Top 5+ Loại Lá Tắm Tốt Cho Trẻ Bị Tay Chân Miệng, Mẹ Hãy Thử Ngay
Khi trẻ bị tay chân miệng, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, ba mẹ cũng nên sử dụng một số loại lá từ dân gian để tắm cho bé. Vậy trẻ bị tay chân miệng tắm lá gì?
Nếu bạn chưa biết trẻ bị tay chân miệng tắm lá gì thì hãy cùng tham khảo bài viết sau để chọn loại lá tắm tốt nhất giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.
1. Tay chân miệng là bệnh gì?
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus coxsackievirus gây ra. Bệnh dễ lây lan và có thể phát triển thành dịch.
Đối tượng chủ yếu mắc bệnh tay chân miệng là trẻ dưới 10 tuổi do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, người lớn cũng có thể mắc bệnh tay chân bệnh nếu trước đó chưa từng bị.
Bệnh tay chân miệng sẽ không nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh tiến triển nặng có thể gây ra các biến chứng như: viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi,…
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus coxsackievirus gây ra
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng
Khi mắc bệnh tay chân miệng, trẻ phải trải qua 3 thời kỳ: ủ bệnh, khởi phát, toàn phát. Mỗi giai đoạn sẽ có những triệu chứng và biểu hiện khác nhau.
Giai đoạn ủ bệnh
Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 3 – 6 ngày. Lúc này, người bệnh vẫn chưa có biểu hiện bất thường gì nên rất khó để phát hiện và điều trị. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, bệnh vẫn có khả năng lây lan cho người khác.
Giai đoạn khởi phát
Sau thời kỳ ủ bệnh, các triệu chứng đầu tiên của bệnh bắt đầu xuất hiện. Cụ thể là người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, sốt, đau họng, chán ăn. Bên cạnh đó, miệng bắt đầu tiết ra nhiều nước bọt hơn kèm theo những tổn thương đau rát ở răng và miệng. Một số trường hợp còn gặp phải triệu chứng tiêu chảy.
Giai đoạn toàn phát
Giai đoạn này bắt đầu sau thời kỳ khởi phát từ 1 – 2 ngày. Lúc này, trẻ bắt đầu có những biểu hiện sau:
- Nổi ban trên da: Các nốt ban bắt đầu xuất hiện ở ngón tay, lòng bàn tay, bàn chân, mông và đầu gối. Ban đầu, các nốt ban trên da có kích thước rất nhỏ, sau đó phát triển thành những bọng nước màu xám, hình bầu dục.
- Loét miệng: Các mụn phỏng nước mọc ở niêm mạc má, lợi và lưỡi gây viêm loét, đau miệng, khiến trẻ biếng ăn, bỏ bú.
Thông thường, bệnh tay chân miệng nhẹ thường khỏi sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, với những trường hợp bệnh nặng, trẻ còn gặp phải một số dấu hiệu như: sốt cao kèm co giật, chân tay run rẩy, thở khò khè, vã mồ hôi, tay chân lạnh,…Khi đó, ba mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
3. Trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì?
Bên cạnh việc tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, việc chăm sóc, tắm rửa, vệ sinh cho trẻ hàng ngày cũng khiến bệnh nhanh khỏi hơn. Vì thế, khi trẻ bị tay chân miệng, ba mẹ có thể sử dụng các loại lá tắm sau để tắm cho bé.
Lá chè xanh
Lá chè xanh có chứa chất kháng khuẩn nên có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng. Vì vậy, ba mẹ có thể đun nước lá chè xanh để tắm cho bé giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng do các nốt bọng nước vỡ ra.
Tắm lá chè xanh giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do các bọng nước vỡ ra
Lá rau sam
Lá rau sam chứa hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn có thể giúp các nốt bọng nước mau lành hơn, se miệng vết loét, ngăn ngừa nhiễm trùng. Do đó, ba mẹ có thể lấy lá rau sam, rửa sạch và đun sôi với nước để tắm cho trẻ bị tay chân miệng.
Hơn nữa, theo Đông Y, rau sam còn có tính mát, không độc, giàu vitamin C nên có thể xay làm nước uống rất tốt cho sức khỏe.
Lá nhọ nồi
Lá nhọ nồi có tính lạnh, không độc, có công dụng tiêu viêm, diệt khuẩn tốt nên thích hợp trong việc điều trị các bệnh ngoài da như: thủy đậu, tay chân miệng,…Ngoài việc đun nước tắm cho trẻ, mẹ cũng có thể xay hoặc giã nát lá nhọ nồi cho trẻ uống vừa giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn vừa chữa lành các vết phỏng bị vỡ.
