Mở Khóa Đầu Ở Trẻ Sơ Sinh Có Nguy Hiểm Không? Kiến Thức Cần Biết
Đã bao giờ bạn nghe thấy bệnh mở khóa đầu ở trẻ sơ sinh chưa? Với những người thành thị, chắc hẳn là chưa bởi đây là hiện tượng do dân gian tự truyền miệng. Thực tế, trong y học chưa phát hiện bệnh nào có tên là “mở khóa đầu”.
Thời gian gần đây, cụm từ “mở khóa đầu ở trẻ sơ sinh” xuất hiện ngày càng nhiều. Vậy thực chất, bệnh mở khóa đầu ở trẻ sơ sinh là gì? Biện pháp chữa trị ra sao? Hãy cùng với Mẹ Khỏe Con Thông Minh tìm hiểu nhé.
Mở khóa đầu ở trẻ nhỏ
1. Bệnh mở khóa đầu là gì?
Mở khóa đầu là hiện tượng hộp sọ chỗ thóp của trẻ sơ sinh có vết lõm sâu, trông giống như bị tách ra, dọc theo phần đầu của trẻ. Thông thường, nút dọc kéo dài từ đường giữa lông mày đến gáy cổ và khoảng cách giữa 2 hộp sọ bị tách ra nhìn rất ro.
Giải thích về vấn đề này, các cụ ông cụ bà cho biết: Việc hộp sọ nứt dọc là trong quá trình mang thai, hộp sọ chưa phát triển toàn diện. Khi sinh ra, trẻ tiếp tục hoàn thiện và lấp đầy khoảng cách nứt dọc này.
Hiện tại thì trong Tây Y vẫn chưa có lời giải thích nào về bệnh mở khóa đầu ở trẻ em. Hầu hết, trẻ em sẽ tự hoàn thiện lại hoặc sử dụng các bài thuốc nam để chữa trị.
Mở khóa đầu là hiện tượng hộp sọ chỗ thóp của trẻ sơ sinh có vết lõm sâu
2. Biểu hiện của bệnh mở khóa đầu ở trẻ sơ sinh
Không khó để các bạn nhận biết bệnh mở khóa đầu ở trẻ em. Chỉ cần quan sát phần đầu của trẻ là bạn có thể nhận thấy ngay. Dưới đây là những biểu hiện cụ thể của bệnh mở khóa đầu ở trẻ sơ sinh, bạn nên tham khảo:
- Hộp sọ nứt dọc từ ấn đường cho tới gáy, tạo thành 1 rãnh sâu. Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ mà độ sâu và độ rộng của chúng sẽ là khác nhau.
- Trẻ bỏ ăn, bỏ bú.
- Trẻ ngủ li bì. Thời gian ngủ nhiều hơn so với những đứa trẻ bình thường.
- Trẻ quấy khóc một cách lạ thường
- Trẻ bị nặng có thể nôn ra nước, chảy dãi.
Các dấu hiệu trên tương tự với các dấu hiệu nhận biết trẻ bị ốm, sốt, mắc các bệnh về hô hấp. Tuy nhiên, mẹ chỉ cần sờ tay lên vùng đầu của trẻ là biết ngay. Nếu thấy mềm mềm ở rãnh hộp thì có lẽ trẻ đang mắc phải nguy cơ bị bệnh mở khóa đầu.
Biểu hiện của bệnh mở khóa đầu ở trẻ sơ sinh
3. Bệnh mở khóa đầu có nguy hiểm không?
Theo lời chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Quốc Hùng (Giám đốc bệnh viện sản nhi Quảng Ninh) cho biết: Trong Tây Y chưa phát hiện bệnh nào có tên là bệnh “mở khóa đầu”. Mở khóa đầu chỉ là bệnh tình do dân gian tự truyền miệng.
Theo bác sĩ, tình trạng trẻ sơ sinh xuất hiện những rãnh sâu trên hộp sọ đó chỉ là hiện tượng hết sức bình thường, xương sọ của trẻ chưa phát triển. Bố mẹ không hiểu biết nên tự nhận là bệnh mở khóa đầu.
Khi mới sinh ra, hộp sọ của trẻ chưa phát triển toàn diện nên thường xuất hiện hiện tượng lõm sâu vào trong, phân chia thành 2 rãnh rõ rệt. Sau một thời gian, hộp sọ sẽ tự hoàn thiện và không bị lõm như trước.
Còn nếu như trẻ xuất hiện các biểu hiện: bỏ bú, ngủ triền miên,…thì rất có thể đây cũng là biểu hiện của một số bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ như: viêm màng não, xuất huyết não, chấn thương sọ não,…dẫn đến tình trạng rối loại tri giác. Bố mẹ cần đưa con đế các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe. Tránh tình trạng để bé ở nhà quá lâu, dùng các phương pháp đốt ngải, đắp lá thuốc làm nguy hại đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Mở khóa đầu ở trẻ là hiện tượng hay gặp ở trẻ sơ sinh
4. Top 2 bài thuốc dân gian trị bệnh mở khóa đầu ở trẻ nhỏ
Tại các tỉnh phía Bắc, khi phát hiện trẻ mắc bệnh mở khóa đầu, mọi người thường áp dụng 2 bài thuốc dân gian sau.
Dùng thuốc đắp
- Chuẩn bị một nắm cây nhọ nồi, lá khế chua, hành khô, rau ngót. Rửa sạch tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị rồi cho vào cối giã nát.
- Cho hỗn hợp ra bát, thêm một vài thìa nước sôi vào, sau đó cho hỗn hộp vào một mảnh vải mỏng, đắp lên vùng bị mở khóa đầu.
Cũng theo dân gian, trong khoảng thời gian chữa bệnh mở khóa đầu cho trẻ, mẹ cần kiêng ăn đồ tanh, đồ cay nóng để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa, giúp bệnh tình của trẻ nhanh khỏi hơn.
Đốt ngải
Đây là bài thuốc hay được áp dụng tại các dân tộc thiểu số như: Sán dìu, Tày, Nùng,…Cách này thì phải lựa chọn người thầy giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc đốt ngải vì chúng khá nguy hiểm. Nếu đốt sai huyệt sẽ gây hại đến trẻ, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, khả năng nhận thức của trẻ sau này.
Bên cạnh 2 bài thuốc dân gian chữa bệnh mở khóa đầu ở trẻ sơ sinh trên, một số nơi còn sử dụng củ địa liền để chữa bệnh. Địa liền khi mua về, rửa sạch, giã nát, bôi lên vùng đầu, vùng trán, vùng thóp cho trẻ. Củ địa liền vừa giúp trẻ nhanh liền thóp vừa ngăn ngừa bệnh mở khóa đầu. Tuy nhiên để tránh gây hại cho trẻ, các bạn không nên tự ý thực hiện, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia.
Trên đây là thông tin cơ bạn về bệnh mở khóa đầu trên. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho các bậc cha mẹ. Chúc các bạn nuôi con giỏi, dạy con khôn.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội