Nổi Mề Đay Sau Sinh Bao Lâu Thì Hết? Nổi Mề Đay Có Tự Khỏi Không?

Nổi Mề Đay Sau Sinh Bao Lâu Thì Hết? Nổi Mề Đay Có Tự Khỏi Không?

Nổi mề đay sau sinh là hiện tượng không quá nguy hiểm nhưng chúng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống khiến thai phụ có cảm thấy khó chịu, bứt rứt. Do đó, cần được chữa trị ngay.

Tình trạng nổi mề đay sau sinh ngày càng phổ biến ở nước ta. Vậy nguyên nhân từ đâu, nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

1. Nguyên nhân khiến sản phụ nổi mề đay sau sinh

Sau sinh, sức đề kháng của mẹ bị suy giảm trầm trọng. Điều này khiến cơ thể mẹ dễ mắc các bệnh về ngoài da hơn, đặc biệt là bệnh nổi mề đay. Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân chủ yếu khiến mẹ nổi mề đay là:

Do sự thay đổi nội tiết tố

Tình trạng rối loạn nội tiết tố sau sinh không chỉ làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của mẹ mà còn khiến mẹ dễ bị dị ứng với các loại thực phẩm gây nên hiện tượng mẩn ngứa, nổi mề đay.

Do ảnh hưởng của chế độ ăn uống

Một số mẹ sau khi sinh trở nên khá nhạy cảm với các loại thức ăn nên thường kiêng khem quá mức. Kết hợp với quá nhiều áp lực, căng thẳng, stress trong quá trình chăm con khiến cơ thể mẹ bị thiết hụt các chất dinh dưỡng. Điều này cũng gây nên hiện tượng nổi mề đay, mẩn đỏ, mẩn ngứa.

Do thiếu máu, rối loạn chức năng gan

Việc ăn uống kém điều độ, thiếu máu, mất ngủ, sử dụng thuốc sau khi sinh sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của gan khiến gan không thể đào thải hết các độc tố ra bên ngoài được, gây hình thành các mảng dị ứng da tạm thời ở sản phụ.

Dị ứng thuốc

Tình trạng dị ứng thuốc gây nổi mề đay thường gặp ở những thai phụ sinh mổ hơn. Bởi giai đoạn mới sinh, thai phụ sinh mổ phải dùng các loại thuốc như: giảm đau, chống viêm, huyết thanh,…gây ra các phản ứng nhất thời ngoài da.

Một số nguyên nhân khác

Sản phụ cũng có thể bị nổi mề đay đó dị ứng thời tiết, dị ứng phấn hoa, lông của một số loài động vật, côn trùng cắn,…

nổi mề đay sau sinh, nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết, nổi mề đay sau sinh mổ, cách chữa nổi mề đay sau sinh, ngứa nổi mề đay sau sinh, nguyên nhân nổi mề đay sau sinh, bị ngứa nổi mề đay sau khi sinh, cách trị nổi mề đay sau sinh, nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh, phụ nữ sau sinh nổi mề đay, nổi mề đay sau sinh kiêng ăn gì

Sau sinh sức đề kháng của mẹ bị suy yếu nên dễ bị mắc bệnh nổi mề đay

2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng nổi mề đay sau sinh

  • Da bị sẩn phù: Dấu hiệu này xảy ra ở bất kể vùng da nào trên cơ thể, kích thước vùng da bị sẩn phù ở mỗi vị trí là khác nhau, chúng có thể giảm dần trong khoảng 24 giờ và có thể lan rộng ra nhiều vị trí khác nếu sản phụ tiếp tục gãi.
  • Phù mạch: Phù mạch xảy ra chủ yếu ở mí mắt, môi, bộ phận sinh dục. Đây có thể là phù mạch do mề đay thông thường hoặc phù Quincke gây sưng to cả vùng. Các bạn phải hết sức cẩn thận bởi phù mạch có thể gây nên hiện tượng khó thở, tụt huyết áp, sốc phản vệ,…
  • Ngứa ngáy, khó chịu: Hầu hết trường hợp nổi mề đay nào cũng đi kèm với hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu. Người bệnh càng gãi thì vùng da sẩn phù càng lan rộng và chúng xảy ra nhiều hơn vào ban đêm, khi người bệnh nóng bức đổ mồ hôi.

3. Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết?

Nổi mề đay sau sinh là bệnh ngoài da mạn tính nên các đợt bùng phát bệnh được tiến triển nhanh chóng và tái phát ngay trở lại khi có tác động nhỏ. Theo chia sẻ của lương y Đỗ Minh Tuấn (thầy thuốc tại trung tâm y học cổ truyền Đỗ Minh Đường) cho biết: Hiện tượng nổi mề đay sau sinh được chia làm 2 dạng: mề đay cấp tính và mề đay mạn tính. Nếu thai phụ có biểu hiện nổi mề đay kéo dài trên 6 tuần thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn nổi mề đay mạn tính.

Các sẩn ngứa của bệnh mề đay cấp tính sẽ tự biến mất trong vài giờ mà không phải sử dụng bất cứ biện pháp điều trị nào với điều kiện người bệnh không được đưa tay lên gãi, không được tác động lên da. Với trường hợp mạn tính nếu điều trị đúng cách, bệnh sẽ thuyên giảm trong vòng 1 – 2 tháng còn để càng lâu, khả năng dứt bệnh càng khó khăn hơn.

Thời gian nổi mề đay sau sinh ở mỗi thai phụ là khác nhau. Chúng còn phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh, mức độ lan rộng của các nốt mẩn ngứa, phương pháp điều trị và sinh hoạt. Nếu kết hợp điều độ giữa phương pháp điều trị bằng thuốc với chế độ ăn uống nghỉ ngơi khoa học, bệnh tình sẽ nhanh khỏi hơn.

nổi mề đay sau sinh, nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết, nổi mề đay sau sinh mổ, cách chữa nổi mề đay sau sinh, ngứa nổi mề đay sau sinh, nguyên nhân nổi mề đay sau sinh, bị ngứa nổi mề đay sau khi sinh, cách trị nổi mề đay sau sinh, nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh, phụ nữ sau sinh nổi mề đay, nổi mề đay sau sinh kiêng ăn gì

Nếu chữa trị đúng cách kịp thời, nổi mề đay mạn tính sẽ thuyên giảm trong vòng 1 - 2 tháng

4. Nổi mề đay sau sinh có thể tự khỏi không?

Như đã đề cập ở trên, nổi mề đay sau sinh có thể tự khỏi nếu trong trường hợp bùng phát mạn tính. Tuy nhiên, chúng không được điều trị dứt điểm, bệnh ăn sâu vào máu thì rất khó chữa tận gốc. Và theo kết quả thực nghiệm, những sản phụ nào bị nổi mề đây trên 30 ngày (giai đoạn mạn tính) thì cần có nhiều thời gian hơn để điều trị và phục hồi so với mề đay cấp tính.

Mầm bệnh nổi mề đay không tự biến mất nếu không được điều trị phù hợp mà chúng có thể lan rộng tới những vùng da khác, gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Còn với những bệnh nhân bị nổi mề đay do di truyền thì khả năng tự khỏi thấp hơn, bệnh thường tái phát theo chu kỳ, mặc dù người bệnh đã áp dụng khá nhiều phương pháp điều trị khác nhau.

5. Gợi ý một số phương pháp dân gian trị mề đay cho phụ nữ sau sinh

Phương pháp điều trị nổi mề đay sau sinh bằng thuốc Tây chỉ mang lại hiệu quả tạm thời cho thai phụ mà còn chưa kể đến tình trạng mẹ không hợp thuốc, gây mất sữa, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa. Vì thế, sử dụng biện pháp dân gian để trị mề đay sau sinh là hiệu quả và an toàn nhất.

Uống trà thảo mộc

Phụ nữ sau khi sinh thường được khuyến khích sử dụng các loại trà thảo mộc để cải thiện chất lượng sữa, đào thải các độc tố ra bên ngoài cơ thể. Cụ thể các loại trà thảo mộc đó là: trà hoa cúc, chè vằng, trà atiso,…

Sử dụng cây kinh giới

Cây kinh giới có khả năng điều trị bệnh nổi mề đay cho phụ nữ sau sinh, các bạn chỉ cần đắp trực tiếp lên da hoặc dùng để ngâm rửa lên vùng da bị bệnh.

Dùng mướp đắng

Mướp đắng có công dụng tuyệt vời trong việc chữa mề đay sau sinh. Chúng có khả năng đào thải các độc tố ra bên ngoài, làm mát cơ thể và loại bỏ các tế bào mềm bệnh tích trữ bên ngoài da.

Cách thực hiện: Mướp đắng tươi rửa sạch, thái nhỏ, đun với nước sôi trong khoảng 10 phút. Sau đó thêm 1 chút muối hạt, đợi nước nguội bớt ngâm rửa vùng da bị nổi mề đây.

Dùng lá khế

Lá khế có khả năng đặc biệt trong việc điều trị các bệnh da liễu. Các tác dụng chính của lá khế là tán nhiệt độc, hỗ trợ tình trạng lở lớt, mẩn ngứa, ung nhọt. Để điều trị bệnh mề đay, sản phụ cầng dùng lá khế tươi đun sôi với 2 lít nước để tắm và ngâm rửa vùng da bị bệnh.

Trên đây là một số nguyên nhân và cách điều trị bệnh nổi mề đay sau sinh. Nếu gặp phải tình trạng nhẹ, bạn có thể áp dụng các biện pháp chữa trị bằng dân gian tại nhà. Còn nếu tình trạng bệnh nặng hơn thì nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị phù hợp nhé.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!