Đang Cho Con Bú Dùng Que Thử Thai Có Chính Xác Không?
Mẹ đang cho con bú nhưng lại bị chậm kinh 10 ngày rồi thì dùng que thử thai có chính xác không? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên nhé.
Có thể mang thai khi đang cho con bú không?
Nhiều người có suy nghĩ rằng đang cho con bú dùng que thử thai có chính xác không hoặc khi đang cho con bú sẽ không thế mang thai. Điều này là không đúng, đang cho con bú hoàn toàn Có thể dính bầu.
Theo các chuyên gia, trong thời gian cho con bú sẽ làm giảm khả năng thụ thai nhưng không có nghĩa là điều đó không xảy ra, nhất là khi bạn không có biện pháp phòng tránh an toàn. Bạn nên nhớ mình hoàn toàn có thể mang thai dù chưa có kinh. Sau khi sinh cần có một khoảng thời gian nhất định để chu kỳ kinh nguyệt quay trở lại. Nhưng sự rụng trứng trong lần đầu tiên có thể xảy ra trước khi có kinh do vậy, các mẹ vẫn có thể dính bầu dù chưa thấy kinh nguyệt trở lại.
Tình trạng có thai khi cho con bú được giải thích như sau: Thời kỳ mang thai và ngay sau khi sinh con phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt, đồng nghĩa với việc trứng không rụng nên sẽ không thể có thai. Nhưng chỉ sau khi sinh vài tháng, cơ thể người phụ nữ có những thay đổi, đặc biệt là trứng sẽ rụng trước khi người phụ nữ có kinh nguyệt trở lại, nếu có quan hệ thì khả năng mang thai cũng là rất cao.
Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những phụ nữ cho con bú có thời gian rụng trứng và có kinh nguyệt trở lại sau khoảng từ 4 – 6 tháng hoặc 1 năm. Còn những phụ nữ không cho con bú có thời gian rụng trứng và có kinh nguyệt trở lại sớm hơn rất nhiều, khoảng từ 6 – 10 tuần.
Đang cho con bú thử thai có lên vạch không?
Đang cho con bú thử thai có lên vạch không?
Thời kỳ hậu sản là thời kỳ từ khi đẻ đến 42 ngày sau đó. Trong thời kỳ này, tử cung sẽ co trở về trạng thái bình thường và sản phụ sẽ có sản dịch. Hết thời kỳ hậu sản nếu có quan hệ tình dục thì mới có thể có thai.
Nếu như đi siêu âm không có thai mà thử thai bằng que thử trong nước tiểu thấy 2 vạch là do beta Hcg còn lại của kỳ thai trước. Thông thường sau đẻ 1 đến 2 tháng lượng bta Hcg mới hết, khi đó que thử mới cho kết quả đúng.
Dấu hiệu có bầu trộm
"Mang bầu trộm” chính là hiện tượng những bà mẹ mang thai trong khi vẫn đang cho con bú. Ở giai này, người mẹ chưa có kinh nguyệt và mang thai, nhưng không biết cho đến khi thai đã lớn. Thậm chí, có những trường hợp bà mẹ mang thai đến tháng thứ 6, mới phát hiện mình mang thai. Vậy, dấu hiệu mang thai trộm là gì?
1. Phản ứng của trẻ: Bống dưng bỏ bú hay bú nhiều hơn
Dấu hiệu có thai khi đang cho con bú đầu tiên là bé tự dưng bỏ bú. Vì phụ nữ mang thai khi cho con bú sẽ làm thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể. Từ đó sẽ khiến cho nguồn sữa mẹ bớt thơm ngon và có vị chua, làm bé không thích và giảm dần việc bú sữa mẹ. Thêm nữa, khi mang thai mẹ nào bị ốm nghén sẽ thường ăn ít hoặc chán ăn nên cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ khiến sữa không còn ngon ngọt như ban đầu, bé sẽ bú ít hoặc bỏ bú.
Lúc mẹ mang thai mà cho con bú sữa mẹ sẽ đặc hơn, hoặc có vị mặn hơn làm bé ngon miệng và thích thú hơn.
Đây có thể coi là một dấu hiệu nhận biết có thai dù rất dễ nhầm với các triệu chứng của bệnh khác.
2. Ngực mẹ đau, căng tức
Trong khi cho con bú, ngực của người phụ nữ thỉnh thoảng bị căng tức do tuyến sữ tiết ra không được em bé bú hết, đây là hiện tượng vô cùng bình thường. Nhưng nếu phụ nữ cho con bú cảm thấy ngực căng, đau tức dữ dội, ngay cả khi mới cho con bú xong thì rất có thể đã mang thai. Dấu hiệu đau tức ngực của có thai khi đang cho con bú tương đối giống với việc mang thai lần đầu, tuy nhiên mức độ đau ngực có thể sẽ tăng.
Như vậy, khi bạn cảm thấy ngực đau dữ dội, và việc cho con bú quá đau tới mức chỉ muốn ngừng cho bé bú, thì lúc này cũng có khả năng mẹ đã mang thai.
3. Mệt mỏi rã rời
Chăm con thôi cũng đủ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi khó chịu rồi. Song mẹ đang cho con bú mà có thai, thì sự mệt mỏi này tăng gấp bội, trở nên cùng cực, có lúc khiến mẹ muốn phát điên. Với một số người, mang thai trộm khiến họ mệt mỏi đến cùng cực. Hiện tượng này là do, có thể đang phải căng ra để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé đang bú sữa và một bào thai trong bụng. Cơ thể mẹ lúc này vừa phải cho con bú mà vừa phải chia sẻ dinh dưỡng cho thai nhi trong bụng, nên sự mệt mỏi, kiệt sức xảy đến cũng là điều dễ hiểu.
4. Ốm nghén
Giống như dấu hiệu có thai thông thường, phụ nữ có thai khi đang cho con bú cũng có thể xuất hiện triệu chứng ốm nghén (nôn khan, hoặc luôn có cảm giác buồn nôn, khó chịu ở bụng, đầy hơi…).
5. Que thử hai hiện 2 vạch
Nếu có 1 trong 4 dấu hiệu có thai khi đang cho con bú trên bạn nên mua que thử thai và thử thai đúng cách để xác định chắc chắn có phải mình sắp đón thêm một baby nữa hay không nhé!
Dấu hiệu có thai khi đang cho con bú
Đang cho con bú có thai phải làm sao?
Thông thường mọi người khi mang thai đều có sự chuẩn bị từ trước nhưng với người mang thai trộm thì không. Dù không muốn nhưng nếu như mẹ đã biết mình mang thai khi đang cho con bú thì mẹ nên làm gì? Dưới đây là lời khuyên từ Mẹ Khỏe Con Thông Minh dành tới bạn
Theo một số nghiên cứu khoa học, nếu bạn sinh bé thứ hai dưới 2 năm thì tỷ lệ nguy cơ ốm đau, bệnh tật và tử vong của bé sau sẽ cao hơn. Ngoài ra, sinh con sớm trước 2 năm cũng sẽ ảnh hưởng đến việc chăm sóc con cái, đặc biệt là phục hồi sức khỏe người mẹ. Do đó, khoảng cách an toàn để mang thai lần tiếp theo thông thường khoảng 3 năm.
Trường hợp bạn đã lỡ mang thai cách nhau dưới 2 năm nhất là mang thai khi cho con bú thì lại càng gặp nhiều khó khăn hơn nữa. Hãy sẵn sàng chuẩn bị tâm lý để đối mặt với những vấn đề sau:
1. Động tác mút vú của trẻ kích thích cơ thể mẹ tiết ra Hormone Oxytoxin gây co bóp tử cung. Sự co bóp này có thể khiến em bé trong bụng gặp nhiều nguy hiểm.
– Nếu bạn rơi vào trường hợp đặc biệt: dọa sảy thai, ra máu, tiền sử sinh non, thai đôi,… thì bạn nên cai sữa cho bé lớn sớm.
– Còn bạn rơi vào trường hợp còn lại, có thể cho con bú khi mang thai nhưng cần chú ý: Khi dạ con có biểu hiện co bóp thì ngưng cho bé bú ngay lập tức.
Do đó, cho con bú khi đang mang thai là việc làm không được các bác sĩ sản khoa khuyến khích. Bởi nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với thai nhi trong bụng mẹ.
Trong trường hợp cai sữa, mẹ cũng nên cắt giảm một cách từ từ, chẳng hạn như làm thưa dần các cữ bú mẹ để bé làm quen với sự thiếu vắng sữa mẹ. Bên cạnh đó, cách này cũng giúp tránh sự xáo trộn, thay đổi quá lớn của các hormone trong cơ thể người mẹ.
Đang cho con bú có thai phải làm sao?
2. Thay đổi của cơ thể khi mang thai:
– Cảm giác đau đầu vú: do thay đổi nội tiết, đầu vú trở nên nhạy cảm hơn khi mang thai. Việc cho con bú lúc này khiến cảm giác đau đầu vú càng trầm trọng. Cách để vượt qua là cho bé bú từng cữ ngắn, tùy từng độ tuổi của bé mà bạn sắp xếp thời gian bú của bé cho phù hợp.
– Nghén khi mang thai đã là một điều khủng khiếp. Vừa nghén vừa cho con bú khiến tình trạng mệt mỏi, ốm nghén càng trở nên trầm trọng. Cơ thể mẹ dễ bị suy nhược, có thể khiến mẹ ít sữa, mất sữa, không đủ sữa cho bé lớn bú.
Lúc này hãy tham khảo ý kiến của các bác sỹ sản khoa để nhận được lời khuyên, giúp bạn thay đổi một số điểm trong chế độ ăn uống và sinh hoạt để giảm bớt triệu chứng.
3. Chăm sóc cả hai em bé bằng sữa mẹ:
– Sữa non rất quan trọng đối với em bé mới sinh. Vì vậy, trong những ngày đầu sau sinh bé thứ 2, bạn nên hạn chế cho bé lớn bú mẹ để ưu tiên cho em bé mới sinh. Khi sữa đã về thì bạn không cần phải lo nghĩ quá nhiều về việc cho bé nào bú vào lúc nào.
– Nếu bé lớn của bạn luôn cần được ti mẹ mới ngủ được, bạn hãy tập cho bé những thói quen khác như: xoa hoặc vỗ lưng nhè nhẹ, hát ru trước khi đi ngủ.
– Đa số các bé tuổi chập chững có xu hướng ghen tị với em bé mới sinh. Bé có thể tỏ ra giận dỗi, xa lánh, bực tức hoặc đành hanh với em mình. Vì khi đó, bé lớn sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi, bị chiếm đoạt.
Lúc này bạn cần nói chuyện với con về việc chia sẻ “đồ bú tí” cho em khi em được sinh ra. Nhiều bé sẽ cố phản kháng lại việc này. Bạn đừng căng thẳng với bé mà hãy âu yếm để bé cảm thấy mình vẫn được mẹ yêu và vẫn được gần mẹ.
– Thực hiện chăm sóc cho cả hai em bé bằng sữa mẹ dù vất vả nhưng vẫn có những ưu điểm của nó. Nếu bạn gặp phải các vấn đề trong việc cho con bú như tình trạng căng tức sữa hoặc sữa về quá nhiều thì bé lớn có thể giúp bạn giải quyết tình hình bằng cách bú trước và giảm áp lực sữa để phù hợp hơn với sức bú của em mình.
Chăm sóc cả hai em bé bằng sữa mẹ
4 .Dinh dưỡng tăng cường hơn cho mẹ bầu trộm:
– Cho dù bạn có quyết định vẫn cho con bú hay cai sữa cho con khi mang thai bé tiếp theo thì bạn vẫn cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt tăng cường.
– Nếu quyết định vẫn tiếp tục cho con bú khi mang thai. Lúc này áp lực dinh dưỡng cho mẹ tăng cao bởi mẹ phải cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi, cho con bú và cho cả chính mình.
– Ngay cả khi đã cai sữa cho con thì bạn vẫn cần tăng cường dinh dưỡng nhiều hơn bình thường. Bởi khi mang thai hai bé gần nhau quá cơ thể mẹ chưa đủ thời gian để phục hồi. Bé thứ 2 rất dễ thiếu dinh dưỡng nếu mẹ không chú ý bổ sung.
– Để giúp mẹ cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể và cho con, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, bạn có thể bổ sung thêm các dưỡng chất từ thuốc bổ. Các dưỡng chất thường thiếu mà mẹ cần cung cấp như: DHA, EPA, sắt, canxi, acid folic, I-ốt, Mg, kẽm…
Lời khuyên dành cho mẹ đã có dấu hiệu có bầu trộm thì các việc cần nên làm ngay
- Thông báo với người thân trong gia đình, để có sự hỗ trợ giúp mẹ chăm bé lớn để mẹ có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Thăm khám thường xuyên để bác sỹ có thể tư vấn cho bạn chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi phù hợp với thể trạng từng người.
- Các chuyên gia khuyên bạn nên đợi ít nhất 1 năm, tốt nhất là 2 năm để lại mang thai lần nữa.
Nếu bạn đã sẵn sàng cho bé thứ hai, bạn có thể thực hiện các bước sau
- Tăng lượng chất đặc cho bé. Hãy thử tăng lượng chất đặc của bé, với điều kiện là bé đang ăn rồi và bé phải lớn hơn 6-8 tháng tuổi. Điều này sẽ làm giảm nhu cầu về sữa, ảnh hưởng đến sản lượng hormone và giúp bạn tăng khả năng sinh sản.
- Quan tâm hơn về chế độ ăn uống, bổ sung đầy đủ lượng dưỡng chất cần thiết. Cố gắng duy trì lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi để có sức khỏe tốt và tinh thần sẵn sàng đón nhận thêm thành viện mới,
- Để giúp mẹ cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể và cho con, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, mẹ có thể bổ sung thêm các dưỡng chất.
- Quá trình có thai, mẹ bầu đặc trưng kiêng kỵ nên rất dễ bị ốm vặt như cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm trùng…sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, nặng hơn nữa sẽ gây dị tật thai nhi. Khi đang mang bầu và cho con bú, rất nên dùng sữa non, vì sữa non chứa các kháng thể tự nhiên IgG, IgA, IgM… được nếu như vắc-xin tự nhiên. Đặc biệt, kháng thể IgG là kháng thể duy nhất có thể truyền mẹ sang con qua nhau thai, vừa nâng cao cường sức khỏe cho mẹ, vừa giúp thai nhi hoàn thiện hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho thai nhi, tạo nền móng sức khỏe cho bé sau này.
- Hơn nữa, trong Mama sữa non chứa nhiều các dưỡng chất chẳng thể thiếu cho bà bầu là axít Folic, Canxi, sắt và hơn 20 cái axit amin khác không chỉ sản xuất đủ dưỡng chất cho mẹ mà còn giúp bé luôn khỏe mạnh. Phụ nữ có thai và cho con bú nên bổ sung mama sữa non, giúp nâng cao sức khỏe cho mẹ và bé nhé.
Mama Sữa Non Baby New 120g dạng gói tiện lợi, dễ sử dụng
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội