Bú Mẹ - Những Kiến Thức Cơ Bản Bạn Cần Phải Biết

Bú Mẹ - Những Kiến Thức Cơ Bản Bạn Cần Phải Biết

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ mới sinh ra. Sau đây là một số thông tin cơ bản về bú mẹ mà bạn cần biết

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ mới sinh ra. Các hội đồng nhi khoa khuyến cáo cho trẻ bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu đời. Khi trẻ được 6 tháng tuổi, bắt đầu ăn dặm, bạn có thể tiếp tục cho trẻ bú mẹ cho đến khi trẻ 2 tuổi, hay sau 2 tuổi, nếu được. Sau đây là một số thông tin cơ bản về bú mẹ mà bạn cần biết

Mẹ cho con bú nên ăn gì?

Việc cho bú mẹ tốn rất nhiều năng lượng ở người mẹ, vì vậy, mẹ nên ăn những thức ăn, thức uống dinh dưỡng, đa dạng, và uống nhiều nước. Bạn có thể ăn đủ thứ, không cần kiêng cữ gì cả và chỉ không nên ăn kiêng mà thôi. Hiện nay, thật sự chưa có bằng chứng nào cho thấy việc tránh một số thức ăn nào đó, dù là thức ăn có khả năng dị ứng cao, có thể giúp phòng ngừa phát triển dị ứng cho trẻ trong tương lai.

Mẹ nên ăn những thức ăn, thức uống dinh dưỡng, đa dạng, và uống nhiều nước

Sữa non, sữa đầu dòng và sữa cuối cùng

Sữa non là dòng sữa đầu tiên, được sản xuất trong những ngày đầu sau sinh. Ở các mẹ khác nhau, độ đậm đặc và màu sắc của sữa non cũng khác nhau. Một số mẹ có sữa non nhìn rất đặc, màu vàng đậm, trong khi đó, ở một số mẹ khác, sữa non nhìn rất lỏng và nhạt màu. Tuy nhiên, ấn tượng bên ngoài không phản ánh chất lượng của sữa non. Sữa non của bất kỳ mẹ nào, cũng đều là nguồn sữa cực kì giàu protein, vitamin, các khoảng chất, cũng như chứa các kháng thể từ mẹ cho trẻ và vì vậy, là rất quí giá cho trẻ em. Khi sữa đổi màu trắng sữa, ngược có cảm giác đầy – “Sữa vào” – thì bạn biết sữa non thay đổi thành sữa mẹ bình thường. Nếu sau 3 ngày mà vẫn chưa thấy sữa “vào”, bạn nên tư vấn nhân viên y tế nhé.

Sữa đầu dòng là dòng sữa đầu mỗi cứ bú. Sữa đầu dòng chứa nhiều nước và đáp ứng nhu cầu nước của trẻ. Khi trẻ tiếp tục bú, sữa cuối dòng sẽ ra, đặc hơn và giàu dưỡng chất và béo hơn. Sữa cuối dòng sẽ làm thỏa mãn cơn đói của trẻ và cung cấp năng lượng cho trẻ. Khi vắt sữa ra để trữ sữa cho con, không nên vắt bỏ sữa đầu dòng, mà nên lấy cả sữa đầu dòng và sữa cuối cùng, vì đều quan trọng như nhau.

Hình ảnh phân biệt sữa đầu và sữa cuối

Làm sao biết đến giờ cho trẻ bú?

Việc cho con bú nên để thuận theo nhu cầu của trẻ - bạn nên cho bú khi con đói. Ban đầu, trẻ có thể đòi bú thường xuyên, mỗi hai, ba tiếng một lần và vì vậy, bạn có thể cần cho trẻ bú thường xuyên, trung bình 8 đến 12 cũ bú một ngày.

Khi trẻ lớn dần, thời gian giữa các cữ bú sẽ kéo dài ra, số lần cho bú cũng ít dần. Một vài thời điểm, trẻ sẽ muốn bú liên tục, nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn. Hiện tượng này gọi là bú gộp, thường xảy ra về đêm, và là hiện tượng bình thường vì nhu cầu năng lượng và thức ăn của trẻ có thể tăng lên.

Làm sao biết đến giờ cho trẻ bú?

Làm sao để biết trẻ được bú tốt, đủ hay không tốt, không đủ?

Bạn nên thay đổi bên vú mỗi lần cho bú ( Ví dụ: lần trước bú bên phải trước, thì lần sau bú bên trái trước)

Trẻ bú tốt khi:

  • Bạn nghe tiếng nước nuốt sữa ực ực của trẻ, từ từ trở nên dài hơn và sâu hơn khi dòng sữa chảy ra nhiều hơn.
  • Sau bú, trẻ có vẻ thỏa mãn
  • Việc cho bú không thấy đau đớn
  • Trước khi trẻ bú, ngực cảm thấy đầy, sau khi cho bú, ngực cảm thấy “rỗng”

Trẻ bú không tốt, không đủ khi:

  • Khi cho bú, bạn nghe nhiều tiếng liếm môi, liếm lưỡi.
  • Trẻ không thỏa mãn sau bú
  • Việc cho bú bị đau đớn

Làm sao để biết đã cho trẻ bú đủ trong ngày hay chưa?

Những dấu hiệu cho thấy trẻ được cho ăn đủ, bao gồm:

  • Trẻ có từ 6 lần ướt tã trong ngày.
  • Phân vàng, mềm, có hạt. Ban đầu, trẻ có thể poo poo sau mỗi lần bú. Sau tháng đầu đời, phân có thể trở nên không thường xuyên ( 1 lần poo poo – đi cầu – mỗi 2-7 ngày), nhưng phân vàng và mềm.
  • Trẻ tăng cân đủ

Một số mẹo giúp bạn biết bé còn đói hay đã no

Những điều khác cần biết khi cho bú mẹ

Rửa tay trước mỗi lần cho bú

Nếu núm vú bị nứt, đau, cố gắng cho đầu vú tiếp xúc với không khí sau mỗi cũ bú ( không mặc áo ngực), và cho núm vú khô tự nhiên, có thể bôi một số kem hỗ trợ lành tính. Tránh không dùng xà phòng lên đầu vú, vì xà phòng làm mất các chất bôi trơn tự nhiên của ngực, làm cho núm vú khô hơn, khó chịu hơn.

Nên lưu ý đến viêm tuyến vú – một tình trạng nhiễm trùng ở ngực, đôi khi kèm sốt lạnh run. Nếu có dấu hiệu này, bạn nên đi khám bác sĩ, để được đánh giá và quyết định điều trị kháng sinh kịp thời. Ngay cả khi bạn đang uống thuốc điều trị cho viêm tuyến vú, bạn vẫn có thể cho con bú mẹ trực tiếp bình thường.

Ở một số trường hợp, khi bầu ngực mẹ quá căng cứng, dòng sữa chảy quá nhanh, gây khó khăn cho trẻ trong vấn đề ngậm vú mẹ, và bú hiệu quả. Vì vậy, nếu có tình trạng này xả ra, bạn có thể massage hoặc hút sữa mẹ ra ngoài một lượng nào đó, trước khi cho bé bú mẹ trực tiếp.

Bạn nên để ý tới những dấu hiệu nhỏ để bảo vệ bé nhé

Trong 6 tháng đầu đời, trẻ có cần gì khác ngoài sữa mẹ hay không?

Sữa mẹ chỉ có một lượng rất ít Vitamin D, nên nếu bạn quyết định cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, nên tư vấn với bác sĩ xem có nhu cầu cho trẻ uống vitamin D bổ sung mỗi ngày hay không nhé!

Nguồn tham khảo:

Breast feeding; Caring for kids, Canadian paediatric Soeiety, Canada

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!
Sản phẩm đã xem