Bật Mí 5 Nguyên Nhân Phổ Biến Gây Đau Bụng Quanh Rốn Ở Trẻ
Đau bụng quanh rốn là hiện tượng rất hay gặp ở trẻ. Nó có thể là biểu hiện của sinh lý bình thường hoặc biểu hiện của bệnh lý nào đó. Vì thế, nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Đau bụng quanh rốn ở trẻ có rất nhiều nguyên nhân. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất, cha mẹ nên tìm hiểu để kịp thời phát hiện và điều trị cho con.
1. Đau bụng quanh rốn là gì?
Đau bụng là thuật ngữ dùng để chỉ những bất thường diễn ra ở trong ổ bụng. Vùng quanh rốn là vùng chứa nhiều cơ quan quan trọng như: gan, lá lách, dạ dày, hành tá trạng, mật tụy, phía trên của ống niệu quản và thận. Vì thế, đau bụng quanh rốn là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý khác nhau hoặc do chế độ ăn uống không đúng cách.
Đau bụng quanh rốn là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý khác nhau hoặc do chế độ ăn uống không đúng cách
2. Đặc điểm chung của đau bụng quanh rốn
Ngoài đau bụng một cách âm ỉ, dữ dội hoặc đau quặn thắt, trẻ đau bụng quanh rốn còn có các triệu chứng sau:
- Sốt
- Đau di chuyển xuống bụng dưới bên phải.
- Đầy phơi hoặc chướng bụng.
- Chán ăn, mất cảm giác thèm ăn.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Táo bón.
- Tiêu chảy.
- Đau nặng hơn khi ho hoặc di chuyển.
3. Nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em
Dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng đau bụng quanh rốn ở trẻ em, các bạn nên tham khảo.
3.1 Đầy bụng khó tiêu
Đau bụng do đầy bụng khó tiêu là tình trạng hay gặp ở trẻ em. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống của trẻ. Trẻ ăn quá nhiều hoặc quá nhanh, trẻ ăn nhiều đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ hoặc quá cay, trẻ uống nhiều đồ uống có gas. Và các loại thực phẩm như: cam, quýt, đậu, caffeine (socola) cũng gây nên tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Ngoài ra, việc điều trị bằng thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng này ở trẻ.
Triệu chứng
- Đau bụng râm ran quanh rốn kèm cảm giác chướng bụng, đầy hơi sau khi ăn. Mẹ dùng tay vỗ nhẹ vào bụng của trẻ sẽ có âm vang phát ra như tiếng trống. Ngoài ra, bé cũng có cảm giác buồn nôn hoặc ợ hơi, xì hơi nhiều lần.
Cách xử lý
- Thay đổi chế độ ăn hàng ngày cho trẻ bằng cách chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày, cho trẻ ăn ít hơn nhưng thường xuyên hơn.
- Cho trẻ ăn những loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu, hạn chế ăn đồ cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ và hạn chế nước ngọt có gas.
- Massage bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ hoặc chườm nóng để giảm đầy hơn, khó tiêu.
Đầy bụng khó tiêu sẽ khiến trẻ bị đau bụng quanh rốn và có cảm giác chướng bụng, đầy hơi
3.2 Táo bón
Táo bón cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng quanh rốn ở trẻ. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước, ít hoạt động, vận động.
Triệu chứng
- Tần suất đi ngoài ít, có khi 3 – 5 ngày mới đi ngoài 1 lần.
- Phân cứng, nứt mặt hoặc nhỏ như phân dê.
- Trẻ phải gồng mình, rặn đỏ mặt khi đi ngoài.
Cách xử lý
- Thay đổi chế độ ăn cho trẻ bằng cách tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ như: rau, củ, quả.
- Tăng cường vận động cho trẻ và tập cho trẻ thói quen đi ngoài.
- Nếu tình trạng táo bón của trẻ không được cải thiện thì bác sĩ sẽ kê cho bé loại thuốc làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng để bé dễ đi ngoài hơn.
3.3 Ngộ độc thức ăn
Ngộc độ thực phẩm là hiện tượng xảy ra sau khi trẻ ăn phải các loại thực phẩm bị nhiễm khuẩn hoặc các chất gây ngộ độc. Tình trạng này rất hay gặp ở trẻ vì trẻ không biết kiểm soát và nhận ra mình đang ăn gì.
Triệu chứng
- Đau bụng quanh rốn dữ dội, đôi khi đau đến mức gập bụng vì cảm thấy co rút trong ruột kèm triệu chứng nôn hoặc buồn nôn.
- Thông thường, ngộ độc thực phẩm cũng gây nên tình trạng tiêu chảy kéo dài gây mất nước, khô niêm mạc.
Cách xử lý
- Khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm, ba mẹ nên gây nôn cho trẻ để trẻ nôn hết các loại thực phẩm bị nhiễm khuẩn ra bên ngoài. Sau đó bổ sung nước và nước điện giải oresol để tránh tình trạng mất nước, gây rối loạn điện giải.
Ngộ độc thực phẩm không chỉ khiến trẻ đau bụng dữ dội mà còn khiến trẻ có cảm giác buồn nôn, nôn
3.4 Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa cũng là một căn bệnh gây nên tình trạng đau bụng quanh rốn ở trẻ. Tuy nhiên, hiện tượng này thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi, nhất là trẻ lớn. Ban đầu viêm ruột thừa dễ bị nhầm lẫn với đau bụng thông thường nên điều quan trọng nhất là ba mẹ cần phải quan sát và nhận biết sớm để kịp thời chữa trị cho con.
Triệu chứng
Đầu tiên, trẻ có cơn đau bắt đầu từ vị trí xung quanh rốn sau đó lan dần xuống vùng hố chậu phải. Cơn đau ngày càng dữ dội và liên tục hơn, thậm chí chỉ cần 1 cử động nhỏ là trẻ cũng cảm thấy đau đớn.
Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể quan sát trẻ để nhận biết trẻ có bị viêm ruột thừa không bằng các biểu hiện sau:
- Vùng bụng của trẻ bị sưng lên.
- Trẻ chán ăn và không muốn ăn trong nhiều ngày.
- Sốt.
- Buồn nôn, nôn.
- Tiêu chảy.
- Thường xuyên buồn đi tiểu.
Cách xử lý
- Viêm ruột thừa bắt buộc phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, cắt bỏ phần ruột thừa đi. Tuy nhiên đây là thủ thật đơn giản, nhanh hồi phục sức khỏe nên ba mẹ không phải lo lắng gì nhiều. Điều quan trọng nhất là sớm nhận biết được bệnh để tránh ruột thừa bị vỡ, gây nguy hiểm đến tính mạng của bé.
3.5 Stress
Khi bị mệt mỏi, căng thẳng, trẻ cũng có cảm giác đau bụng quanh rốn. Những cơn đau này thường xuất hiện không rõ nguyên nhân, trẻ chỉ biết rằng mình đang rất đau bụng. Tình trạng này thường gặp ở trẻ bị xáo trộn về mặt tâm lý, dễ nhạy cảm hoặc hay gặp phải các áp lực.
Triệu chứng
- Đau bụng khởi phát ở xung quanh rốn, sau đó lan rộng ra vùng thường vị cho đến hạ vị. Cơn đau âm ỉ, râm ra. Ngoài ra, trẻ còn xuất hiện một số triệu chứng như: đau đầu, buồn chồn, lắng, thậm chí còn chóng mặt, buồn nôn.
Cách xử lý:
- Cha mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân và giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, lo âu. Điều này sẽ khiến tình trạng đau bụng của trẻ tự khắc biến đi.
Trên đây là 5 nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau bụng quanh rốn ở trẻ. Ba mẹ hãy cùng tìm hiểu để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội