“Sữa Mẹ Khác” Cho Con Mình? Những Kiến Thức Bạn Cần Biết
Việc “mượn sữa mẹ” từ một người mẹ khác, qua hình thức bú trực tiếp hoặc lấy sữa của mẹ khác đã được vắt ra trữ đông cũng là một việc ngày càng được các ba mẹ tìm hiểu sâu về sữ mẹ nghĩ đền và thực hiện
Hiện nay, tầm quan trọng và chất lượng vượt trội của sữa mẹ trong việc bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ tăng trưởng hẹ cơ quan và trí não của con trẻ ngày càng được nhận biết và khẳng định, và vì vậy, rất nhiều ba mẹ đều có mong muốn và thực hành việc cho con bú sữa mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên, sẽ những hoàn cảnh đặc biệt nào đó, mà mong muốn và thực hành của chúng ta không được như ý. Việc “mượn sữa mẹ” từ một người mẹ khác, qua hình thức bú trực tiếp hoặc lấy sữa của mẹ khác đã được vắt ra trữ đông cũng là một việc ngày càng được các ba mẹ tìm hiểu sâu về sữ mẹ nghĩ đền và thực hiện. Tuy nhiên, cũng giống như bất kì chuyện gì khác trên đời, thực hành này có thể có những yếu điểm và nguy cơ mà chúng ta nên nhận biết để thận trọng lựa chọn và thực hành việc sử dụng nguồn “sữa mẹ” bên ngoài cho trẻ.
Những kiến thức cần biết khi sử dụng "sữa mẹ" khác
Những yếu điểm và nguy cơ khi bạn sử dụng nguồn "sữa mẹ" khác
Đầu tiên, chúng ta nên biết rằng, sữa mẹ là từ được dùng chỉ sữa từ chính mẹ của trẻ! Khi chúng ra nói đến sữa của người mẹ khác thì trong y khoa, người ta không dùng từ “sữa mẹ” nữa, mà gọi là “ human milk” hoặc “donor human milk” – có nghĩa là “sữa người” hoặc “sữa người cho”. Vì sao lại có sự khác biệt trong cách dùng từ thế này? Vì chúng ta nên nhớ rằng, sữa từ người không đơn thuần là một loại thức ăn, sữa từ người còn là một loại dịch cơ thể.
Vì là một loại dịch của cơ thể, cũng giống như các loại dịch khác của con người (như máu, nước mắt, nước bọt, tinh dịch…), sữa từ người cho xung chữa những nguy cơ đi kèm như nguy cư phơi nhiễm – tiếp xúc với các nguồn bệnh nhiễm trùng như HIV, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C, các vi khuẩn… cũng như các hóa chất không mong muốn trong máu từ các loại thuốc gây nghiện, hoặc một số loại thuốc kê toa đặc biệt, có thể xuất hiện trong sữa người cho, nếu người cho không được kiểm soát đúng mức.
Vì là một dạng thức ăn, sữa người cho cũng sẽ gánh những nguy cơ liên quan đến việc xử lý và đóng gói “sản phẩm”, lưu trữ, cũng như nguy cơ hư và nhiễm bẩn hoặc nhiễm độc “thức ăn” này.
Những lưu ý khi sử dụng "sữa mẹ khác"
Vì những nguy cơ này, tất cả các ngân hàng sữa người chính thống đều được khuyến cáo thực hiện hướng dẫn phòng ngừa và tầm sóat nguy cơ bằng cách thực hiện các bước sau:
- Tầm soát bệnh và các chất kích thích ở người cho sữa: làm các xét nghiệm về các bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C, giang mai, làm xét nghiệm tầm soát các hóa chất đặc biệt trong máu, nước tiểu.
- Bảo đảm người cho phải làm đúng qui trình vắt sữa, bỏ sữa vào bịch vô trùng, đảm bảo vệ sinh và sữa được cho phải được trữ đông tròng vòng một thời gian nhất định.
- Tiệt trùng sữa người cho: quá trình tiệt trùng bằng nhiệt này cũng thực hiện giống như quá trình tiệt trùng sữa bò vậy, và vì vậy, sẽ mất đi những giá trị về cung cấp miễn dịch, các enzymes… cho trẻ, so với sữa mẹ mà bé được bú trực tiếp.
- Lưu trữ thông tin của từng bịch sữa người cho, về thời gian lấy, đóng gói, từ ai, trữ thế nào, để khi có chuyện gì xảy ra còn biết lần ra đầu mối (giống như việc lưu trữ máu và sản phẩm của máu trong ngân hàng máu vậy).
- Đảm bảo việc lưu trữ đông sữa người cho ở điều kiên tối ưu nhất (có hướng dẫn rõ ràng) và cũng đảm bảo việc vận chuyển và rã đông sữa người để cho trẻ bú, nhằm phòng tránh nguy cơ nhiễm vi trùng vào sữa và nguy cơ hư sữa v.v…
Vì những lý do trên, việc thực hiện và duy trì một ngân hàng sữa người đúng nghĩa thật sự rất tốn kém thời gian, nhân lực, và nhất là tiền bạc. Vì vậy, các ngân hàng sữa mẹ chính thống từ các tổ chức y tế và các bệnh viện lớn ở các quốc gia, hiện nay, không phải dành cho những trẻ khỏe mạnh, sinh đủ tháng, mà ưu tiên cho những trẻ sinh non, hoặc cực non, cần phải nằm điều trị Hồi sức sơ sinh lâu dài. Một số trẻ nhỏ có các bệnh lý đặc biệt, thường rất hiếm gặp, nhưng có bằng chứng nghiên cứu cho thấy trẻ sẽ có thể có lợi qua việc cho trẻ bú sữa người, và lợi ích này, khi đặt lên bàn cân, thấy quan trọng hơn những nguy cơ tiềm tàng của sử dụng sữa người, thì mới có khuyến cáo sử dụng sữa người cho thông qua ngân hàng sữa.
Ngân hàng người đúng nghĩa là địa chỉ cho bạn tin tưởng
FDA – Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, gần đây đưa ra thông cáo về việc sử dụng sữa người cho con trẻ. Trong đó, FDA khuyến cáo không nên cho con bạn uống sữa người lấy trực tiếp từ những liên hệ trên Internet, vì có nguy cơ không đảm bảo tính an toàn cơ bản kể trên.
FDA khuyến cáo rằng, nếu bạn nghĩ đến việc cho con uống sữa từ nguồn ngoài, nên tham khảo ý kiến nhân viên y tế. Hiện nay, ở một số bệnh viện và cơ sở y tế có dịch vụ hỗ trợ hướng dẫn bú mẹ, bạn có thể tiemf hiểu thêm từ những nguồn này, để có thể sử dụng nguồn sữa mẹ trực tiếp một cách hiệu quả nhất. Còn nếu bạn vẫn có ý muốn cho con bú sữa người cho, nên chỉ sử dụng sữa từ người cho đã được tầm soát tốt, và có phương pháp xử lý sữa vắt ra đúng cách, để đảm bảo tính an toàn sử dụng cho con.
Vì vậy, khi quyết định việc cho con mình nhận sữa của một người khác, bạn nên chú ý đến những điểm vừa nêu. Việc bạn quen biết thân thiệt thân hay quen biết sơ sơ một người, việc bạn cảm thấy tính cách và hoàn cảnh của một người thế nào, việc bạn rất tin tưởng người đó hay không, việc người đó có cùng quan điểm về việc cho con bú sữa mẹ hay không, v.v… không thể dùng làm bằng chứng đánh giá việc sữa của người đó đảm bảo an toàn cho con bạn uống hay không đâu bạn nhé.
Nguồn tham khảo
- Use of Donor Human Milk; Science and research special topics; U.S Food and Drug Administration; July, 2015.
- Human milk banking Association of North America; Pauline Sakamoto; FDA website.
- Position statement: Human milk banking; Kim J.H Unger S; Canadian Pediatric Society, Nutrition amd Gastroenterology Committee, Paediatric Child Health; 15(9):595-598; 2010.
- Donor human milk banking in Australia – Issues and background paper, Australian Government Health channel; Australia, 2016