Tất Cả Những Thông Tin Cần Thiết Về Bệnh Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn

Tất Cả Những Thông Tin Cần Thiết Về Bệnh Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn

Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh lý phổ biến hiện nay. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cần được điều trị ngay để người bệnh sớm lấy lại được tinh thần và chất lượng cuộc sống.

Để hiểu rõ hơn về bệnh đau dây thần kinh liên sườn, nguyên nhân và cách điều trị bệnh, các bạn hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau nhé.

1. Đau dây thần kinh liên sườn là gì?

Hệ thống dây thần kinh liên sườn bao gồm các rễ dây thần kinh bắt nguồn từ tủy ngực (lưng), đốt sống D1 – D2 với chức năng chi phối da và cơ tại vùng ngực và bụng.

Đau dây thần kinh liên sườn là hội chứng tổn thương các rễ thần kinh liên sườn, gây ra những cơn đau nhói bên trái hoặc bên phải phía trước ngực rồi làm dọc theo mạn sườn đển phía sau cột sống lưng.

đau dây thần kinh liên sườn, đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở, dây thần kinh liên sườn ở đâu, viêm dây thần kinh liên sườn trái, viêm dây thần kinh liên sườn phải, bài tập thể dục đau dây thần kinh liên sườn, tại sao bị đau dây thần kinh liên sườn

Dây thần kinh liên sườn

2. Nguyên nhân đau dây thần kinh liên sườn

Thoái hóa cột sống

Thóa hóa cột sống là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh đau dây thần kinh liên sườn. Bệnh này chủ yếu gặp ở người đang trong độ tuổi lao động và người cao tuổi.

Lao cột sống và ung thư cột sống

Lao cột sống và ung thư cột sống sẽ gây nên các cơn đau dữ dội ở đoạn cột sống tương ứng, sau đó lan sang 2 bẽn sườn.

Ngoài những cơn đau dữ dội ở cột sống, bệnh nhân còn gặp phải một số triệu chứng như: sốt nhẹ về chiều, mệt mỏi, tụt cân.

Chấn thương cột sống

Chấn thương cột sống do bị tai nạn, té ngã, bị đánh,…cũng gây nên các cơn đau dây thần kinh liên sườn.

Bệnh lý tủy sống

Bệnh lý tủy sống thường gây đau dây thần kinh liên sườn một bên nhưng đi khám cột sống thì lại không cho kết quả rõ ràng.

Nhiễm khuẩn, nhiễm độc

Zona là căn bệnh phổ biến nhất gây nên tình trạng đau dây thần kinh liên sườn do nhiễm khuẩn. Bệnh này diễn ra qua 2 giai đoạn: Giai đoạn cấp và giai đoạn di chứng. Ở giai đoạn cấp, bệnh khởi phát với triệu chứng đau rát 1 mảng sườn, sau vài ngày da mẩn đỏ, xuất hiện các nốt mụn nước nhỏ li ti, phân bố theo phạm vi của các dây thần kinh liên sườn. Người bị bệnh có cảm giác bỏng rát, khó chịu kèm theo triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi. Sau khoảng 7 – 10 ngày, các tổn thương khô lại, bong vảy, để lại sẹo.

Bên cạnh các nguyên nhân chính trên, đau dây thần kinh liên sườn còn do một số nguyên nhân khác như: viêm đa dễ thần kinh, do mắc bệnh đái tháo đường, do dùng thuốc kháng viêm corticoid kéo dài.

3. Dấu hiệu nhận biết đau dây thần kinh liên sườn

Để biết mình có bị bệnh đau dây thần kinh liên sườn không, các bạn có thể dựa vào câc biểu hiện sau:

  • Cơn đau xuất hiện ở vùng cạnh sống hoặc vùng liên sống – bả vai. Chúng có thể đau một bên hoặc cả hai bên rồi lan theo khoang liên sườn ra phía trước ngực, thượng vị.
  • Cơn đau âm ỉ, đau tăng lên khi hít thở sau hoặc thay đổi tư thế như vặn mình, xoay người, ho, hắt hơi,…
  • Vị trí đau liên sườn thường chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh, đau nhất là vùng rễ sau lưng, đường nách giữa, sụn ức đòn.
  • Nếu đau dây thần kinh liên sườn do mắc bệnh zona thần kinh thì có biểu hiện đau rát vùng tổn thương, cơn đau có thể tái phát và trên da xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti và có xu hướng lan rộng theo sự phân bổ của các dây thần kinh liên sườn.

đau dây thần kinh liên sườn, đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở, dây thần kinh liên sườn ở đâu, viêm dây thần kinh liên sườn trái, viêm dây thần kinh liên sườn phải, bài tập thể dục đau dây thần kinh liên sườn, tại sao bị đau dây thần kinh liên sườn

Đau dây thần kinh liên sườn xuất hiện các cơn đau âm ỉ, kéo dài cả ngày

4. Biến chứng của đau dây thần kinh liên sườn

Đau dây thần kinh liên sườn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống như:

  • Các cơn đau dai dẳng, tái đi tái lại khiến người bệnh đau rát, khó chịu, không có đủ sức lực để làm việc.
  • Mất ngủ kéo dài.
  • Suy giảm về tinh thần và trí tuệ.
  • Sức đề kháng bị suy giảm.
  • Mệt mỏi, căng thẳng, stress.

5. Đối tượng có nguy cơ bị đau dây thần kinh liên sườn

  • Phụ nữ mang thai.
  • Người mắc sẵn các bệnh lý nền như: zona, nhiễm virus varicella, virus gây bệnh thủy đậu,…
  • Người tham gia các môn thể thao tốc độ cao như: bóng đá, trượt tuyết, đấu vật,…
  • Lái xe không an toàn, bị tai nạn giao thông dẫn đến tình trạng chấn thương dây thần kinh liên sườn và xương sườn.

6. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Khi đau dây thần kinh liên sườn mà gặp các biểu hiện sau thì bạn cần phải tới gặp bác sĩ ngay để kịp thời tư vấn và hỗ trợ, điều trị bệnh:

  • Cơn đau dữ dội gây tình trạng suy nhược cơ thể, khó thở.
  • Đau lồng ngực hoặc đau tức vùng ngực.
  • Áp lực lên ngực lớn, ngực bị thắt chặt.
  • Tim đập nhanh.
  • Ho ra chất nhầy màu vàng xanh.
  • Khó thở, không thể hít thở, đau ngực dữ dội khi ho hoặc thở.
  • Hoa mắt, chóng mặt, thậm chí là bất tỉnh.

đau dây thần kinh liên sườn, đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở, dây thần kinh liên sườn ở đâu, viêm dây thần kinh liên sườn trái, viêm dây thần kinh liên sườn phải, bài tập thể dục đau dây thần kinh liên sườn, tại sao bị đau dây thần kinh liên sườn

Đau dây thần kinh liên sườn có thể gây đau dữ dội, cơ thể suy nhược, khó thở

6. Phương pháp điều trị đau dây thần kinh liên sườn

Để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất, trước hết bạn phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Nếu đau dây thần kinh liên sườn tiên phát thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau như: paracetamol, diclofenac,…
  • Thuốc điều trị đau thần kinh nhóm gabapentin.
  • Thuốc giãn cơ vân như: mydocalm, myonal (Thuốc này chỉ được dùng cho trường hợp đau nhiều, có cảm giác co rút vùng sườn bị tổn thương).
  • Các loại vitamin nhóm B như: B1, B6, B12 để chuyển hóa tế bào nói chung và tế bào thần kinh nói riêng.

7. Cách phòng ngừa bệnh đau dây thần kinh liên sườn hiệu quả

  • Không mang vác các vật dụng quá nặng, không làm việc quá sức, vận động sai tư thế làm ảnh hưởng đến hệ xương khớp.
  • Giữ ấm cho cơ thể trong những ngày lạnh.
  • Tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh truyền nhiễm.
  • Tiêm phòng lao cho trẻ để hạn chế mắc bệnh lao khi lớn lên (Bệnh lao cũng có khả năng gây đau dây thần kinh liên sườn).
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm. Từ đó có phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.
  • Kiểm soát các yếu tố có thể gây nên tình trạng đau dây thần kinh liên sườn như: tiêm phòng vắc-xin thủy đậu, vắc-xin herpes zoster hoặc zona, lái xe an toàn cẩn thận,…
  • Ăn uống, sinh hoạt lành mạnh hợp lý.
  • Kết hợp với các bài tập dưỡng sinh, yoga.

Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh đau dây thần kinh liên sườn. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn, giúp bạn nhanh chóng vượt qua căn bệnh này.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!