Mẹo Trị Mụn Cóc Bằng Dân Gian Vừa An Toàn Lại Không Tốn Kém

Mẹo Trị Mụn Cóc Bằng Dân Gian Vừa An Toàn Lại Không Tốn Kém

Mụn cóc là 1 bệnh lý về da thường gặp ở bất cứ ai. Tuy ít ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng chúng lại có khả năng lây lan nhanh chóng, làm mất tính thẩm mỹ. Vậy nên mụn cóc cũng cần phải điều trị ngay.

Mụn cóc là do đâu? Làm thế nào để điều trị được hiệu quả. Bài viết sau, sẽ chia sẻ với các bạn đọc các thông tin về mụn cóc, mẹo chữa mụn có bằng phương pháp dân gian tại nhà.

1. Mụn cóc là gì?

Mụn cóc là một dạng tăng sinh bất thường ở da. Mụn có màu trắng, kích thước tương đương như hạt cơm, nổi sần sùi, xấu xí trên bề da ở nhiều vị trí khác nhau.

Tác nhân gây nên mụn cóc là do virus HPV (Human Papilloma Virus) thuộc loại virus Papola có ADN. Hiện tại, chủng HPV có hơn 60 loại khác nhau, trong đó các type thường gặp là 6 và 11, đôi khi các virus type 16, 18, 31, 33, 35 gây ra các chứng rối loạn sinh sản, sùi mào gà, ung thư cổ tử cung.

mụn cóc, mụn cóc sinh dục, mụn cóc ở chân, mụn cóc phẳng, mụn cóc lòng bàn chân, mụn cóc trên mặt, mụn cóc trên tay, mụn cóc ở nách, mụn cóc trên đầu, mụn cóc ngón chân, mụn cóc làm sao hết, mụn cóc có tự hết không, mụn cóc và cách điều trị, mụn cóc làm gì cho hết

Mụn cóc là một dạng tăng sinh bất thường ở da

2. Các loại mụn có thường gặp

Mụn cóc thông thường

Mụn cóc thông thường có hình dạng giống như một bông súp lơ. Chúng thường xuất hiện ở trên tay, ngón tay, khuỷu tay và các khớp ngón tay.

Trên mỗi nốt mụn cóc thường có một chấm đen hoặc sẫm màu đỏ do đông máu ở mạch máu. Đây gọi là hiện tượng nhiễm trùng ở lớp trên da, cần được hỗ trợ và điều trị ngay, tránh để tình trạng bệnh trở nên tồn tệ hơn.

Mụn cóc bàn chân

Mụn cóc bàn chân xuất hiện khi virus HPV tiếp xúc với da qua các vết xước, vết cắt, vết nứt. Biểu hiện là những mảng cứng, dày trên lòng bàn chân, gây cảm giác đau đớn khi đi bộ. Và loại mụn này thường thường mọc ngược vào trong da vì trọng lượng và áp lực đặt lên lòng bàn chân rất lớn.

mụn cóc, mụn cóc sinh dục, mụn cóc ở chân, mụn cóc phẳng, mụn cóc lòng bàn chân, mụn cóc trên mặt, mụn cóc trên tay, mụn cóc ở nách, mụn cóc trên đầu, mụn cóc ngón chân, mụn cóc làm sao hết, mụn cóc có tự hết không, mụn cóc và cách điều trị, mụn cóc làm gì cho hết

Mụn cóc ở lòng bàn chân

Mụn cóc hình chỉ

Những người được ghép tạng và nhiễm HIV có hệ miễn dịch suy yếu nên dễ bị mụn cóc hình chỉ cao hơn những người bình thường. Loại mụn này thường xuất hiện xung quanh vùng cổ, mũi, vai, khu vực dưới cằm có màu giống với màu da.

Mụn cóc phẳng

Giống với tên gọi của chúng, mụn có phẳng thường phẳng và nhẵn, xuất hiện ở mặt và cổ. Loại mụn này có màu vàng hoặc nâu nhạt, chúng thường xuất hiện với số lượng từ 20 – 100 cái cùng nhau và đối tượng phổ biến là trẻ em, thanh thiếu niên.

Mụn cóc sinh dục

Mụn cóc sinh dục hay còn gọi là sùi mào gà là triệu chứng phổ biến nhất khi mắc bệnh lây truyền đa đường tình dục HPV. Chúng xuất hiện như cục bông súp lơ, mọc ở bộ phận sinh dục, gây cảm giác đau đớn, khó chịu.

Mụn cóc Mosaic

Là nhóm mụn chỉ xuất hiện trong 1 khu vực nhỏ và bắt đầu thực hiện khi mụn cóc hình chỉ không được điều trị, lan rộng thành cụm mụn cóc.

Mụn cóc miệng

Xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên môi, lưỡi, miệng, nướu. Chúng thường tồn tại ở dạng đơn kẻ, không như 1 đám mụn và có thể gây cảm giác đau đớn, khó chịu khi ăn hoặc nuốt.

Nguyên nhân gây nên tình trạng mụn cóc miệng là nhiễm trùng HPV do quan hệ tình dục bằng đường miệng.

3. Mụn cóc có nguy hiểm không, có lây lan không?

Mụn cóc là bệnh da liễu không quá nguy hiểm nhưng bạn cũng không được chủ quan. Nếu để lâu ngày, mụn sẽ lây lan ra nhiều vị trí khác, làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ của con người, khiến bạn tự ti, ngại ngùng giao tiếp hơn. Vậy nên khi xuất hiện bất kể loại mụn cóc nào, bạn cũng cần đến bệnh viện, cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời, hiệu quả ngay, tránh để tình trạng này lâu ngày, bệnh năng hơn.

Những con đường khiến mụn cóc lây lan nhanh chóng:

  • Bệnh lây lan qua việc dùng chung một số dụng cụ cá nhân như: dao cạo, khăn tắm, quần áo, giày dép, dụng cụ bấm móng tay, móng chân.
  • Các vết xước do cắn, làm móng cùng với việc vệ sinh thân thể kém, thường xuyên cởi tần.
  • Việc cào, gãi, nặng mụn khiến virus dễ dàng lây lan nhanh chóng.

mụn cóc, mụn cóc sinh dục, mụn cóc ở chân, mụn cóc phẳng, mụn cóc lòng bàn chân, mụn cóc trên mặt, mụn cóc trên tay, mụn cóc ở nách, mụn cóc trên đầu, mụn cóc ngón chân, mụn cóc làm sao hết, mụn cóc có tự hết không, mụn cóc và cách điều trị, mụn cóc làm gì cho hết

Mụn cóc không quá ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng dễ lây lan

4. Đối tượng có nguy cơ bị mụn cóc cao nhất

  • Không giới hạn về đối tượng, độ tuổi, người nào cũng có khả năng bị mụn cóc. Tuy nhiên, trẻ em và những người trong độ tuổi từ 10 – 20 thì có nguy cơ bị cao hơn.
  • Người có hệ miễn dịch kém hoặc bệnh nhân mắc các bệnh về suy giảm hệ miễn dịch như lupus ban đỏ, HIV/AIDS, bệnh nhân ghép nội tạng không có khả năng bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của virus.
  • Người bị rối loạn chuyển hóa, suy nhược thần kinh cũng dễ bị mụn cóc.

5. Phương pháp điều trị mụn cóc tại nhà

Thời gian ủ bệnh của mụn cóc là từ 1 – 3 tháng, sau đó bắt đầu thấy mụn nổi ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Có khoảng 70% trường hợp các triệu chứng mụn cóc sẽ tự biến mất sau 2 năm mà không cần phải hỗ trợ và điều trị bằng phương pháp nào. Còn trường hợp mụn tái phát, nổi nhiều, lây lan sang nhiều vị trí khác nhau cần đến gặp bác sĩ ngay để điều trị tận gốc. Dưới đây là một số mẹo dân gian điều trị mụn cóc tại nhà, bạn có thể tham khảo.

Dùng tỏi tươi

Thành phần chính có trong tỏi tươi là allicin có khả năng kháng khuẩn, chống nấm cực tốt. Dân gian thường lợi dụng khả năng này của tỏi tươi để lột bỏ hoàn toàn các nốt mụn cóc. Mỗi ngày, bạn chỉ giã nát 1 củ tỏi, lọc lấy phần nước cốt, thoa lên các nốt mụn có 2 – 3 giờ rồi rửa sạch lại mặt. Kiên trì thực hiện 1 thời gian, bạn sẽ dần nhận ra kết quả rõ rệt.

Vỏ chuối xanh

Chắc hẳn, ít ai biết đến công dụng trị mụn cóc của vỏ chuối xanh. Đây được xem là thần dược, trị mụn cóc an toàn, hiệu quả. Bạn chỉ cần lột vỏ chuối xanh, chà xát mặt trong của vỏ chuối lên các nốt mụn cốc. Giữ nguyên nhựa chuối nhu vậy trong vòng 2 – 3 giờ rồi mới rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện 2 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lá tía tô

Lá tía tô giã nát, lọc lấy phần nước cốt đắp lên các nốt mụn rồi dùng vải mềm quấn hoặc gạt để cố định. Tốt nhất, bạn nên đắp vào buổi tối để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Đắp liên tục trong vòng 1 tuần, mụn cóc sẽ tự động bong ra.

Giấm táo

Thành phần bên trong của giấm táo chứa nhiều axit malic và axit lactic giúp ăn mòn mụn cóc. Bạn chỉ cần thực hiện 3 – 4 lần/ngày là có thể điều trị mụn cóc nhanh và hiệu quả hơn.

Sử dụng nha đam

Nha đam có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị mụn cóc. Mỗi ngày, bạn chỉ việc bẻ 1 lá nha đam, lấy phần nhựa trong suốt thoa lên các nốt mụn cóc, hàm lượng axit có bên trong nhựa nha đam sẽ làm cho các nốt mụn tiêu tan dần.

Trên đây là một số biện pháp trị mụn cóc tại nhà bằng phương pháp dân gian. Các bạn hãy kiên trì thực hiện để loại bỏ hoàn toàn các nốt mụn cóc xấu xí.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!