Nước Tiểu Có Bọt Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh

Nước Tiểu Có Bọt Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh

Nước tiểu có bọt là bệnh gì? Nếu các bạn đang còn băn khoăn, thắc mắc, không biết nước tiểu có bọt là bệnh gì thì hãy tham khảo bài viết sau để hiểu hơn nhé.

Nước tiểu có bọt là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm, chị em không nên chủ quan, hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay để hạn chế những rủi ro không đáng có xảy ra.

1. Tại sao nước tiểu có bọt?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến nước tiểu có bọt, trong đó có cả yếu tố bệnh lý.

Do ảnh hưởng của nước rửa toilet

Một số loại nước rửa toilet khi sử dụng có thể phản ứng với nước tiểu của con người và tạo ra bọt. Đây là hiện tượng bình thường và không cảnh bảo bất cứ nguy hiểm nào cho sức khỏe.

Tuy nhiên, để cảm thấy yên tâm hơn, bạn ngưng sử dụng nước rửa toilet một thời gian để kiểm tra. Nếu nước tiểu không có bọt nữa thì khẳng định chắc chắn là do nước rửa toilet. Còn nếu vẫn còn xuất hiện bọt thì cần phải xem xét thêm các yếu tố nguy cơ khác.

Đi tiểu với lực mạnh

Khi bạn đi tiểu trong trạng thái bàng quang quá đầy, nước tiểu bắn ra với lực mạnh có thể gây ra bọt. Tuy nhiên, loại bọt này chỉ tồn tại trong vài phút, sau đó tự biến đi. Trường hợp này cũng không phải là dấu hiệu của bệnh lý.

Do cơ thể mất nước

Việc cơ thể mất nước cũng là nguyên nhân khiến nước tiểu xuất hiện bọt. Bởi lúc này, nước tiểu sẽ cô đặc và qua quá trình vận động sẽ hình thành nên các bọt khí. Bên cạnh đó, khi cơ thể mất nước, nước tiểu sẽ ngả đậm hơn và có mùi khai.

Trường hợp này, bạn nên bổ sung nước kịp thời. Mỗi ngày nên uống từ 1.5 – 2 lít nước/ngày và uống nhiều nước khi làm việc nặng hoặc vận động thể thao.

Do nhiều protein trong nước tiểu

Một trong những lý do quan trọng tiếp theo khiến nước tiểu nổi nhiều bọt là có sự hiện diện của protein trong nước tiểu (đạm niệu trạng protein quá mức có thể xảy ra nếu bạn bổ sung protein quá nhiều sau khi tập thể dục với cường độ cao hoặc có thể là dấu hiệu của bệnh lý về thận: hội chứng hư thận, viêm cầu thận cấp,…).

Do yếu tố bệnh lý

Người bị mắc các bệnh liên quan đến thận, tiểu đường, nhiễm trùng tiết niệu,…đều có triệu chứng nước tiểu có bọt. Để khẳng định chính xác điều này, bạn nên đến các bệnh viện để kiểm tra, chuẩn đoán ngay.

nước tiểu có bọt, nước tiểu có bọt là bệnh gì, nước tiểu có bọt lâu tan, nước tiểu có bọt khi mang thai, nước tiểu có bọt như xà phòng, nước tiểu có bọt trắng, nước tiểu có bọt như thế nào là bệnh, nước tiểu có bọt bong bóng là bị gì, nước tiểu có bọt không tan, nước tiểu có bọt bong bóng

Nước tiểu có bọt là do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả bệnh lý

2. Nước tiểu có bọt là bệnh gì?

Khi nước tiểu có bọt, rất có thể bạn đang mắc một số các bệnh lý sau:

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Đây là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước bọt có trong nước tiểu. Khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang, chúng sẽ tác động lên khu vực này, gây nên hiện tượng bọt khí.

Ngoài dấu hiệu nước tiểu có bọt, bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu còn có một số triệu chứng khác như: đau rát khi đi tiểu, tiểu ra mát,…Vì thế, nếu muốn xác định chính xác, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám.

Mắc các bệnh lý liên quan đến thận

Thận là cơ quan mang chức năng lọc máu để sản xuất cũng như đào thải nước tiểu ra ngoài cơ thể. Chính vì thế, khi gặp bất cứ bệnh lý nào liên quan đến thận như: nhiễm khuẩn thận, huyết áp cao, suy thận, sỏi thận,….thì nước tiểu đều có bọt.

Bệnh tiểu đường

Tiểu đường cũng là căn bệnh khiến nước tiểu có bọt nhiều hơn. Những bệnh nhân gặp phải tình trạng này đều có nhiều phân tử đường huyết trong cơ thể.

Trong khi đó, glucose là một phân tử có kích thước khác lớn, nếu đồng độ chất này trong máu quá cao thì thận sẽ dễ gặp phải trở ngại trong việc lọc chúng. Vì thế, bệnh tiểu đường là một yếu tố gián tiếp gây nên hiện tượng nổi bọt trong nước tiểu.

Ngoài ra, nước tiểu có bọt còn cảnh báo một số bệnh lý sau:

  • Bệnh về tim: Các bệnh về tim nhất là cao huyết áp sẽ gây ảnh tổn thương lớn cho thận, dẫn đến tình trạng nước tiểu có bọt xảy ra ở những người bị bệnh này.
  • Tiền sản giật: Nếu phụ nữ mang thai mà trong nước tiểu có nhiều bọt thì nguy cơ bị tiền sản giật cao.
  • Xuất tinh ngược dòng: Đây là hiện tượng tinh trùng len lỏi vào đường bàng quảng để chảy ra ngoài thông qua nước tiểu. Điều này trái với quy luật thông thường là đào thải từ niệu đạo. Lúc này, nếu đi tiểu sau khi quan hệ, lượng tinh trùng bị đào thải ra đi cùng với nước tiểu màu trắng, lợn cợn như có bọt.

nước tiểu có bọt, nước tiểu có bọt là bệnh gì, nước tiểu có bọt lâu tan, nước tiểu có bọt khi mang thai, nước tiểu có bọt như xà phòng, nước tiểu có bọt trắng, nước tiểu có bọt như thế nào là bệnh, nước tiểu có bọt bong bóng là bị gì, nước tiểu có bọt không tan, nước tiểu có bọt bong bóng

Nước tiểu có bọt có thể liên quan đến một số bệnh thận

3. Khi nào đi tiểu có bọt thì nên đi khám bác sĩ?

Đi tiểu có bọt kèm theo các triệu chứng sau thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay:

  • Nước tiểu có bọt liên tục trong nhiều ngày.
  • Có hiện tượng phù tay, chân, mặt và cả vùng bụng.
  • Xuất hiện trạng thái chán ăn, mệt mỏi.
  • Có hiện tượng buồn nôn, nôn.
  • Có dấu hiệu mất ngủ trong nhiều ngày.
  • Đi tiểu bất thường, không kiểm soát.
  • Nước tiểu có màu đục, sẫm màu hơn bình thường, thậm chí là có màu.
  • Nam giới không có tinh dục hoặc cố gắng có con trong khoảng 1 năm mà vẫn không được.

nước tiểu có bọt, nước tiểu có bọt là bệnh gì, nước tiểu có bọt lâu tan, nước tiểu có bọt khi mang thai, nước tiểu có bọt như xà phòng, nước tiểu có bọt trắng, nước tiểu có bọt như thế nào là bệnh, nước tiểu có bọt bong bóng là bị gì, nước tiểu có bọt không tan, nước tiểu có bọt bong bóng

Nước tiểu có bọt kèm theo các triệu chứng phù nề thì phải đến gặp bác sĩ ngay

4. Cách điều trị nước tiểu có bọt

Tùy vào mỗi bệnh khác nhau mà có cách chữa trị nước tiểu có bọt khác nhau. Sau đây là một số gợi ý về cách điều trị nước tiểu có bọt.

Xây dựng lối sống lành mạnh

  • Xây dựng lối sống lành mạnh không chỉ giúp bạn cải thiện các bệnh lý gây nên tình trạng nước tiểu có bọt mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh hơn như:
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc lá, chất kích thích quá nhiều.
  • Thường xuyên vận động thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe.
  • Uống 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để hạn chế nguy cơ mắc các vấn đề về thận.
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ăn ít muối, đường, dầu mỡ.

Kiểm soát tốt lượng đường huyết

  • Với những người đang mắc các bệnh tiểu đường, huyết áp cao, nếu muốn thuyên giảm bệnh cũng như hạn chế tình trạng nước tiểu có bọt thì phải kiểm soát tốt lượng đường huyết để thận bớt bị tổn thương, làm việc quá sức.

Ổn định huyết áp

  • Người bị cao huyết áp cần theo dõi sát sao chế độ ăn uống và duy trì luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày. Bên cạnh đó, hạn chế dung nạp muối và protein trong các bữa ăn hàng ngày để giữ chỉ số này ổn định hơn.

Tóm lại, hiện tượng nước tiểu có bọt có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng. Vì thế, chúng ta không được chủ quan, hãy đến bệnh viện thăm khám ngay để hạn chế những rủi ro không đáng có xảy ra.

--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội 

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!