Có Nên Rửa Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh Không? Cách Làm Như Thế Nào?

Có Nên Rửa Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh Không? Cách Làm Như Thế Nào?

Trẻ sẽ khó ngủ vì nghẹt mũi, dịch mũi chảy ra họng. Rửa mũi giúp mũi bé trở nên sạch sẽ thông thoáng, dễ thở hơn. Tuy nhiên, niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh rất mỏng và dễ bị tôn thương. Vậy có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh không?

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Kỹ thuật rửa mũi cho trẻ như thế nào là an toàn? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây để chăm sóc bé yêu tốt nhất mẹ nhé!

 

Có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh không?

Do sức đề kháng còn non yếu nên trẻ sơ sinh thường là đối tượng đễ bị các loại vi khuẩn, virus tấn công dẫn đến gặp phải các vấn đề về hô hấp, mũi, họng, cảm cúm, cảm lạnh nhất là mỗi khi thời tiết hay nhiệt độ thay đổi đột ngột. Chính vì vậy, để phòng ngừa các bệnh về hô hấp cho trẻ, ba mẹ cần chú ý vệ sinh mũi có con ngay khi con có dấu hiệu bị chảy nước mũi, nghẹt mũi.

có nên rửa mũi cho trẻ, có nên rửa mũi cho bé, có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh không, khi nào nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh, khi nào cần rửa mũi cho trẻ sơ sinh, có nên rửa mũi cho bé sơ sinh, khi nào thì rửa mũi cho trẻ sơ sinh, khi nào nên rửa mũi cho trẻ, nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh khi nào, bao lâu rửa mũi cho bé, có nên rửa mũi nhiều cho trẻ sơ sinh, có nên rửa mũi cho trẻ 1 tháng tuổi, rửa mũi cho trẻ sơ sinh khi nào

Có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh không?

Với câu hỏi "Có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh không?" thì theo các chuyên gia sức khỏe, việc rửa mũi cho trẻ đúng cách sẽ đem lại những lợi ích tuyệt vời:

  • Làm sạch khoang mũi. Sử dụng dung dịch rửa mũi chuyên dụng sẽ giúp loại bỏ dịch nhầy và rỉ mũi - nguyên nhân gây bít tắc đường thở của bé, đồng thời triệt tiêu vi khuẩn gây hại, từ đó làm khoang mũi của trẻ sạch hơn, thông thoáng hơn.
  • Loại bỏ các yếu tố gây bệnh viêm mũi họng. Việc rửa mũi đúng cách cũng lấy đi lượng đờm, chất nhầy cùng vi khuẩn trong đường mũi họng của trẻ, giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập từ mũi xuống họng, vào tai và phòng ngừa các bệnh lây lan qua đường hô hấp.
  • Giúp phát huy hiệu quả của việc dùng thuốc. Việc rửa mũi, vệ sinh mũi sạch sẽ sẽ giúp các loại thuốc chuyên dụng của bác sĩ kê đơn phát huy hiệu quả tốt hơn, không bị cản trở bởi các loại dịch nhầy tỏng mũi, họng.
  • Giúp cải thiện hệ thống hô hấp. Rửa mũi đúng cách cho trẻ sơ sinh còn giúp cải thiện khả năng tự làm sạch của hệ thống hô hấp, đồng thời làm giảm kích ứng và tăng sức đề kháng của mũi.
  • Mang đến cảm giác dễ chịu cho khoang mũi. Khi được rửa, vệ sinh mũi sạch sẽ, loại bỏ chất nhầy trong mũi sẽ giúp trẻ nhỏ bớt thở khò khè và dễ chịu hơn nhiều.

Hướng dẫn rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách

Vệ sinh mũi cho bé sơ sinh bằng nước muối sinh lý

  • Đặt bé nằm sao cho đầu bé hơi nghiêng một chút. Lưu ý để bé nằm với tư thế đầu thấp, mông cao. Mẹ đặt 1 tay lên đầu trẻ để giữ nhẹ và cố định để tránh việc trẻ giãy giụa, làm tổn thương trong quá trình rửa mũi cho bé.
  • Nhỏ từ từ 2 – 3 giọt dung dịch nước muối sinh lý vào một bên lỗ mũi bé để nước mũi chảy ra đồng thời kéo theo dịch nhầy cũng như vi khuẩn từ mũi bên kia.
  • Lặp lại với bên lỗ mũi còn lại.
  • Dùng khăn mềm, sạch để lau mũi cho bé sau khi vệ sinh xong. 

>>> Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi phải làm sao?

Vệ sinh mũi cho bé sơ sinh bằng dung dịch chuyên dụng

có nên rửa mũi cho trẻ, có nên rửa mũi cho bé, có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh không, khi nào nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh, khi nào cần rửa mũi cho trẻ sơ sinh, có nên rửa mũi cho bé sơ sinh, khi nào thì rửa mũi cho trẻ sơ sinh, khi nào nên rửa mũi cho trẻ, nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh khi nào, bao lâu rửa mũi cho bé, có nên rửa mũi nhiều cho trẻ sơ sinh, có nên rửa mũi cho trẻ 1 tháng tuổi, rửa mũi cho trẻ sơ sinh khi nào

Nước muối sinh lý Physiodose Gilbert với độ tinh khiết vượt trội có tác dụng tốt trong việc vệ sinh mũi

  • Điều quan trọng khi lựa chọn các dung dịch vệ sinh mũi chuyên dụng là cần lưu ý chọn đúng loại phù hợp với độ tuổi của bé.
  • Bé 3 đến 6 tháng tuổi, mẹ có thể lựa chọn các dung dịch isotonic vì nó rất nhẹ dịu.
  • Nếu bé lớn hơn một chút mẹ có thể sử dụng dung dịch vệ sinh có chứa hypertonic. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

Một số câu hỏi thường gặp

Khi nào nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh?

có nên rửa mũi cho trẻ, có nên rửa mũi cho bé, có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh không, khi nào nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh, khi nào cần rửa mũi cho trẻ sơ sinh, có nên rửa mũi cho bé sơ sinh, khi nào thì rửa mũi cho trẻ sơ sinh, khi nào nên rửa mũi cho trẻ, nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh khi nào, bao lâu rửa mũi cho bé, có nên rửa mũi nhiều cho trẻ sơ sinh, có nên rửa mũi cho trẻ 1 tháng tuổi, rửa mũi cho trẻ sơ sinh khi nào

Khi nào cần rửa mũi cho trẻ sơ sinh?

Mặc dù việc rửa mũi cho trẻ sơ sinh đem lại rất nhiều lợi ích như vậy nhưng không vì thế mà ba mẹ lạm dụng điều đó. Chỉ nên rửa mũi cho con trong các trường hợp sau:

  • Bé có hiện tượng bị tắc mũi do dịch mũi đặc, quánh không thể chảy ra ngoài.
  • Thở khò khè do nhiều đờm, mũi nhiều chất nhầy.
  • Bé bị viêm mũi, nghẹt mũi, khó thở.

Lưu ý: Nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh trước khi cho con bú hoặc trước khi ăn vì nếu thực hiện sau khi con ăn, bé dễ bị nôn, chớ.

Một ngày nên rửa mũi cho trẻ mấy lần?

Khi trẻ có dấu hiệu bị nghẹt mũi, mũi có chất nhầy hay gặp phải các dấu hiệu như trên thì tùy từng trường hợp mà sẽ có tần suất rửa mũi khác nhau.

  • Trẻ có dấu hiệu bị nghẹt mũi, mũi có nhiều chất dịch chỉ nên rửa mũi cho trẻ 2 – 4 lần/ ngày
  • Trẻ đang bị viêm mũi dị ứng nên rửa mũi cho trẻ hàng ngày, sử dụng phương pháp thuốc xịt phun sương xịt 2 – 4 lần/ ngày.
  • Trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường có quá nhiều bụi bẩn thì nên sử dụng phương pháp rửa mũi bằng nước muối sinh lý 2 lần/tuần để đảm bảo sức khỏe.

Rửa mũi thường xuyên cho trẻ có sao không?

Việc sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ quá nhiều lần/ngày vô tình sẽ khiến cho lượng chất dịch tự nhiên có tác dụng bôi trơn niêm mạc mũi biến mất. Điều này sẽ khiến cho mũi của bé bị khô, trở nên nhạy cảm, dễ kích ứng hơn, nguy cơ viêm nhiễm nặng hơn. Đồng thời mất đi chất dịch tự nhiên ấy cũng giống như mất đi lớp bảo vệ, mũi dễ bị vi khuẩn và bụi bẩn bên ngoài xâm nhập, gây hại.

Đặc biệt, với cách rửa mũi dạng xịt, ba mẹ càng không nên lạm dụng vì sẽ khiến cho mũi con khô, rát vì niêm mạc mũi tổn thương và mất đi độ ẩm.

Trên đây là những chia sẻ Mẹ khỏe con thông minh đến ba mẹ để giải đáp thắc mắc có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh không? Hy vọng ba mẹ có thêm những kiến thức và hiểu biết cần thiết để chăm sóc bé yêu tốt hơn.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!