Nhiệt Miệng Nên Ăn Gì Để Vết Loét Nhanh Lành, Thảnh Thơi Ăn Uống?
Nhiệt miệng thực sự khiến chúng ta gặp nhiều phiền toái và mất cảm giác ăn uống vui vẻ. Vậy khi bị nhiệt miệng nên ăn gì để vết loét nhanh lành và giảm đau xót. Hãy cùng Mẹ Khỏe Con Thông Minh tìm hiểu nhé.
Nhiệt miệng nên ăn gì? Dưới đây là những loại thực phẩm mà người bị nhiệt miệng nên ăn và không nên ăn, bạn hãy tham khảo để bệnh nhanh khỏi nhé.
1. Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng (hay còn gọi là loét áp – tơ) là một vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu của bạn.
Các vết loét nhiệt miệng thường kéo dài từ 7 – 10 ngày và tự lành mà không để lại sẹo. Còn nếu nhiệt miệng kéo dài hơn 2 tuần thì các bạn cần phải đi khám bác sĩ.
Nhiệt miệng là một vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi
2. Nguyên nhân gây nhiệt miệng.
Hiện tại vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng nhiệt miệng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các yếu tố sau có thể dẫn đến nhiệt miệng:
- Do cơ thể bị thiếu nước, ăn quá nhiều đồ cay nóng.
- Thiếu hụt vitamin B, khoáng chất như sắt, kẽm,…
- Rối loạn nội tiết tố trong kỳ kinh nguyệt hoặc khi mang thai.
- Thường xuyên bị stress, căng thẳng, mệt mỏi.
- Chải răng sai cách gây tổn thương niêm mạc miệng.
- Vô tình cắn trúng má gây ra tổn thương và dần phát triển thành những vết lớt ở miệng.
- Nhiễm khuẩn ở khoang miệng.
- Mắc các bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm tủy răng,…hay những người đang trong quá trình niềng răng cũng dễ bị nhiệt miệng hơn bình thường.
3. Nhiệt miệng nên ăn gì?
Muốn ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng, làm giảm các triệu chứng của bệnh, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên chú ý trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Vậy bị nhiệt miệng nên ăn gì?
Rau củ trái cây tươi
Trong các bữa ăn hàng ngày, bạn nên bổ sung nhiều rau củ, trái cây tươi để cung cấp đầy đủ vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: kẽm, sắt,…giúp hạn chế những tổn thương ở niêm mạc miệng và nhanh chóng làm lành các vết loét nhiệt miệng hơn.
Trong đó, cà rốt là loại rau củ rất tốt cho người bị nhiệt miệng. Cà rốt chứa nhiều Beta-carotene giúp chữa nhiệt miệng nhanh hơn nên bạn có thể uống 1 ly nước ép cà rốt mỗi ngày hoặc ăn những món ăn chứa cà rốt.
Người bị nhiệt miệng nên bổ sung nhiều rau củ, trái cây tươi
Sữa chua
Sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Trong đó có lactobacillus acidophilus có khả năng kìm hãm các loại vi khuẩn có hại trong miệng, từ đó làm giảm viêm đau do loét miệng. Vậy nên, những bạn đang bị nhiệt miệng thì hãy ăn khoảng 225g sữa chua nguyên chất mỗi ngày để làm dịu các cơn đau buốt khi bị nhiệt miệng.
Sau khi chữa khỏi nhiệt miệng, bạn có thể duy trì ăn khoảng 60g sữa chua mỗi ngày để làm mát cơ thể, giúp hệ tiêu hóa được khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa nhiệt miệng.
Các loại thịt cá
Dù có bị nhiệt miệng hay không thì trong chế độ ăn uống hàng ngày vẫn cần có protein. Protein từ động vật là nguồn macro chính giúp bổ sung dinh dưỡng, tổng hợp vật liệu cần thiết cho quá trình làm lành các vết loét ở khoang miệng.
Tuy nhiên, khi bị nhiệt miệng, các bạn nên chọn nguồn protein từ cá, thịt ngan, thịt vịt vì chúng có tính mát, giúp hạ nhiệt cho miệng.
Thực phẩm giàu sắt
Sắt không chỉ là yếu tố quan trọng trong quá trình tạo máu cho cơ thể mà còn tham gia vào hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng. Từ đó hỗ trợ quá trình làm lành các vết loét nhiệt miệng. Vì thế, những người đang bị nhiệt miệng hãy tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt như: trứng, thịt gà, súp lơ xanh,…
Thực phẩm giàu sắt hỗ trợ quá trình làm lành các vết loét nhiệt miệng
Canh rau ngót
Rau ngót là loại rau có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, giúp các vết loét nhiệt miệng nhanh lành hơn nên các bạn hãy bổ sung những món ăn làm từ rau ngót vào thực đơn ăn uống của mình. Bạn có thể nấu canh rau ngót thịt băm vừa tốt cho tình trạng nhiệt miệng vừa đảm bảo cung cấp thêm protein cho cơ thể.
Các loại đậu
Các loại đậu như: đậu xanh, đậu đen đều chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, hỗ trợ giảm các triệu chứng nhiệt miệng rất tốt.
Các loại đậu chứa chứa nhiều chất dinh dưỡng, hỗ trợ giảm các triệu chứng nhiệt miệng rất tốt
4. Nhiệt miệng không nên ăn gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu nhiệt miệng nên ăn gì nhanh khỏi thì các bạn cũng cần phải biết nhiệt miệng không nên ăn gì để tránh tình trạng thêm trầm trọng hơn.
Đồ ăn cay nóng
Khi bị nhiệt miệng, vùng có vết loét rất dễ bị xót dù ở mức độ nhẹ. Các đồ ăn cay nóng khiến người bệnh bị đau và xót nhiều hơn. Không những vậy, chúng còn khiến các vết loét trở nên nặng hơn, cần có thời gian dài để phục hội.
Do đó, những món ăn dành cho người bị nhiệt miệng cần phải để nguội và tránh xa các loại gia vị như ớt, hạt tiêu.
Đồ chiên rán
Đồ chiên rán thường cứng và giòn, khi chúng ta ăn cần phải nhai kỹ và lâu. Việc nhai như vậy khiến thức ăn dễ va chạm vào vùng niêm mạc miệng. Sự va chạm này khiến các vết loét đau hơn, nặng nề hơn.
Vì thế, để các vết loét miệng nhanh lành hơn, các bạn cần phải tránh xa đồ chiên rán trong một thời gian.
Đồ chiên rán thường cứng và giòn nên người bị nhiệt miệng không nên ăn
Đồ ăn mặn
Những món ăn mặn chứa nhiều muối đều không tốt cho tất cả mọi người. Đặc biệt, những người bị nhiệt miệng, món ăn càng mặn càng làm cho người bệnh cảm thấy đau xót hơn, không muốn ăn nữa. Tuy nhiên, bạn cũng không nên kiêng muối tuyệt đối vì món ăn quá nhạt sẽ khiến bạn chán ăn, bỏ bữa, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Đồ ăn chua
Đồ ăn chua như các loại trái cây chưa chín, trái cây họ cam, quýt,…đểu chứa nhiều acid citric. Loại acid này vừa khiến vết loét lâu lành hơn vừa làm tổn thương lan rộng hơn, gây cảm giác đau xót cho người bệnh.
Đồ uống có gas hoặc cồn
Đồ uống có gas hoặc cồn không chỉ khiến vết thương chậm lành mà còn làm cho bệnh tiến triển nặng thêm. Không những thế, đồ uống như rượu, bia còn làm tăng cảm giác đau xót cho người bị nhiệt miệng.
Vì thế, bạn nên kiêng rượu bia, nước ngọt có gas trong thời gian bị nhiệt miệng nhé.
Đồ ăn chứa nhiều đường
Đồ ăn chứa nhiều đường luôn khiến người bị nhiệt miệng cảm thấy muốn ăn và ngon miệng hơn. Tuy nhiên, đường lại là thức ăn yêu thích của các loại vi khuẩn. Vì thế, ăn thức ăn quá ngọt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở tại khoang miệng. Từ đó, khiến những vết loét nhiệt miệng lâu lành hơn.
Đồ ăn chứa nhiều đường khiến vi khuẩn phát triển tại khoang miệng nên không tốt cho người bị nhiệt miệng
5. Các bài thuốc tự nhiên chữa nhiệt miệng
Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, các bạn có thể áp dụng thêm một số bài thuốc tự nhiên chữa nhiệt miệng dưới đây.
Tự pha nước súc miệng
Pha 1 muỗng cà phê baking soda, 2 muỗng nước ép nha đam với ½ ly nước ấm. Nhấp 1 ngụm nhỏ hỗn hợp này để súc miệng khoảng 15 giây rồi nhổ ra. Tiếp tục thực hiện cho đến khi hết nước súc miệng.
Kiên trì thực hiện 1 lần/ngày để nhiệt miệng nhanh khỏi hơn.
Chườm đá lạnh
Hãy sử dụng 1 viên đá nhỏ để ngậm, làm dịu đi vết loét trong miệng và giảm tình trạng sưng viêm. Cái lạnh của nước đá sẽ làm chậm lượng máu lên vết loét, từ đó làm giảm sưng tấy, đau rát.
Ngậm 1 viên đá sẽ làm chậm lượng máu lên vết loét, từ đó làm giảm sưng tấy, đau rát khi bị nhiệt miệng
Giấm táo
Pha giấm táo với nước ấm theo tỉ lệ 1:1 để súc miệng mỗi ngày. Thành phần của giấm táo chứa nhiều axit acetic, có tác dụng loại bỏ vi khuẩn. Đồng thời gia tăng các lợi khuẩn tự nhiên nên hỗ trợ chữa nhiệt miệng hiệu quả.
Trà đen
Sau khi uống trà đen, bạn có thể giữ lại túi lọc để chữa viêm loét nhiệt miệng. Cách thực hiện vô cùng đơn giản: Bạn chỉ cần dùng túi chè ướt đắp lên vết loét để giảm đau và giảm viêm.
Nước oxy già
Bạn có thể dùng 1 bông gòn sạch, thấm 1 ít dung dịch oxy già loãng (1/2 nước – ½ oxy già) vào vết nhiệt miệng. Sau khoảng 1 tiếng điều trị không nên ăn uống gì. Thực hiện sát khuẩn hàng ngày để có kết quả tốt nhất.
Nước oxy già có tác dụng sát khuẩn vết loét rất tốt cho người bị nhiệt miệng
6. Một số lưu ý cho người bị nhiệt miệng
Để rút ngắn thời gian làm lành các vết loét trong miệng, các bạn cần phải chú ý một số vấn đề sau:
- Bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Hạn chế nạp những loại đồ ăn thức uống có thể khiến bệnh nhiệt miệng trở nên nặng nề hơn.
- Ưu tiên những loại thực phẩm có tính mát, hạn chế sử dụng gia vị để dễ tiêu hóa hơn.
- Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày, 2.5 – 3 lít.
- Hạn chế ăn những món ăn quá khô, nóng, nhiều dầu mỡ.
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng đúng cách 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm.
- Sau mỗi bữa ăn dùng chỉ nha khoa hoặc dùng nước muối sinh lý để làm sạch mảng bám, thức ăn còn sót lại ở kẽ răng.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, phòng tránh được sự tác động của vi khuẩn gây hại cho cơ thể.
Trên đây là những chia sẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì? Hy vọng với những thông tin trên, bạn có thể xây dựng được chế độ ăn uống hợp lý, giúp ngăn ngừa và điều trị nhiệt miệng hiệu quả.
--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội