Hội Chứng Tic Là Gì? Hội Chứng Tic Có Chữa Khỏi Được Không?
Hội chứng Tic là căn bệnh không hiếm gặp ở trẻ. Tuy nhiên, những biểu hiện của bệnh thường khiến chúng ta dễ nhầm tưởng như trẻ đang nghịch. Vì thế, các bậc cha mẹ cần nắm bắt rõ các biểu hiện của hội chứng Tic ở trẻ để kịp thời phát hiện và đưa trẻ đi khám.
Hội chứng Tic ở trẻ là gì? Nó có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ không và đặc biệt chúng có chữa khỏi được không? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên nhé.
1. Hội chứng Tic là gì?
Hội chứng Tic là một dạng rối loạn vận động hay một phát âm không chủ đích, xảy ra nhanh chóng bất ngờ nhưng lặp lại lặp lại nhiều lần.
Hội chứng Tic là một dạng rối loạn vận động hay một phát âm không chủ đích, xảy ra nhanh chóng bất ngờ
2. Biểu hiện của hội chứng Tic., xảy
Hội chứng Tic được chia làm 2 loại, trong đó có nhóm vận động và tạo âm. Ngoài ra, người ta cũng chia nhỏ thêm thành Tic đơn giản và Tic phức tạp.
Tất cả những cử động của Tic đều xảy ra một cách tự nhiên, vô thức và hầu như trẻ không thể kiểm soát được chúng.
Rối loạn Tic vận động đơn giản
Là sự hoạt động không bình thường của một nhóm cơ nào đó. Biểu hiện:
- Nháy mắt hoặc nheo mắt
- Nhăn mũi
- Cữ động lưỡi (Hay gặp nhất là thè lưỡi ra ngoài)
- Xoay đầu hoặc giật đầu
- Nhảy hoặc đứng lên ngồi xuống liên tục
- Bẻ khớp ngón tay
- Nhún vai
Rối loạn Tic vận động phức tạp
Bao gồm hoạt động của một hoặc nhiều nhóm cơ phức tạp. Biểu hiện:
- Nhăn mặt
- Cúi đầu xuống chạm đất
- Cắn môi
- Đập đầu
- Thường xuyên chạm vào người khác hoặc những đồ vật khác một cách tùy ý
- Trẻ có những hành động hoặc cử chỉ khiêu dâm
Rối loạn Tic phát âm đơn giản
Là khi trẻ phát ra những âm thanh bất thường như:
- Ho
- Lẩm bẩm
- Thở dốc
- Khịt mũi
- Ngáy
- Hắng giọng
Rối loạn Tic phát âm phức tạp
Trẻ nói những từ, cụm từ hoặc 1 câu quá nhiều lần gây ảnh hưởng đến mạch nỏi bình thường của trẻ hoặc khiến trẻ bị nói lắp. Biểu hiện:
- Lặp lại nhiều lần một âm thanh, một từ hoặc một câu.
- Sử dụng những từ ngữ thô tục, những câu nói khó nghe.
Hội chứng Tic được chia làm 2 loại, trong đó có nhóm vận động và tạo âm
3. Nguyên nhân gây ra hội chứng Tic ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hội chứng Tic ở trẻ. Cụ thể như sau:
Do di truyền
Theo thống kê, những đứa trẻ sinh ra trong một gia đình đã có bố mẹ hoặc anh chị đã từng mắc hội chứng Tic thì trẻ sẽ có nguy cơ mắc hội chứng này là rất cao.
Do rối loạn tâm lý
Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa chứng rối loạn Tic và các bệnh lý về rối loạn tâm lý gây ám ảnh cưỡng chế. Bên cạnh đó, các yếu tố như: thiếu ngủ, mệt mỏi, sang chấn tâm lý,...cũng được xem là yếu tố có nguy cơ gây nên hội chứng này.
Do sử dụng thuốc
Hội chứng Tic cũng có thể bắt nguồn từ hậu quả của việc sử dụng thuốc như: Cocaine hoặc Amphetamine. Hoặc khi ngừng sử dụng một số loại thuốc.
4. Hội chứng Tic được chuẩn đoán như thế nào?
Thông thường, khi thấy trẻ có những biểu hiện như: gật đầu, nhún vai, cau mày, mũi khụt khịt,...cha mẹ sẽ nghi ngờ trẻ đang gặp vấn đề về thần kinh và đưa trẻ đến các chuyên khoa thần kinh để thăm khám.
Tuy nhiên, việc thăm khám sẽ không thất những bất thường nào khác, ngoài những triệu chứng máy giật. Điện não đồ, chụp cắt lớp vi tính hay xét nghiệm máu chỉ có tác dụng loại trừ các bệnh lý khác hoặc có thể bị lẫn lộn với hội chứng Tic. Ngoài ra, điện não đồ còn có thể xuất hiện bất thường nhẹ, không đặc hiệu, không đủ rõ ràng để kết luận và không liên quan đến việc chuẩn đóan.
Hội chứng Tic thường được chuẩn đoán muộn sau nhiều năm và khi có thêm các biểu hiện như: rối loạn vận động, rối loạn tâm thần. Vì thế, bệnh nhân thường phải trải qua những điều trị không cần thiết trước khi chuẩn đoán được bệnh chính xác.
Hội chứng Tic được chuẩn đoán bằng cách quan sát các triệu chứng và đánh giá tần suất xuất hiện các triệu chứng cũng như các phản ứng tâm lý khác, chứ không phải là làm xét nghiệm phân tích máu, chụp ảnh quang tuyết hoặc những loại xét nghiệm y khoa là xác định được hội chứng.
Hội chứng Tic chỉ được chuẩn đoán bằng cách quan sát các triệu chứng
5. Hội chứng Tic có chữa được không?
Hiện tại, có một số thuốc có thể làm giảm được các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, phần lớn ngườ bệnh không cần sử dụng thuốc, trừ khi các triệu chứng của bệnh ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của người bệnh.
Tại thời điểm này, Y Học vẫn chưa tìm được cách điều trị dứt điểm hội chứng Tic ở trẻ. Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị kịp thời, chúng ta có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng nháy mắt, nhún vai, khịt mũi,...
Và hầu hết tất cả những đứa trẻ được điều trị sớm và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ đều thuyên giảm đáng kể. Tuy nhiên, không phải là tất cả vì thực tế vẫn có một số trường hợp giữ lại toàn bộ các biểu hiện của rối loạn Tic nghiêm trọng và kéo dài mãi mãi.
Trên đây là những thông tin cơ bản về hội chứng Tic ở trẻ. Đây là căn bệnh không hiếm gặp ở trẻ vì thế khi thấy trẻ có những biểu hiện lạ như trên, ba mẹ nên đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện đẻ được hỗ trợ và điều trị kịp thời nhé.
Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
---------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội