Nhau Bám Mặt Sau Là Gì? Nhau Bám Mặt Sau Có Nguy Hiểm Không?

Nhau Bám Mặt Sau Là Gì? Nhau Bám Mặt Sau Có Nguy Hiểm Không?

Nhiều bà bầu cảm thấy lo lắng khi được bác sĩ chuẩn đoán là nhau bám mặt sau. Vậy nhau bám mặt sau là gì? Nhau bám mặt sau có nguy hiểm không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau nhé.

Nhau bám mặt sau là một trong những vị trí an toàn của nhau thai. Tuy nhiên để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, bà bầu vẫn phải đi khám thai thường xuyên để chủ động xử lý kịp thời.

1. Nhau thai là gì?

Nhau thai là bộ phận liên kết giữa thành tử cung của người mẹ với bào thai qua dây rốn. Nhau thai đóng vai trò cung cấp nước, chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi lớn bào thai. Đồng thời đưa các chất cặn bã, chất thải ra bên ngoài. Vì thế, nhau thai có vai trò rất quan trọng đối với thai nhi và mẹ bầu trong suốt thai kỳ.

Nhau thai chính là mối liên kết giữa mẹ và bào thai. Nó là một sợi dây hình tròn, có màu đỏ, xuất hiện từ lúc trứng gặp tinh trùng và thụ tinh. Nếu nằm ở vị trí khác thường hoặc có các triệu chứng khác thường thì nhau thai có thể tác động đến mẹ và bé, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì thế mà bầu nên đi khám thai định kỳ để xem nhau thai có những dấu hiệu bất thường gì không.

nhau bám mặt sau, nhau bám mặt sau nhóm 2, nhau bám mặt sau nhóm 1 là gì, nhau bám mặt sau nhóm 3, nhau bám mặt sau độ trưởng thành 3, nhau bám mặt sau là con trai hay gái, nhau bám mặt sau nhóm 1 độ trưởng thành 0, nhau bám mặt sau nhóm 2 độ trưởng thành 2, nhau bám mặt sau độ trưởng thành 1, nhau bám mặt sau nhóm 2 độ trưởng thành 0

Nhau thai là bộ phận liên kết giữa thành tử cung của người mẹ với bào thai qua dây rốn

2. Nhau bám mặt sau là gì?

Trước khi tìm hiểu nhau bám mặt sau là gì, bà bầu cần nắm rõ các vị trí bám của nhau thai:

  • Nhau thai bám trên tử cung.
  • Nhau thai bám vào bên trái hoặc bên phải của tử cung.
  • Nhau thai bám ở mặt trước thành tử cung. Trong tình huống này, mẹ bầu bắt buộc phải sinh mổ.
  • Nhau thai bám mặt sau, bám sau thành tử cung.

Nhau bám mặt sau là một tình trạng được bác sĩ đánh giá là bình thường, bà bầu không cần phải lo lắng gì nhiều. Tuy nhiên, vị trí nhau thai có thể thay đổi trong suốt quá trình mang thai nên bà bầu cần đi khám thai định kỳ để kịp thời nhận biết những thay đổi bất thường.

Nhau thai bám mặt sau thì mẹ bầu sẽ sớm cảm nhận được những cử động của con hơn so với các vị trí nhau thai khác. Tuy nhiên, theo quan điểm dân gian thì nhau thai bám trước sẽ giúp thai nhi nhận được nhiều dinh dưỡng hơn. Điều này chưa được khoa học chứng minh, quan trọng nhất vẫn là mẹ bầu có chế độ ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ, khám thai định kỳ để nhận biết những dấu hiệu bất thường xảy ra. Từ đó có hướng khắc phục kịp thời.

Nhau bám mặt sau được chia thành 3 nhóm:

  • Nhau thai bám sau nhóm 1: Lúc này phần trên của nhau thai vượt qua đáy tử cung hoặc ngang đáy.
  • Nhau thai bám sau nhóm 2: Bờ trên bánh nhau vượt qua phần nửa thân tử cung hoặc ngang thân.
  • Nhau thai bám sau nhóm 3: Nhau thai này có thể tiến triển thành nhau thai bám thấp rất nguy hiểm nên mẹ bầu cần phải lưu ý.

nhau bám mặt sau, nhau bám mặt sau nhóm 2, nhau bám mặt sau nhóm 1 là gì, nhau bám mặt sau nhóm 3, nhau bám mặt sau độ trưởng thành 3, nhau bám mặt sau là con trai hay gái, nhau bám mặt sau nhóm 1 độ trưởng thành 0, nhau bám mặt sau nhóm 2 độ trưởng thành 2, nhau bám mặt sau độ trưởng thành 1, nhau bám mặt sau nhóm 2 độ trưởng thành 0

Nhau thai bám mặt trước và nhau thai bám mặt sau

3. Nhau bám mặt sau có nguy hiểm không?

Nhau thai bám trước hay bám sau đều được xem là những vị trí an toàn, không nguy hiểm. Chúng chỉ nguy hiểm khi được bác sĩ chuẩn đoán là bị nhau tiền đạo hoặc bám thấp mặt sau. Và tùy từng trường hợp cụ thể để bác sĩ chỉ định có sinh mổ hay không. Tốt nhất, khi biết tin mình mang thai, mẹ bầu nên đi khám thai thường xuyên để xác định vị trí nhau thai và điều trị kịp thời nếu có vấn đề gì xảy ra.

4. Một số vị trí nguy hiểm của nhau thai

Nếu gặp phải các vị trí nhau thai như dưới đây, bạn cần phải đến gặp bác sĩ thường xuyên:

Nhau thai bám thấp

Nhau thai bám sau có thể tiến triển thành nhau thai bám thấp. Lúc này, bào thai sẽ nằm ở bên dưới tử cung.

Nguyên nhân của tình trạng này là do bà bầu đã từng nạo phá thai, hút thai hoặc bị dị dạng tử cung.

Khi chuyển dạ, bào thai rất khó ra ngoài và mẹ bầu có thể có nguy cơ bị chảy máu nhiều, thậm chí là tử vong.

Ngoài ra, bà bầu còn có nguy cơ sinh non hoặc sảy thai cao hơn những bà bầu bình thường.

Nhau thai cài răng lược

Nhau thai cài răng lược là tình trạng khá nguy hiểm. Khi đó, bánh nhau sẽ ăn vào tử cung. Sau khi đẻ, bánh nhau không tự bong ra được nên khiến bà bầu rất đau đớn, khó chịu.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là trước kia bà bầu đã từng sinh mổ hoặc bị nhau tiền đạo. Và nếu chẳng may gặp phải tình trạng này, bà bầu sẽ có nguy cơ bị xuất huyết âm đạo, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bà bầu.

Nhau tiền đạo

Nhau tiền đạo là một tình trạng hiếm gặp hơn so với các vị trí nhau thai khác. Và đây cũng được xem là biến chứng nguy hiểm nhất ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của mẹ và con.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu mắc phải tình trạng nhau thai tiền đạo. Cụ thể là: mang thai trên 35 tuổi, nạo hút thai, sảy thai nhiều lần, làm việc trong môi trường độc hại.

Khi bị nhau thai tiền đạo, bà bầu có nguy cơ xuất huyết, rối loạn đông máu, sinh con non hoặc con sinh ra bị các dị tật bẩm sinh.

nhau bám mặt sau, nhau bám mặt sau nhóm 2, nhau bám mặt sau nhóm 1 là gì, nhau bám mặt sau nhóm 3, nhau bám mặt sau độ trưởng thành 3, nhau bám mặt sau là con trai hay gái, nhau bám mặt sau nhóm 1 độ trưởng thành 0, nhau bám mặt sau nhóm 2 độ trưởng thành 2, nhau bám mặt sau độ trưởng thành 1, nhau bám mặt sau nhóm 2 độ trưởng thành 0

Nhau tiền đạo là tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến cả tính mạng của mẹ và bé

5. Cách điều trị nhau thai bám bất thường

Khi nhau thai bám bất thường, bà bầu nên nhập viện để bác sĩ theo dõi và điều trị sớm. Trước hết, bác sĩ có thể chuẩn đoán các vị trí và tình trạng của nhau thai thông qua lượng máu chảy, sức khỏe của mẹ, thai nhi và vị trí nhau bám. Từ đó có một số phương pháp điều trị sau:

Nhau thai bám bất thường không chảy máu hoặc chảy máu ít, bà bầu chỉ cần nằm nghỉ, thư giãn, không được đi lại quá nhiều. Bên cạnh đó, cần kiêng quan hệ tình dục và đến các bệnh viện để thăm khám thường xuyên.

Nhau thai bám bất thường gây chảy máu nhiều, mẹ bầu cần nhập viện càng sớm càng tốt để bác sĩ theo dõi. Bác sĩ sẽ chỉ định truyền máu nếu bà bầu bị mất máu quá nhiều. Nếu thai nhi chưa đủ tháng thì có thể cho bà bầu dùng thuốc để ngăn chặn sinh non. Còn nếu mất máu quá nhiều và đủ tháng sinh thì sẽ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Trên đây là những thông tin về nhau bám mặt sau và những biến chứng khi nhau thai ở các vị trí bất thường. Với trường hợp, nhau bám mặt sau là tình trạng bình thường, bà bầu không phải lo lắng gì nhiều. Tuy nhiên, bà bầu vẫn cần khám thai định kỳ để theo dõi và phát hiện kịp thời những bất thường xảy ra.

Chúc các bạn có 1 thai kỳ khỏe mạnh.

--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!