Giải Đáp Thắc Mắc: Có Thai Bao Lâu Thì Ốm Nghén?
Bất cứ chị em nào khi mang thai cũng lo lắng, hồi hộp với tình trạng ốm nghén. Mang thai bao lâu thì ốm nghén. Thời gian ốm nghén diễn ra bao lâu. Bài viết sau sẽ giải đáp giúp bạn.
Mang thai bao lâu thì ốm nghén là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm. Bởi ốm nghén gây nên cảm giác khó chịu cho chị em. Tuy nhiên chị em cũng không nên quá lo lắng bởi ốm nghén sẽ tự khỏi,
1. Ốm nghén là gì?
Ốm nghén là tình trạng buồn nôn, nôn mửa của chị em phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Ốm nghén là hiện tượng sinh lý bình thường thường gặp ở 80% bà mẹ mang thai và phổ biến nhất trong 3 tháng đầu.
Khi ốm nghén, các mẹ luôn cảm thấy buồn nôn, nôn, ngại ngửi mùi thức ăn, cơ thể mệt mỏi, chán nản không muốn làm bất cứ điều gì cả.
2. Mang thai bao lâu thì ốm nghén?
Khi mang thai, hầu hết mẹ bầu nào cũng phải trải qua giai đoạn ốm nghén. Tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng của mỗi người mà mẹ bầu có thể bị nghén sớm hay muộn, nặng hay nhẹ. Trong đó, ốm nghén luôn đi kèm với các triệu chứng như: thèm ăn hoặc chán ăn, đau nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, lơ mơ.
Ốm nghén là do sự gia tăng đột ngột của hormone Gonadotropin được phóng thích ồ ạt từ nhau thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ nên mẹ bầu thường xuất hiện triệu chứng thai nghén sớm từ tuần 4 – 6 của thai kỳ, trễ nhất là tuần 8 – 12. Một số thai phụ bị ốm nghén nặng còn kéo dài thêm vài tuần hoặc vài tháng nữa, có người kéo dài suốt cả quá trình mang thai.
Ốm nghén là hiện tượng sinh lý bình thường thường gặp ở 80% bà mẹ mang thai
3. Thời gian ốm nghén kéo dài bao lâu?
Thông thường, thời gian ốm nghén của mẹ bầu sẽ tự biến mất vào tuần thứ 12 – 14 của thai kỳ, tức là chỉ kéo dài trong 1 – 2 tháng. Tuy nhiên, tình trạng ốm nghén của mỗi mẹ bầu là không giống nhau, thậm chí ở các lần mang thai cũng khác nhau nên thời gian ốm nghén kéo dài bao lâu cũng khác nhau. Ngoài tình trạng phổ biến kéo dài trong khoảng 1 – 2 tháng thì cũng có chị em ốm nghén trong 3 tháng đầu sau đó chúng sẽ tự hết, nhưng cũng có chị em ốm nghén suốt thai kỳ.
Sự khác nhau về khoảng thời gian ốm nghén còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: thể trạng, tình trạng sức khỏe, tâm lý thậm chí là cả yếu tố di truyền.
4. Nguyên nhân gây nên tình trạng ốm nghén
- Khi mang thai, hormone Human chorionic gonadotropin tăng lên nhanh chóng khiến mẹ bầu xuất hiện các thai nghén.
- Phụ nữ có vi khuẩn Helicobacter pylori trong dạ dày sẽ có khả năng bị ốm nghén cao hơn, dễ bị buồn nôn và nôn.
- Các hormone nội tiết tố trong cơ thể tăng lên, đặc biệt là estrogen.
- Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi.
- Thói quen ăn uống thất thường, không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé.
- Lượng đường trong máu thấp.
- Một số mẹ bầu có đường tiêu hóa nhạy cảm, sớm nhận ra những thay đổi của thời kỳ mang thai.
- Mẹ bầu nhạy cảm với một số mùi, kích hoạt phản xạ buồn nôn, nôn mửa.
5. Các triệu chứng của ốm nghén
Trong quá trình mang thai, có rất nhiều chị em khổ sở và sợ hãi với tình trạng ốm nghén, những cũng có nhiều chị em không có biểu hiện ốm nghén gì hoặc ốm nghén chỉ thoáng qua, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Dưới đây là một số triệu chứng của ốm nghén, bạn có thể tham khảo
Ốm nghén nhẹ
- Thỉnh thoảng xuất hiện các triệu chứng như: đầy hơi, mệt mỏi, khó chịu, ợ hơi,…Tuy nhiên chúng chỉ xuất hiện trong 1 thời gian ngắn và dần dần mất đi.
- Đôi lúc có cảm giác buồn nôn nhưng không liên tục.
- Lượng nước trong cơ thể bị giảm xuống.
- Vẫn ăn uống được bình thường, chỉ ăn được ít những loại đồ ăn có mùi.
Ốm nghén nặng
- Nôn liên tục và khó kiểm soát.
- Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
- Không ăn uống được gì trong khoảng thời gian dài.
- Mất nước và sụt cân.
- Nhiều trường hợp, mẹ chỉ có thể nằm trên giường và không đủ sức để đi đi lại lại.
- Ốm nghén xảy ra cả ngày lẫn đêm.
Ốm nghén thường gây nên cảm giác buồn nôn, nôn, chán ăn cho thai phụ
6. Ốm nghén có làm ảnh hưởng đến mẹ và bé không?
Mặc dù ốm nghén gây nên nhiều biểu hiện khó chịu cho mẹ bầu. Tuy nhiên, cơ chế này là hoàn toàn tự nhiên, mang lại nhiều lợi ích cho thai nhi trong bụng.
Theo các chuyên gia, mẹ bầu nào trải qua các giai đoạn ốm nghén của thai kỳ thì em bé sinh ra sẽ có chỉ số thông minh cao hơn em bé khác. Đồng thời, những em bé này ít bị dị tật bẩm sinh hơn, có chiều cao và cân nặng vượt trội. Hơn nữa, ốm nghén còn là biểu hiện của phản ứng thích nghi để bảo vệ thai nhi trong bụng mẹ. Bởi khi mẹ bầu nôn ói, các độ tố sẽ đi theo đó ra ngoài, giải phóng ra khỏi cơ thể bé.
Ngoài ra, ốm nghén trong thời gian đầu mang thai còn hạn chế được tỉ lệ sảy thai so với mẹ bầu không bị ốm nghén. Các nhà khoa học cho rằng, ốm nghén chính là cơ thể bảo vệ thai nhi trước những rủi ro không mong muốn xảy ra. Ốm nghén thường xuất hiện từ tuần thứ 6 của thai kỳ và kết thúc ở tuần thứ 12, đây là khoảng thời gian mà não bộ của thai nhi hình thành, do đó, ốm nghén có thể ảnh hưởng rất tốt đến chỉ số IQ của em bé về sau này.
7. Những điều cần lưu ý khi bị ốm nghén
Ốm nghén chỉ là biểu hiện tạm thời và chúng sẽ khỏi nhanh khi thai nhi dần phát triển. Tuy nhiên, bạn cũng nên tuân thủ một số nguyên tắc sau để hạn chế tình trạng ốm nghén sau khi mang thai:
- Không để bụng rỗng vào mỗi sáng. Ngay sau khi thức dậy, bạn hãy ăn 1 lat bánh mì hoặc 1 vài chính bánh quy.
- Thay vì ăn 3 bữa chính, bạn hãy chia nhỏ thành 6 – 7 bữa trong ngày để làm giảm tối đa tình trạng buồn nôn.
- Nên ăn những món ăn nhạt, ít chất béo như: chuối, gạo, táo, bánh mì nướng,…để thai phụ dễ dàng tiêu hóa hơn, hạn chế tình trạng nôn ối.
- Không nên uống nước trước các bữa ăn mà hãy đợi ăn cơm xong từ 20 – 30 phút hãy uống.
- Nếu uống nước lọc cũng khiến bạn buồn nôn thì nên đổi sang các loại nước uống hoa quả, trà thảo mộc.
- Không nên ăn những loại đồ ăn quá cay, các món muối chua, lên men.
Mang thai bao lâu thì ốm nghén? Thai nghén chỉ là triệu chứng tạm thời và chúng sẽ tự khỏi khi bước vào giai đoạn thứ 2. Do đó, mẹ bầu không phải lo lắng gì nhiều. Nếu có biểu hiện lạ gì xảy ra thì hãy báo ngay cho bác sĩ.
Chúc các mẹ bầu luôn luôn khỏe mạnh.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội