đạo của bé gái là giấy vệ sinh.
- Bệnh thường gặp ở bé gái dưới 8 tuổi.
Các nguyên nhân chính khiến trẻ em bị ngừa vùng kín vào ban đêm
Do mắc các bệnh ngoài da
Một số bệnh ngoài da như: vẩy nến, hắc lào, eczema sẽ có biểu hiện ngứa dai dẳng, vùng da xung quanh âm đạo nổi nhiều ban đỏ, mụn nước li ti. Biểu hiện của bệnh này có thể là do vấn đề vệ sinh kém hoặc bé bị dị ứng với các hóa chất trong nước giặt, nước xả vải, nước tắm. Lúc này, mẹ phải hiểu rằng bộ phận sinh dục của bé gái rất phức tạp và vô cùng nhạy cảm bởi chưa có rào chắn sinh lý nào bảo vệ. Không phải cứ trưởng thành hoặc có quan hệ tình dục thì trẻ mới bị viêm nhiễm vùng kín. Ở độ tuổi nào cũng dễ dàng bị viêm nhiễm, nấm ngứa vùng kín, ngay cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Triệu chứng:
- Ngứa ngáy khó chịu vùng kín
- Da ở vùng kín mẩn đỏ, nổi các nốt mụn li ti.
Trẻ em bị ngứa vùng kín vào ban đêm là do giun kim
Tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo bị mắc giun kim là rất cao bởi do thói quen ngồi xổm, lê la dưới đất. Giun kim là một loại ký sinh trùng, ký sinh trong ruột già và hậu môn, đôi khi chúng còn di chuyển đến vùng âm đạo. Giun kim thường gây ngứa ngáy khó chịu đặc biệt là vào ban đêm. Trẻ nhỏ bị mắc giun kim thường là do rối loạn tiêu hóa, khi chui sang bộ phận sinh dục nữ gây ngứa âm đạo và đặc biệt bệnh dễ tái phát, tái đi tái lại nhiều lần.
Cách chuẩn đoán:
- Quan sát các nếp nhăn quanh hậu môn, phát hiện giun kim trắng ở rìa khuôn phân. Hoặc nhân viên y tế dán giấy bóng kính ẩn vào hậu môn vào buổi sáng sớm, sau đó dùng kín hiển vi để tìm trứng giun.
Triệu chứng:
- Bị ngứa trong khu vực hậu môn.
- Cách phòng tránh:
- Không cho trẻ ngồi lê la dưới đất
- Tránh mặc các loại quần mỏng và làm từ chất liệu nilon cho trẻ. Thay vào đó, ba mẹ nên chọn chất liệu vải thấm hút mồ hôi tốt.
Trẻ em bị ngứa vùng kín vào ban đêm có thể là do giun kim
3. Biện pháp phòng ngừa trẻ em bị ngứa vùng kín vào ban đêm
- Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ và lau khô vùng kín cho con trước khi mặc quần áo.
- Rửa từ trước sang hai bên, sau đó mới đến hậu môn để tránh lây truyền vi khuẩn ngược sang âm đạo.
- Không được để con ngâm mình trong chậu nước khá lâu.
- Đối với các bé còn mặc bỉm không được đóng bỉm quá chặt và phải thay bỉm cho bé thường xuyên từ 3 – 4 giờ đồng hồ.
- Sử dụng các loại sữa tắm gội được chiết xuất từ thành phần tự nhiên, không gây kích ứng cho trẻ. Riêng đối với trẻ sơ sinh không nhất thiết phải dùng sữa tắm cho con.
- Ngưng sử dụng các loại nước xả vải nên giặt tay và phơi ngoài trời nắng, tránh để quần áo qua đêm.
- Thay quần áo thường xuyên cho con.
- Tẩy giun định kỳ cho bé 6 tháng/lần để đề phòng tái nhiễm giun.
Khi trẻ em bị ngứa vùng kín vào ban đêm, ba mẹ không được tự ý mua thuốc bôi cho bé mà phải nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây ra. Từ đó có phương pháp xử lý kịp thời.
Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội