Mẹ Bị Cảm Có Nên Cho Con Bú Sữa Mẹ Không?

Mẹ Bị Cảm Có Nên Cho Con Bú Sữa Mẹ Không?

Nếu không may khi đang cho con bú mà mẹ bị cảm, có nên cho con bú sữa mẹ không là thắc mắc của rất nhiều mẹ bỉm sữa. Bởi vì trong giai đoạn sữa mẹ đang là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho con, mọi sự thay đổi sức khỏe của mẹ đều có thể làm ảnh hưởng đến em bé. Vậy thì cùng theo dõi câu trả lời trong bài viết dưới đây mẹ nhé.

Nếu không may bạn bị cảm, mẹ bị cảm có nên cho con bú sữa mẹ không là thắc mắc của rất nhiều mẹ bỉm sữa. Bởi vì trong giai đoạn sữa mẹ đang là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho con, mọi sự thay đổi sức khỏe của mẹ đều có thể làm ảnh hưởng đến em bé. Vậy thì cùng theo dõi câu trả lời trong bài viết dưới đây mẹ nhé.

Cảm cúm là bệnh gì?

Cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Bệnh có khả năng lây lan cho người khác qua đường hô hấp, qua các giọt bắn của nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh nói, ho, hay hắt hơi.

mẹ bị cảm có nên cho con bú sữa mẹ, mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú, mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú không, mẹ sau sinh bị cảm có nên cho con bú, mẹ bị cảm lạnh có cho con bú được không, mẹ cho con bú bị cảm có nên uống thuốc

Mẹ bị cảm có nên cho con bú sữa mẹ?

Triệu chứng của cảm cúm thường gặp là bị chảy nước mũi, hắt hơi, ho, sốt, người mệt mỏi… Thông thường với các trường hợp cảm cúm mức độ nhẹ có thể khỏi hoàn toàn trông 7-10 ngày. Tuy nhiên với những trường hợp có hệ miễn dịch yếu, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, rất dễ bị lây cảm cúm từ những người xung quanh. Một số trường hợp cảm cúm có thể gây ra những biến chứng nặng nề, thậm chí là tử vong.

Cúm có lây qua sữa mẹ không?

Virus cúm đặc biệt mẫn cảm với đường hô hấp trên vì ở đó virus dễ bám dính và dễ xâm nhập. Tuy nhiên, mẹ không phải quá lo lắng rằng virus cứ bám dính được là chúng có thể gây bệnh. Bởi vì, chúng sẽ vấp phải rất nhiều hàng rào bảo vệ với các kháng thể có sẵn trong dịch nhầy của đường hô hấp. Chính những thành phần này giúp làm giảm khả năng xâm nhập của virus cúm.

Nếu như có 1 lượng virus cúm nhỏ vượt qua được hàng rào đó và xâm nhập vào máu gây nhiễm virus huyết. Tuy nhiên, tình trạng này rất hiếm xảy ra. Thậm chí, trong trường hợp hệ miễn dịch quá yếu dẫn đến bị nhiễm virus huyết và làm tổn thương các cơ quan như tim, thận, não thì hiện tượng virus sinh tồn trong tuyến sữa gần như là không có.

Đã có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành và chưa có bất kỳ bằng chứng chứng minh nếu mẹ bị nhiễm cúm thì virus cúm sẽ nhiễm được vào sữa mẹ. Do đó có thể khẳng định là virus cúm không lây qua đường sữa mẹ.

>>> Xem thêm

Mẹ bị cảm có nên cho con bú sữa mẹ?

mẹ bị cảm có nên cho con bú sữa mẹ, mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú, mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú không, mẹ sau sinh bị cảm có nên cho con bú, mẹ bị cảm lạnh có cho con bú được không, mẹ cho con bú bị cảm có nên uống thuốc

Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú không?

Như đã giải thích ở trên, virus cúm không lây truyền qua sữa mẹ. Do đó, nếu không may bị cảm thì mẹ vẫn có thể yên tâm cho con tiếp tục bú mẹ. Trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể. Do đó, việc cho con bú lúc này không những không có nguy cơ nhiễm bệnh mà còn giúp con tăng cường đề kháng, tiêu diệt virus gây bệnh.

Việc tự ý ngừng cho con bú có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Điều này sẽ khiến ngực mẹ bị căng tức sữa. Tình trạng này nếu kéo dài có thể khiến mẹ bị tắc tia sữa hay thậm chí và bị áp xe vú vô cùng nguy hiểm. Ngưng cho con bú trong thời gian dài còn làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và có thể là nguyên nhân gây mất sữa.

Lời khuyên cho mẹ đang cho con bú bị cảm

mẹ bị cảm có nên cho con bú sữa mẹ, mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú, mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú không, mẹ sau sinh bị cảm có nên cho con bú, mẹ bị cảm lạnh có cho con bú được không, mẹ cho con bú bị cảm có nên uống thuốc

Mẹ bị cảm lạnh có cho con bú được không?

Mặc dù không lây qua đường sữa mẹ nhưng mẹ phải nhớ rằng virus cúm lại rất dễ lây qua đường hô hấp. Chỉ cần không may mẹ hắt hơi, ho hay tay mẹ có virus mà chạm vào miệng hay mũi con cũng có thể làm con bị nhiễm virus.

Vì vậy, với những bà mẹ đang ở giai đoạn cho con bú cần chú ý giữ gìn sức khỏe để tránh mắc bệnh cúm. Nếu không may mẹ bị nhiễm cúm, cần hết sức thận trọng để tránh lây nhiễm cho con.

Những việc mẹ nên làm nếu không may bị cảm:

  • Chú ý vệ sinh, phòng cúm cẩn thận: rửa tay thường xuyên, giữ vệ sinh sạch sẽ, ho vào khăn giấy và vứt bỏ đúng chỗ sau khi dùng,
  • Hạn chế tiếp xúc mặt với bé, đeo khẩu trang khi cho con bú để làm giảm nguy cơ lây nhiễm.
  • Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng máy vắt sữa và nhờ người thân cho con bú bằng bình sữa để tránh tiếp xúc và tránh bị lây nhiễm.
  • Trong trường hợp phải dùng thuốc điều trị, mẹ nên cho con bú trước khi uống thuốc để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Ngưng cho con bú trong các trường hợp sau: Mẹ bị sốt trên 38 độ, mẹ bị cảm cùng với một số bệnh lây nhiễm khác như bị viêm gan virus, nhiễm hecpet… Trong trường hợp này, mẹ nên đi khám bác sĩ để được tư vấn giải pháp phù hợp.

Như vậy, với câu hỏi mẹ bị cảm lạnh có cho con bú được không thì câu trả lời là . Trong các trường hợp mẹ bị cảm cúm thông thường vẫn nên duy trì việc nuôi con bằng sữa mẹ để vừa đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng cho con, vừa giúp con tăng cường sức đề kháng, bảo vệ con khỏi nguy cơ nhiễm bệnh.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!