Mách Mẹ Cách Điều Trị Và Ngăn Ngừa Bệnh Sa Tử Cung Sau Sinh

Mách Mẹ Cách Điều Trị Và Ngăn Ngừa Bệnh Sa Tử Cung Sau Sinh

Sau sinh, mẹ phải đối diện với nhiều biến chứng hậu sản xảy ra. Trong đó, sa tử cung sau sinh là biến chứng thường gặp nhất, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Vì thế, bạn cần nắm rõ các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh.

Sa tử cung là hiện tượng hay gặp ở phụ nữ sau sinh. Tình trạng này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống hằng ngày của sản phụ nên chị em cần phải phát hiện và điều trị kịp thời nhé.

1. Sa tử cung sau sinh là gì?

Sa tử cung (hay còn gọi là sa dạ con, sa thành âm đạo) là tình trạng tử cung tụt xuống ống âm đạo, thậm chí là lộ hẳn ra bên ngoài âm đạo.

Sa tử cung là hiện tượng hay gặp ở phụ nữ sau sinh. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của sản phụ, khiến họ cảm thấy khó chịu, thậm chí còn làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong trường hợp bệnh nặng. Vì thế, chị em cần phát hiện và điều trị sớm.

sa tử cung sau sinh, sa tử cung sau sinh phải làm sao, sa tử cung sau sinh có quan hệ được không, sa tử cung sau sinh webtretho, sa tử cung sau sinh có tự khỏi không, sa tử cung sau sinh mổ, sa tử cung sau sinh là như thế nào

Sa tử cung sau sinh là là tình trạng tử cung tụt xuống ống âm đạo, thậm chí là lộ hẳn ra bên ngoài âm đạo

2. Các giai đoạn phát triển của bệnh sa tử cung sau sinh

Sa tử cung sau sinh được chia thành nhiều giai đoạn với sự tiến triển như sau:

  • Giai đoạn 0: Bệnh chưa có biểu hiện gì bất thường, các cơ quan ở vùng chậu vẫn hoạt động bình thường.
  • Giai đoạn 1: Cổ tử cung bắt đầu sa vào âm đạo.
  • Giai đoạn 2: Cổ tử cung bắt đầu lòi ra ngoài cửa âm đạo.
  • Giai đoạn 3: Toàn bộ cổ tử cung lộ hẳn ra ngoài âm đạo.

3. Nguyên nhân gây sa tử cung sau sinh

  • Mang thai đôi, đa thai hoặc kích thước thai nhi lớn khiến mẹ phải rặn nhiều khi sinh nên tử cung dễ bị sa xuống dưới.
  • Người thừa cân, béo phì sẽ gây áp lực cho cơ xương chậu.
  • Phụ nữ có quá trình sinh nở phức tạp.
  • Bệnh ho mãn tính gây tăng áp lực ổ bụng dẫn đến sa tử cung.
  • Người từng phẫu thuật lớn ở vùng xương chậu khiến các mô khung chậu bị suy yếu.
  • Thường xuyên nâng vác vật nặng không đúng cách.
  • Sau sinh chị em phải làm việc nhiều, lao động nặng.
  • Dị tật bẩm sinh ở tử cung như tử cung 2 buồng, cổ vào eo tử cung có kích thước bất thường,…
  • Sau sinh, sản phụ bị táo bón, rối loạn đại tiện, kéo dài,…

sa tử cung sau sinh, sa tử cung sau sinh phải làm sao, sa tử cung sau sinh có quan hệ được không, sa tử cung sau sinh webtretho, sa tử cung sau sinh có tự khỏi không, sa tử cung sau sinh mổ, sa tử cung sau sinh là như thế nào

Sa tử cung sau sinh có thể là do nhiều nguyên nhân, chị em không nên chủ quan

4. Dấu hiện nhận biết sa tử cung sau sinh

Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng dưới đây thì rất có thể bạn đang bị sư tử cung:

  • Gặp khó khăn khi đi tiểu, đi đại tiện.
  • Cảm thấy nặng nề ở vùng xương chậu.
  • Thấy có cục gì đó rơi ra từ âm đạo.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Chảy máu khi quan hệ.
  • Táo bón kéo dài.

5. Cách điều trị sa tử cung sau sinh

Sa tử cung sau sinh có thể điều trị bằng nhiều cách khác nhau, phẫu thuật hoặc không phẫu thuật.

Điều trị không phẫu thuật

Các bạn có thể áp dụng các cách dưới đây để cải thiện tình trạng sa tử cung sau sinh:

Tập thể dục sàn chậu: Đây là phương pháp điều trị duy nhất cần thiết trong những trường hợp sa tử cung nhẹ. Để thực hiện bài tập Kegel sàn chậu, đầu tiên hãy siết chặt các cơ vùng chậu của bạn như thể bạn đang cố gắng kìm hãm nước tiểu. Giữ chặt cơ trong vài giây rồi thả ra. Lặp lại động tác10 lần và thực hiện bài tập này ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào, trung bình khoảng 4 – 6 lần/ngày.

Tập vật lý trị liệu sàn chậu với máy tập sàn chậu chuyên sâu: Các phác đồ tập sàn chậu trên máy được cập nhật theo phác đồ hiện có trên thế giới, tập phản hồi sinh học, kích thích điện cơ với đầu dò trong âm đạo, đầu dò trong hậu môn hoặc miếng dán điện cơ quanh vùng hậu môn giúp điều trị chuyên biệt thể loại bệnh sàn chậu thuộc đường tiểu, đường sinh dục hay đường hậu môn.

Đặt vòng nâng tử cung (Pessary) trong âm đạo: Vòng nâng tử cung được đặt vào âm đạo là một thiết bị vừa vặn bên trong âm đạo của bạn để giữ tử cung ở đúng vị trí. Vòng nâng tử cung được sử dụng để điều trị bệnh ở mức độ trung bình đến nặng, có thể là một lựa chọn điều trị tạm thời hoặc vĩnh viễn tùy mức độ thích hợp, chấp nhận của từng người. Bác sĩ sẽ thăm khám sàn chậu kỹ lưỡng để chỉ định loại vòng và kích thước vòng nâng phù hợp cho bạn, bạn sẽ học cách sử dụng (đặt vào, tháo ra và vệ sinh) để giúp giảm bớt các triệu chứng của bạn.

Liệu pháp thay thế Estrogen: Liệu pháp thay thế estrogen có thể làm chậm sự suy yếu của các cơ vùng chậu và mô liên kết hỗ trợ tử cung. Tuy nhiên, liệu pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng nguy cơ đông máu, bệnh túi mật và ung thư vú.

Điều trị phẫu thuật

Cắt tử cung và sửa chữa sa cổ tử cung: Phương pháp này được áp dụng trong những trường hợp bệnh nặng, cắt toàn bộ tử cung hoặc cắt một phần tử cung nhưng không cắt cổ tử cung.. Bên cạnh đó, bất cứ phần nào của thành âm đạo, niệu đạo, bàng quang hoặc trực tràng đều có thể được phẫu thuật cùng một lúc. Cắt tử cung là một cuộc phẫu thuật lớn và cắt bỏ tử cung có nghĩa là không thể mang thai được nữa.

Treo tử cung qua nội soi ổ bụng, mở bụng hở hoặc ngả âm đạo: Phẫu thuật này được sử dụng để thực hiện treo tử cung, phục hồi sự nâng đỡ tử cung và cấu trúc của sàn chậu. Bác sĩ có thể sử dụng mảnh ghép tổng hợp không tan (tồn tại suốt đời sau khi đặt vào cơ thể) để thay thế các cấu trúc cân, mạc, dây chằng bị hư hại của chính bạn. Các phẫu thuật phục hồi sàn chậu kỹ thuật cao, tiên tiến này, hiện nay được ứng dụng rộng rãi trên khắp thế giới vì đây là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu và hiệu quả để điều trị sa cổ tử cung.

sa tử cung sau sinh, sa tử cung sau sinh phải làm sao, sa tử cung sau sinh có quan hệ được không, sa tử cung sau sinh webtretho, sa tử cung sau sinh có tự khỏi không, sa tử cung sau sinh mổ, sa tử cung sau sinh là như thế nào

Dựa vào tình hình cụ thể của bệnh để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị hợp lý

6. Biện pháp phòng ngừa sa tử cung sau sinh

Sa tử cung không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm, ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo nên cách tốt nhất là bạn nên phòng ngừa ngay từ đầu. Dưới đây là các biện pháp biện phòng sa tử cung sau sinh:

  • Sau sinh, chị em nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, không làm việc quá sức, lao động mạnh hay nâng vác các vật nặng.
  • Đi lại, vận động nhẹ nhàng để phục hồi sức khỏe nhanh hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón sau sinh để tránh áp lực lên vùng chậu.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe, ăn nhiều rau xanh, trái cây, bổ sung chất xơ để tiêu hóa dễ dàng hơn, hạn chế táo bón.
  • Uống nhiều nước để hỗ trợ tiêu hóa. Đồng thời tăng cường tiết sữa mẹ choc ho con bú.
  • Giữ ấm cho sản phụ, ngăn ngừa ho, cảm lạnh vì ho gây áp lực lên vùng chậu dẫn đến tình trạng sa tử cung.
  • Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh sa tử cung sau sinh. Hy vọng với những thông tin này, sản phụ sẽ biết cách ngăn ngừa, phát hiện và điều trị bệnh sớm để giảm thiểu tối đa mọi biến chứng gây ra.

Chúc mẹ sau sinh luôn khỏe.

--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!