Những Điều Nên Biết Về Tật Dính Thắng Lưỡi Ở Trẻ, Mẹ Không Được Bỏ Qua
Dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh làm ảnh hưởng tới hoạt động nuốt và phát âm của trẻ. Vì thế, ba mẹ cần nắm rõ dấu hiệu của tật dính thắng lưỡi để trẻ được điều trị kịp thời, đúng cách.
- 1. Dính thắng lưỡi là gì?
- 2. Phân loại mức độ dính thắng lưỡi ở trẻ em
- 3. Nguyên nhân gây nên tật dị tật thắng lưỡi ở trẻ
- 4. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dính thắng lưỡi
- 5. Tật dính thắng lưỡi ở trẻ có nguy hiểm không?
- 6. Cách điều trị tật dính thắng lưỡi ở trẻ
- 7. Cách chăm sóc trẻ sau khi phẫu thuật dính thắng lưỡi
- 8. Một số câu hỏi thắc mắc liên quan đến tật dính thắng lưỡi ở trẻ
Dưới đây là một số thông tin cần biết là tật dính thắng lưỡi ở trẻ, ba mẹ cần phải nắm rõ nhé.
1. Dính thắng lưỡi là gì?
Dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh, xuất hiện ở trẻ từ khi mới sinh ra, do bị ngắn dây thắng lưỡi (một lớp màng mỏng dưới lưỡi) làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi.
Theo thống kê, có khoảng 5% trẻ sơ sinh gặp phải tật dính thắng lưỡi và được phát hiện ngay trong tháng đầu sau sinh khi thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc khi đi tiêm chủng. Một số trường hợp có thể phát hiện muộn hơn, khi cha mẹ thấy bé khó bú, khó phát âm hay chậm lên cân. Nếu bé bị dính thắng lưỡi phát hiện muộn sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng bú nuốt và phát âm. Đồng thời, tác động lên sự phát triển thể chất và ngôn ngữ của trẻ.
Dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh do bị ngắn dây thắng lưỡi
2. Phân loại mức độ dính thắng lưỡi ở trẻ em
Dính thắng lưỡi là dị tật được chuẩn đoán thông qua việc quan sát và đo chiều dài dây thắng lưỡi. Bé bị dính thắng lưỡi sẽ được phân loại thành nhiều mức khác nhau, dựa vào chiều dài của thắng lưỡi được đo từ nơi bám ở sàn miệng đến vị trí bám vào lưỡi.
Hiện tại, dính thắng lưỡi được chia làm 4 mức độ như sau:
- Mức độ 1: Trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ từ 12 – 16mm
- Mức độ 2: Trẻ bị dính thắng lưỡi trung bình từ 8 – 11mm
- Mức độ 3: Trẻ bị dính thắng lưỡi nặng từ 3 – 7mm
- Mức độ 4: Trẻ bị dính thắng lưỡi hoàn toàn dưới 3mm
3. Nguyên nhân gây nên tật dị tật thắng lưỡi ở trẻ
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy nguyên nhân gây dị tật thắng lưỡi ở trẻ. Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng, dính thắng lưỡi có yếu tố di truyền. Nếu ông bà, bố mẹ, anh/chị bị dính thắng lưỡi thì trẻ cũng có nguy cơ cao bị dính thắng lưỡi bẩm sinh.
4. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dính thắng lưỡi
Để nhận biết sớm trẻ có bị dính thắng lưỡi không, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra. Ngoài ra, còn có thể dựa vào một số dấu hiệu điển hình sau:
- Trẻ gặp khó khăn khi bú sữa.
- Thắng lưỡi của trẻ ngắn hơn bình thường.
- Lưỡi của trẻ không thể di chuyển sang 2 bên.
- Không thể nâng lưỡi lên để có thể chạm vào hàm trên.
- Với trẻ nhỏ, khi trẻ khóc, đầu lưỡi thường có dạng chữ V.
- Lưỡi bé không thể đưa ra khỏi hàm dưới.
Tật dính thắng lưỡi nên được nhận biết sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời
5. Tật dính thắng lưỡi ở trẻ có nguy hiểm không?
Dính thắng lưỡi ở trẻ là một dị tật bẩm sinh, tuy không nguy hiểm nhưng có thể gây ra một số ảnh hưởng cho bé. Cụ thể như sau:
Ảnh hưởng thể chất
Dị tật dính thắng lưỡi làm ảnh hưởng đến chức năng nuốt của trẻ. Trẻ càng lớn thì ăn uống càng khó khăn hơn vì khi nuốt thức ăn lưỡi bị kéo lại, khiến trẻ biếng ăn, chậm phát triển cân nặng.
Ảnh hưởng ngôn ngữ
Khi bắt đầu tập nói, tật dính thắng lưỡi làm ảnh hưởng đến việc phát âm của trẻ, trẻ không những khó nói mà còn nói ngọng, chậm nói.
Ảnh hưởng thẩm mỹ
Tật dính thắng lưỡi có thể đẩy răng cửa hàm dưới nghiêng, xô lệch. Điều này làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của trẻ.
6. Cách điều trị tật dính thắng lưỡi ở trẻ
Hiện nay, cách duy nhất để điều trị dị tật này là đưa trẻ đi cắt dây thắng lưỡi. Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám tại các phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt. Tại đây, các bác sĩ sẽ dựa vào trạng thái của thắng lưỡi để chỉ định thời gian tiến hành phẫu thuật. Trẻ càng nhỏ, quá trình phẫu thuật cắt thắng lưỡi càng đơn giản và nhanh chóng hơn.
Quy trình cắt dây thắng lưỡi ở trẻ
Đánh giá theo dõi: Các bác sĩ sẽ thăm khám để đánh giá chính xác mức độ dính thắng lưỡi ở trẻ.
Tiến hành phẫu thuật dính thắng lưỡi: Trẻ sẽ được bác sĩ gây tê hoặc gây mê để phẫu thuật. Bác sĩ sẽ sử dụng dao bipolar để cắt thắng lưỡi. Thời gian thực hiện ca mô trong vòng 15 phút và trẻ có thể xuất viện sau vài ngày. Sau mổ 3 tiếng, trẻ có thể ăn uống lại ngay và hoàn toàn hồi phục sức khỏe sau 1 – 2 tuần.
Cách duy nhất để điều trị dị tật dính thắng lưỡi là đưa trẻ đi cắt dây thắng lưỡi
7. Cách chăm sóc trẻ sau khi phẫu thuật dính thắng lưỡi
Sau khi tiến hành phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi thì ngay tại vị trí cắt sẽ thường xuất hiện các vết màu trắng. Tuy nhiên, cha mẹ không nên lo lắng quá, hiện tượng này sẽ tự hết sau 1 – 2 tuần. Ngoài việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, ba mẹ cần theo dõi và chăm sóc trẻ cẩn thận, không nên cho trẻ cắn hoặc ngậm các vật cứng để tránh tình trạng chảy máu, không cho trẻ sờ vào vị trí cắt để tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, mỗi ngày cần vệ sinh răng miệng cho trẻ sau khi ăn và cho trẻ uống nhiều nước để làm sạch khoang miệng.
8. Một số câu hỏi thắc mắc liên quan đến tật dính thắng lưỡi ở trẻ
Chi phí cắt thắng lưỡi cho trẻ bao nhiêu?
Chi phí phẫu thuật cắt thắng lưỡi cho mỗi trẻ là khác nhau, phụ thuộc vào phương pháp bác sĩ chọn tiến hành gây tê tại chỗ hay gây mê. Điều này còn tùy theo độ tuổi cần phẫu thuận và mức độ dính thắng lưỡi. Tuy nhiên, thủ thuật cắt dính thắng lưỡi cho trẻ là thủ thật nhỏ, không quá nguy hiểm, trẻ có thể về nhà trong ngày nên không tốn nhiều chi phí nằm viện và điều trị.
Khi nào không nên cắt thắng lưỡi?
Thủ thuật cắt dính thắng lưỡi tuy đơn giản nhưng không nên thực hiện trong trường hợp trẻ bị rối loạn đông máu hoặc có nhiễm trùng răng miệng. Vì nếu phẫu thuật trong hoàn cảnh này có thể gây chảy máu nhiều, nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
Thời điểm cắt thắng lưỡi phù hợp?
Thời điểm lý tưởng nhất để phẫu thuật cắt thắng lưỡi cho trẻ là từ 3 – 6 tháng. Bởi:
- Trẻ đã đủ khỏe mạnh để chịu đựng tốt cho bác sĩ tiến hành phẫu thuật.
- Không nên cắt thắng lưỡi trễ hơn với những trẻ bị dính thắng lưỡi ở mức độ nặng. Vì tật dính thắng lưỡi càng để lâu càng ảnh hưởng đến chức năng ăn uống, phát triển ngôn ngữ và thẩm mỹ của trẻ.
Trên đây là một số thông tin cần biết về tật dính thắng lưỡi ở trẻ em. Ba mẹ hãy tham khảo để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội