Tiết Lộ Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Tiểu Không Tự Chủ Sau Sinh
Tiểu không tự chủ là bệnh mang lại khá nhiều phiền toái cho mọi người. Vì thế, bạn cần phải tìm cách khắc phục và điều trị ngay.
Phụ nữ sau sinh là đối tượng dễ mắc bệnh tiểu không tự chủ nhất. Tuy nhiên, mọi người thường ngại ngần, xấu hổ nên giấu kín trong lòng. Thấu hiểu điều nay, mekhoeconthongminh.com xin chia sẻ với các bạn nguyên nhân và cách điều trị bệnh tiểu không tự chủ sau sinh.
1. Tiểu không tự chủ sau sinh là bệnh gì?
Sau khi sinh, nhiều chị em gặp phải tình trạng tiểu không tự chủ (hay còn gọi là tiểu sót). Theo y học, tiểu không tủ chủ là tình trạng rò rỉ nước tiểu hoặc phóng nước tiểu mà cơ thể không kiểm soát được. Nước tiểu nhiều khi chỉ rò ri ra vài giọt hoặc có thể là nhiều hơn khiến bàng quang rỗng hoàn toàn.
Theo thống kê của bộ y tế, có tới 30% phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 55 mắc phải triệu chứng tiểu không tự chủ, đây là độ tuổi đang trong giai đoạn sinh nở.
Thông thường, các dây thần kinh, dây chăng, cơ sàn chậu hoạt động cùng nhau, hỗ trợ bàng quan và giữ niệu đạo đóng lại để nước tiểu không bị rò rỉ quá nhiều. Tuy nhiên việc uống nhiều nước hoặc làm tổn thương các cơ quan này sẽ gây nên tình trạng rò rỉ nước tiểu.
Hiện tại, tình trạng tiểu không tự chủ rất phổ biến. Chúng không chỉ gặp ở phụ nữ sau sinh mà còn gặp phải ở người già, trẻ em dưới 5 tuổi. Tất cả đều không phải là dấu hiệu của bệnh lý nào cả mà do cơ thể có sự thay đổi.
Tuy nhiên, nói như vậy cũng không có nghĩa là tiểu tự chủ không cần phải chữa trị mà bạn cần phải khắc phục ngay từ đầu để bệnh không nghiêm trọng hơn khi về già.
Tiểu không tự chủ sau sinh là tình trạng nước tiểu rò rỉ ra bên ngoài mà cơ thể không kiểm soát được
2. Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ sau sinh
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tiểu không tự chủ sau sinh là do sức nâng đỡ của niệu đạo bị suy yếu, khả năng kiểm soát bàng quang bị rối loạn. Và thực tế, không chỉ đợi đến lức mới sinh cơ thể mới bị rò rỉ nước tiểu mà trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, phụ nữ mang thai cũng gặp phải hiện tượng tiểu són do sự chèn ép của thai nhi lên bàng quang.
Ngoài ra, khi sinh nở, các mô cơ bị giãn nở quá mức do sinh con to, sinh nhiều con,…làm ảnh hưởng đến xương chậu, các dây thần kinh kiểm soát bàng quang suy yếu khiến chị em khó kiểm soát trong việc tiểu tiện.
Đặc biệt, việc thực hiện kỹ thuật gây mê màng cứng cho phụ nữ sinh mổ cũng khiến vùng đáy chậu bị ảnh hưởng, chị em có thể không tự chủ được tình trạng tiểu tiện, tiểu són trong vòng 3 – 6 tháng.
Bên cạnh đó, cũng còn có một số nguyên nhân khác nữa như:
Viêm nhiễm trùng đường tiết niệu: Khi mắc các bệnh lý về niệu đạo, viêm bàng quang, người bệnh sẽ mắc phải chứng đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ.
Bệnh tiểu đường: Áp lực lên thận tăng làm cho lượng đường trong cơ thể tăng, khiến việc bài tiết bị kích thích gây tiểu nhiều lần và tiểu không kiểm soát.
Các bệnh lý về thần kinh như: rối loại thần kinh, xơ cứng tủy sống,…Bệnh cao huyết áp, táo bón mãn tính, suy thận, ung thư thận, u xơ, chấn thương cột sống,…cũng dẫn đến tình trạng tiểu không tự chủ.
Nguyên nhân chính của bệnh tiểu không tự chủ sau sinh là khả năng kiểm soát bàng quang bị rối loạn
3. Triệu chứng tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau sinh
- Mỗi khi thay đổi tư thế, vận động mạnh, ho, hắt hơi, cười lớn,….cơ thể đều phóng thích nước tiểu hoặc rò rỉ nước tiểu.
- Đi tiểu nhiều lần trong đêm.
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày, có cảm giác buồn đi tiểu nhưng đến lúc đi tiểu, lượng nước tiểu lại ra rất ít và vừa đi tiểu xong cơ thể lại cảm thấy buồn tiểu.
- Khi quan hệ bị són tiểu.
- Đau bụng dưới, vùng kín mỗi khi đi tiểu, thậm chí là tiểu ra máu.
- Đi tiểu cần phải rặn nhưng nhiều khi quần ướt mà cũng không biết.
Triệu chứng của tiểu không tự chủ sau sinh là đi tiểu nhiều lần, chỉ cần ho, vận động mạnh cũng rò rỉ nước tiểu
4. Cách điều trị bệnh tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau sinh
Tùy thuộc vào dạng bệnh, mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh để bác sĩ đưa ra các phương pháp điều trị hợp lý. Dưới đây là một số biện pháp nhằm khắc phục bệnh tiểu không tự chủ sau sinh, bạn có thể tham khảo:
Kiểm soát hành vi
- Luyện tập chức năng của bàng quang bằng cách cố nhịn tiểu trong 10 phút kể từ khi bạn có cảm giác buồn đi tiểu. Mục tiêu của hành vi này là kéo dài thời gian giữa các lần đi tiểu.
- Tiểu hai lượt trong cùng 1 lần để làm trống bàng quang, tránh tình trạng tiểu không tự chủ do giãn bàng quang.
- Quản lý thời điểm đi tiểu bằng cách chủ động đi tiểu sau 2 – 4 giờ, thay vì chờ đợi đến khi bàng quang phát “tín hiệu” đi tiểu.
- Kiểm soát chế độ ăn uống, hạn chế sử dụng các loại đồ uống chứa cồn, caffeine,…
- Hạn chế ăn những loại thức ăn dạng lỏng, giảm cân, thừa cân, tăng cường hoạt động của thể chất.
Luyện tập cơ sàn chậu
Người bệnh nên thực hiện các bài tập cho cơ sàn chậu như kegel để làm tăng độ bền của nhóm cơ kiểm soát tiểu tiện.
Dùng thiết bị hỗ trợ
Hiện tại, có thiết bị tên là pessary (vòng nâng) được đưa vào âm đạo, hỗ trợ vùng chậu và điều trị tiểu không kiểm soát do áp lực ở nữ giới. Vòng nâng hoạt động được thực hiện bằng cách nâng bàng quang và niệu đạo lên thông qua việc tác động lên âm đạo.
Các mẹo dân gian
Bạn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian như dùng câu bầu đất để ăn, uống bột màng mề gà hay bài thuốc chữa bệnh tiểu không tự chủ từ câu hoa hồng dại để cải thiện bệnh.
Trên đây là một số nguyên nhân và biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu không tự chủ sau sinh. Các bạn hãy tham khảo bệnh nhanh khỏi hơn, mang lại cuộc sống tự tin, thoải mái.