Tắm lá nhọ nồi có công dụng tiêu viêm, diệt khuẩn cho trẻ bị tay chân miệng
Lá diếp cá
Tinh dầu có trong lá diếp cá có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu sưng tương đối tốt nên ba mẹ có thể dùng lá diếp cá để tắm hoặc xay nước uống cho trẻ bị tay chân miệng, giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
Lá chè vằng
Lá chè vằng không chỉ có tác dụng thanh nhiệt mà còn phòng ngừa mụn nhọt vô cùng hiệu quả. Vì thế, ba mẹ hãy sử dụng để đun nước tắm cho bé bị tay chân miệng, giúp vết thương nhanh lành.
Lá bạc hà
Trong lá bạc hà có chứa hoạt chất chống oxy hóa và chất chống viêm nên có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm hữu hiệu. Bên cạnh đó, một số loại vitamin và khoáng chất có trong lá bạc hà còn giúp giải nhiệt, thanh độc cơ thể. Do đó, ba mẹ hãy đem lá bạc hà đun sôi với nước để tắm hoặc cho trẻ bị tay chân miệng để uống giúp các vết bọng nước mau lành hơn, hạn chế tình trạng bị viêm nhiễm, mẩn ngứa.
Tắm bằng lá bạc hà giúp bọng nước mau lành hơn, hạn chế viêm nhiễm, mẩn ngứa
4. Hướng dẫn cách tắm cho trẻ bị tay chân miệng
Khi tắm cho trẻ bị tay chân miệng, mẹ cần phải thực hiện các thao tác nhẹ nhàng, tránh làm vỡ các nốt phỏng nước trên da để làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng. Các mẹ có thể tham khảo cách tắm cho trẻ bị tay chân miệng dưới đây:
- Tắm cho trẻ ở nơi kín gió, tránh gió lùa vào vì khiến trẻ dễ bị cảm lạnh và sốt cao hơn.
- Đóng cửa khi tắm cho trẻ để hạn chế gió lùa vào.
- Cho trẻ tắm bằng nước ấm, nhiệt độ không quá nóng cũng như không quá lạnh.
- Dùng 1 trong 5 loại nước lá tắm vừa kể trên để tắm cho bé.
- Dùng khăn bông mềm thấm nước lau rửa cơ thể nhẹ nhàng. Đối với trẻ lớn, mẹ có thể cho trẻ ngồi trong chậu hoặc bồn tắm rồi dội nước nhẹ nhàng lên cơ thể. Hạn chế đụng vào các vết phỏng nước trên da để tránh làm vỡ các nốt phỏng nước, gây trầy xước, nhiễm trùng da.
- Khi tắm xong, dùng khăn khô thật mềm để lau người cho trẻ. Tuyệt đối không được dùng khăn ẩm ướt để lau.
- Mặc quần áo mới, sạch sẽ cho bé. Nên chọn những bộ quần áo thoáng mát, mềm mịn, không quá thô cứng để hạn chế tổn thương trên da của trẻ.
Trẻ bị tay chân miệng nên tắm bằng nước lá để bệnh nhanh khỏi hơn
5. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Để bệnh nhanh khỏi hơn, khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng ba mẹ cần phải lưu ý một số điểm sau:
- Vệ sinh, tắm rửa hàng ngày cho bé. Đối với trẻ lớn nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý.
- Khi phát hiện trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng, ba mẹ cần cách ly cho trẻ để tránh lây lan cho người khác. Đồng thời, đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.
- Tuyệt đối không được chọc vỡ các bọng nước trên da để hạn chế tình trạng bị nhiễm trùng da.
- Rửa tay sạch trước, trong và sau khi tiếp xúc với trẻ.
- Tiệt trùng dụng cụ ăn uống, bình sữa của bé để hạn chế vi khuẩn phát triển.
- Lau nhà, ngâm đồ chơi, quần áo của trẻ bằng dung dịch khử trùng.
- Cắt móng tay hoặc đeo bao tay cho trẻ để hạn chế tình trạng trẻ cào xước gây tổn thương cho da.
- Đối với trẻ lớn cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn của trẻ.
- Nên cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung các loại thức ăn mềm, lỏng, nát như: cháo, súp.
- Đối với trẻ còn bú mẹ thì cần tăng số lần bú để bổ sung dinh dưỡng và kháng thể cho con.
Trên đây là những thông tin giải đáp trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì và một số lưu ý trong vấn đề chăm sóc trẻ. Việc tắm rửa, chăm sóc trẻ đúng cách trong thời gian mắc bệnh là điều vô cùng quan trọng, vì thế ba mẹ hãy lưu ý để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.
--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội