Mẹo Hay Giải Cứu Trẻ Sơ Sinh Khỏi Những Cơn Ho Thở Khò Khè
Trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè là nỗi lo thường trực của tất cả các bậc phụ huynh. Vậy làm thế nào để giải quyết được các triệu chứng trên. Mekhoeconthongminh.com sẽ mách bạn 7 phương pháp chữa khò khè cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả tại nhà.
- 1. Chữa khò khè bằng cách vệ sinh mũi hàng ngày
- 2. Chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng các loại tinh dầu
- 3. Chữa ho khò khè cho trẻ sơ sinh bằng quất chưng mật ong
- 4. Chữa khò khè bằng gừng và mật ong
- 5. Chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng lê chưng mật ong
- 6. Chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng tỏi
- 7. Chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ
7 phương pháp chữa khò khè cho trẻ sơ sinh dưới đây được xem là giải pháp hoàn hảo nhất, thay thế cho thuốc Tây giúp trẻ nhanh chóng loại bỏ chứng khó thở, thở khò khè
1. Chữa khò khè bằng cách vệ sinh mũi hàng ngày
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp bé dễ thở hơn, thông thoáng đường mũi
Không ít trường hợp thở khò khè liên quan đến dịch nhầy bị đọng lại ở mũi, gây tắc nghẽn đường thở. Do đó, để khắc phục tình trạng này, các bạn nên sử dụng nước muối sinh lý Nacl 0.9%.
Nước muối sinh lý có tác dụng rất tốt trong việc làm sạch bụi bẩn, dịch nhầy cùng các vi khuẩn, virus gây bệnh. Vì thế, các mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi, hút mũi, xông mũi cho bé, giúp làm loãng các dịch nhầy, từ đó đưa nó ra ngoài một cách dễ dàng hơn.
Khi áp dụng biện pháp chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý, các mẹ phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Chỉ thực hiện tối đa từ 2 – 3 lần/ngày.
- Với trẻ sơ sinh thì nên nhỏ từ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý mỗi bên.
- Thực hiện rửa mũi, hút mũi cho trẻ khi trẻ còn thức và trước khi cho trẻ ăn để tránh tình trạng nôn trớ.
- Ngâm ấm nước muối trước khi sử dụng để mang lại hiệu quả tốt hơn.
- Không dùng xi lanh để xịt mạnh vì dễ gây tổn thương, viêm nhiễm niêm mạc mũi của trẻ.
2. Chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng các loại tinh dầu
Tinh dầu cũng là phương pháp phổ biến chữa khò khè cho trẻ sơ sinh. Các loại tinh dầu có tác dụng làm thông thoáng đường thở, cải thiện tình trạng ho thở khò khè ở trẻ là: tinh dầu tràm, bạc hà, khuynh điệp, oải hương, quế, gừng,…
Cách thực hiện: Mẹ chỉ cần nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu vào vỏ chăn, vỏ gối hoặc vỏ nêm của trẻ. Hoặc pha một ít tinh dầu với nước ấm để tắm cho bé. Tinh dầu kết hợp với hơi nước sẽ làm giãn nở các mao mạch, giúp bé hít thở một cách dễ dàng tự nhiên hơn.
3. Chữa ho khò khè cho trẻ sơ sinh bằng quất chưng mật ong
Quất chưng mật ong giúp giảm ho, long đờm hiệu quả
Quất có vị chua, giải nhiệt, tính ôn nên thường được sử dụng để trị ho, tiêu đờm. Trong khi đó, mật ong có vị ngọt, tính bình, rất tốt cho tâm, phế, đại tràng, tỳ, vị,…Nên kết hợp với nhau, tạo nên công thức trị ho, long đờm hiệu quả.
Cách thực hiện: Mẹ lấy khoảng 2 quả quất chưng lên cùng với 1 thìa mật ong, sau đó cho trẻ uống ngày 3 lần vào sau mỗi bữa ăn để đẩy đờm nhanh chóng ra ngoài, cải thiện tình trạng ho thở khò khè.
4. Chữa khò khè bằng gừng và mật ong
Kết hợp gừng và mật ong cũng là biện pháp nhanh chóng giúp trẻ tiêu đờm nhanh, giảm nôn, giảm nay. Đồng thời chữa ho hiệu quả.
Cách thực hiện: Ba mẹ chỉ cần lấy vài lát gừng trộn với 1 – 2 thìa cafe mật ong, mang lên chưng khoảng 20 phút. Sau đó để hỗn hợp nguội hẳn rồi cho trẻ uống 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
5. Chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng lê chưng mật ong
Lê chưng với mật ong tạo nên bài thuốc chữa khò khè hiệu quả cho trẻ sơ sinh
Mật ong có tính kháng viêm, kháng khuẩn giúp ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh, từ đó làm giảm triệu chứng ho. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng xoa dịu niêm mạc vòng hòng, giảm ngứa và ngăn ngừa kích ứng ho.
Khi được kết hợp với quả lê, chúng tạo nên bài thuốc trị ho, giảm đau họng hiệu quả. Không những thế, hàm lượng acid folic, vitamin và các khoáng chất có trong 2 nguyên liệu tự nhiên này giúp bồi bổ, nâng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa các bệnh xảy ra.
Cách thực hiện:
- Quả lê rửa sạch, gọt vỏ, thái thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
- Cho lê vào một chiếc bát, thêm mật ong vào, hấp cách thủy trong khoảng 45 phút.
- Sau đó, tắt bếp, lấy bát đựng quả lên và mật ong ra, để nguội.
- Cuối cùng, cho hỗn hợp vào lọ thủy tinh, bảo quản và dùng dần.
Cách sử dụng:
- Ăn cả phần nước và phần cái. Mỗi ngày dùng 2 – 3 lần, mỗi lần ăn 1 miếng lê và uống 15ml dung dịch để làm giảm ho và ngứa rát ở cổ họng.
Lưu ý: Cách trị ho thở khò khè bằng lê và mật ong không áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi để tránh trường hợp ngộ độc mật ong.
6. Chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng tỏi
Trong tỏi chứa nhiều chất kháng viêm nên được xem là vị thuốc quen thuộc chữa ho thở khò khè ở trẻ.
- Bài thuốc 1: Băm nhỏ 5 tép tỏi rồi cho vào ½ lít nước cùng 1 muỗng nhỏ nước ép hành lá, 1 ít nước. Đun sôi trên bếp khoảng 30 phút. Hỗn hợp thu được, lọc lấy phần nước cốt, cho trẻ uống ngày 2 lần để trẻ hết ho thở khò khè.
- Bài thuốc 2: Nướng chín 1 củ tỏi trên bếp than hồng. Sau đó, bóc lớp vỏ đã cháy đi, cho vào chén, thêm 1 chút nước. Dùng muỗng nghiền nhỏ để tỏi ra nước. Loại bỏ phần bã tỏi đi, cho trẻ uống ngày 2 lần. Nếu trẻ còn quá nhỏ, mẹ có thể pha thêm với 1 chút nước ấm để trẻ dễ uống hơn.
7. Chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ
Lá hẹ có công dụng cực tốt trong việc trị ho thở khò khè ở trẻ
Ngoài công dụng trị tiểu són, tiểu tiện nhiều lần, hẹ còn có tác dụng trị ho, trị khò khè cho trẻ.
Cách thực hiện: Cho lá hẹ và đường phèn vào chén, đem hấp cách thủy trong vòng 20 phút rồi dùng nước này để cho trẻ uống. Mỗi lần, bạn cho trẻ uống 2 – 3 muỗng canh cafe nước hẹ đường phèn. Sau 4 – 5 ngày, triệu chứng ho thở khò khè bớt hẳn.
Trên đây là một số phương pháp chữa khò khè cho trẻ sơ sinh, các mẹ có thể tham khảo để giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh hơn. Tuy nhiên, nếu bệnh tình của bé không thuyên giảm, bố mẹ hãy chủ động đưa trẻ đến các bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.