Lạc Nội Mạc Tử Cung Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh
Lạc nội mạc tử cung là bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh này tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm, có thể gây vô sinh. Vì thế, chị em nên phòng ngừa và điều trị sớm nhất có thể nhé.
- 1. Lạc nội mạc tử cung là gì?
- 2. Nguyên nhân gây nên bệnh lạc nội mạc tử cung
- 3. Biểu hiện của lạc nội mạc tử cung
- 4. Các giai đoạn phát triển của bệnh lạc nội tử cung
- 5. Các loại lạc nội mạc tử cung
- 6. Lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?
- 7. Cách điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung
- 8. Biện pháp kiểm soát bệnh lạc nội mạc tử cung
Dưới đây là nguyên nhân và cách điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung, các bạn có thể tham khảo để bệnh nhanh chóng chấm dứt.
1. Lạc nội mạc tử cung là gì?
Nội mạc tử cung là lớp tế bào trên bề mặt tử cung, hay còn là địa điểm làm tổ cho phôi trong quá trình mang thai. Vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, nếu quá trình thụ thai không diễn ra thì lớp nội mạc này sẽ bong ra và trôi ra ngoài cùng máu kinh. Tuy nhiên, cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các mảnh vụn của lớp nội mạc tử cung này bị chảy ngược trở lại vào ống dẫn trứng hoặc lên buồng trứng. Trong quá trình đó, các mảnh vụn có thể bị tắc ở bộ phận nào đó ngoài tử cung và bám ở đó, gây ra tình trạng viêm nhiễm, chảy máu. Đó chính là lạc nội mạc tử cung.
Lạc nội mạc tử cung xảy ra phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 40. Với những phụ nữ đã mãn kinh thì ít gặp bệnh này hơn.
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng xảy ra phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản
2. Nguyên nhân gây nên bệnh lạc nội mạc tử cung
Tại thời điểm này vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nên bệnh lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đã chỉ ra một số tác nhân có thể gây nên tình trạng lạc nội mạc tử cung là:
- Do sự trào ngược của kinh nguyệt: Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến lạc nội mạc tử cung. Thay vì di chuyển ra ngoài cơ thể, máu kinh có chứa các tế bào nội mạc tử cung lại chảy ngược vào trong, đi theo ống dẫn trứng vào trong khoang chậu, khiến các tế bào này dính vào thành khung chậu và bề mặt của các cơ quan vùng chậu.
- Sự tăng trưởng của tế bào phôi thai: Tế bào phôi tạo ra các tế bào lót trong khoang bụng và vùng chậu. Khi một hoặc nhiều vùng nhỏ của màng bụng phát triển thành mô nội mạc tử cung, bạn có thể bị lạc nội mạc tử cung.
- Do phẫu thuật cắt bỏ tử cung, mổ lấy thai,..: Chị em nào đã thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung, mổ lấy thai,…thì các vết sẹo phẫu thuật cũng có thể khiến các tế bào nội mạc tử cung bám dính, gây ra lạc nội mạc tử cung.
- Nguyên nhân khác: Có thể là do hệ miễn dịch gặp vấn đề khiến cơ thể không thể nhận ra và phá hủy các mô nội mạc tử cung đang lớn lên bên ngoài tử cung.
3. Biểu hiện của lạc nội mạc tử cung
- Xuất hiện những cơn đau vùng chậu trong chu kỳ kinh nguyệt và cơn đau càng ngày càng nặng hơn theo thời gian.
- Đau thắt lưng và đau bụng.
- Đau sau khi quan hệ tình dục.
- Đau khi đại tiện, tiểu tiện trong kỳ kinh nguyệt.
- Thời gian hành kinh của bạn có thể kéo dài hơn hoặc bị chảy máu nhiều hơn.
- Có máu trong nước tiểu hoặc phân, chảy máu âm đạo khi quan hệ tình dục.
- Mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi hoặc buồn nôn, đặc biệt trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Đau bụng dữ dội trước và trong kỳ kinh nguyệt.
- Vô sinh.
- Mệt mỏi.
- Ngoài ra, một số trường hợp còn gặp phải tình trạng rối loạn đường tiêu hóa như: tiêu chảy, táo bón, buồn nôn.
Lạc nội mạc tử cung làm xuất hiện những cơn đau bụng, lưng dữ dội trong chu kỳ kinh nguyệt
4. Các giai đoạn phát triển của bệnh lạc nội tử cung
Lạc nội mạc tử cung có thể phát triển theo 4 giai đoạn:
- Giai đoạn I (rất nhẹ): Có một vài mô cấy nhỏ trên các cơ quan hoặc mô lót vùng chậu/bụng. Có ít hoặc không có mô sẹo.
- Giai đoạn II (nhẹ): Có nhiều mô cấy hơn so với giai đoạn 1. Chúng nằm sâu hơn trong mô và có thể có một số mô sẹo.
- Giai đoạn III (trung bình): Có nhiều mô cấy sâu, đồng thời xuất hiện u nội mạc tử cung và mô sẹo xung quanh buồng trứng hoặc vòi tử cung.
- Giai đoạn IV (nặng): Đây là giai đoạn lan rộng nhất. Người bệnh có nhiều mô cấy sâu và kết dính dày, kèm theo mô sẹo dính xung quanh buồng trứng, vòi tử cung hoặc giữa tử cung và phần dưới của ruột.
5. Các loại lạc nội mạc tử cung
Có 3 loại lạc nôi tử cung chính, dựa vào vị trí khởi phát của bệnh:
- Tổn thương phúc mạc bên ngoài: Đây là loại phổ biến nhất. Bạn sẽ thấy xuất hiện những tổn thương trên màng bụng – là một màng mỏng che phủ mặt trong ổ bụng, các tạng trong bụng và khoang chậu.
- U nội mạc tử cung (tổn thương buồng trứng): Những u nang sẫm màu, chứa đầy chất lỏng này hình thành sâu bên trong buồng trứng của người bệnh. Chúng có thể làm hỏng các mô khỏe mạnh xung quanh.
- Nội mạc tử cung xâm nhập sâu: Loại này phát triển dưới phúc mạc và gây tổn thương đến các cơ quan gần tử cung. Chẳng hạn như: ruột, bàng quang. Khoảng 1 – 5% phụ nữ gặp phải tình trạng này.
6. Lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?
Lạc nội mạc tử cung có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách.
- Vô sinh: Đây là biến chứng chính của bệnh. Khoảng 1/3 phụ nữ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Lạc nội mạc tử cung ngăn không cho trứng và tinh trùng gặp nhau để thụ tinh. Ngoài ra, chúng còn có thể phá hủy trứng hoặc tinh trùng. Tuy nhiên, nếu ở mức độ nhẹ, bạn vẫn có con.
- Ung thư: Mặc dù rất hiếm gặp nhưng lạc nội tử cung có thể gây ra bệnh ung thư buồng trứng hoặc u lạc nội mạc tử cung.
Lạc nội mạc tử cung có thể gây nên tình trạng vô sinh ở nữ giới
7. Cách điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung
Tùy thuộc vào mức độ cũng như triệu chứng của bệnh để bác sĩ đưa ra cách điều trị bằng thuốc, phẫu thuật hoặc cả hai.
- Điều trị bằng thuốc: Các loại thuốc được sử dụng để điều trị lạc nội mạc tử cung là: thuốc giảm đau, thuốc nội tiết tố như thuốc chống viêm steroid (NSAID); thuốc nội tiết tố như: thuốc tránh thai, thuốc chỉ có progestin, thuốc chủ vận hormone tiết ra gonadotropin.
- Phương pháp phẫu thuật: Là biện pháp được thực hiện để giảm đau và cải thiện khả năng sinh sản. Trong quá trình phẫu thuật, các mô nội mạc tử cung xuất hiện ở những nơi khác nhau trong cơ thể sẽ được loại bỏ hoàn toàn.
8. Biện pháp kiểm soát bệnh lạc nội mạc tử cung
Người mắc bệnh lạc nội mạc tử cung có thể áp dụng các biện pháp sau để kiểm soát bệnh:
- Tắm nước ấm hoặc chườm túi nóng để giúp cơ chậu được thư giãn và giảm co thắt cũng như đau.
- Tập thể dục thường xuyên để cải thiện các triệu chứng của bệnh.
- Khi nằm xuống, bạn nên kê một chiếc gối ở dưới đầu gối.
Trên đây là một số thông tin về bệnh lạc nội mạc tử cung. Hy vọng chúng sẽ giúp chị em tìm ra phương pháp phòng bệnh và điều trị sớm.
--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội