Chảy Nước Miếng Khi Ngủ Là Bệnh Gì? Biện Pháp Cải Thiện Bệnh
Chảy nước miếng khi ngủ không chỉ gây cảm giác khó chịu, mất vệ sinh mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn đang gặp vấn đề. Vậy chảy nước miếng khi ngủ là bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Chắc hẳn, ai trong chúng ta cũng đã từng gặp hiện tượng chảy nước miếng khi ngủ. Tuy nhiên, với những người thường xuyên lặp lại tình huống này nhiều lần và lượng nước bọt tiết ra nhiều thì bạn nên kiểm tra sức khỏe vì rất có thể đây là dấu hiệu của 1 bệnh lý nào đó. Vậy chảy nước miếng khi ngủ là bệnh gì? Hãy cùng xem nhé.
1. Nguyên nhân gây nên hiện tượng ngủ chảy nước miếng
Tư thế ngủ không đúng
Đây là nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng này. Bởi những người thường xuyên nằm nghiêng hoặc nằm sấp sẽ dễ bị chảy nước miếng hơn. Đặc biệt, những người có xu hướng thở bằng miệng hoặc các lỗ thông xoang hẹp, nước miếng có thể tràn ra ngoài miệng khi họ mở miệng ra để thở.
Não hoạt động quá mức
Khi chúng ta làm việc quá nhiều sẽ khiến não hoạt động quá mức, rơi vào trạng thái mệt mỏi hoặc khi dùng những loại thuốc nhất định nào đó, có thể gây ra rối loạn chức năng tự trị của cơ thể. Đồng thời, xuất hiện tình trạng thần kinh giao cảm kích thích xảy ra trong khi ngủ, não gửi đi những tín hiệu sai gây chảy nước miếng khi ngủ.
Xoang mũi bị tắc
Nếu bạn bị tắc nghẽn xoang, nghẹt mũi hoặc bị cảm lạnh, nhiễm trùng thì khả năng nước dãi sẽ chảy ra nhiều hơn. Xoang mũi tắc khiến bạn thở ra bằng miệng. Từ đó, nước dãi cũng chảy theo.
Xoang mũi bị tắc khiến bạn thở ra bằng miệng, gây nên hiện tượng chảy nước miếng
Bệnh trào ngược dạ dày
Chảy nước miếng là bệnh gì? Có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày. Bởi trào ngược dạ dày là một tình trạng trong đó các axit tiêu hóa có xu hướng chảy ngược trở lại thực quản, điều này dẫn đến tổn thương lớp thực quản. Và căn bệnh này sẽ khiến bạn khó nuốt hơn khiến nước bọt tích tụ nhiều trong khoang miệng, gây nên hiện tượng chảy nước miếng.
Chứng ngưng thở khi ngủ
Chứng ngưng thở khi ngủ là một rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, cơ thể bạn có xu hướng ngừng thở vào ban đêm và tình trạng này dẫn đến chảy nước dãi nhiều vì tạo ra một lượng nước bọt dư thừa và dẫn đến tình trạng chảy nước miếng.
Viêm nhiễm vòm miệng
Khi bị viêm nhiễm ở một vị trí nào đó trong khoang miệng sẽ kích thích sản xuất nước bọt, gây đau đớn và chảy nước dãi. Tuy nhiên, chỉ cần điều trị xong là hiện tượng chảy nước miếng sẽ hoàn toàn biến mất
Cảnh báo tiền đột quỵ
Trong trường hợp khẩn cấp, người bị đột quỵ có thể gặp phải triệu chứng cứng miệng, lệch miệng, làm cho cơ miệng không điều tiết được việc tiết nước bọt, gây nên hiện tượng chảy miếng khi ngủ.
Nếu sáng hôm sau bạn thức dậy mà soi gương thấy cười lệch miệng hoặc đau đầu thì có nghĩa bạn có khả năng bị đột quỵ nhẹ trong đêm qua.
Viêm dây thần kinh mặt
Khi vùng mặt bị tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh, gió thổi mạnh hoặc cảm cúm, có thể bạn sẽ gặp phải hiện tượng chảy nước miếng khi ngủ. Trong trường hợp này, bệnh nhân còn có thể gặp phải hiện tượng giật ở mắt, mắt bị kéo lại nhắm 1 nửa, lệch miệng và các triệu chứng khác.
Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ ở não và các vùng cơ bắp, thiếu oxy, dẫn đến tình trạng giãn cơ mặt, cùng với khả năng nuốt của người cao tuổi bị suy yếu, gây nên hiện tượng chảy nước miếng khi ngủ.
Xơ vữa động mạch cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng chảy nước miếng khi ngủ
2. Biện pháp cải thiện tình trạng chảy nước miếng khi ngủ
Chảy nước miếng khi ngủ không chỉ khiến bạn e ngại với mọi người xung quanh mà về lâu dài chúng còn có thể gây ra triệu chứng hôi miệng. Vì thế, bạn nên tìm cách chữa dứt điểm tình trạng này ngay.
Thay đổi tư thế ngủ
Đây là cách dễ dàng nhất mà ai cũng thực hiện được. Các bạn nên nằm ngửa để giữ nước miếng trong miệng và khiến chúng không bị chảy ra ngoài.
Kê cao đầu
Nếu nằm nghiêng mới giúp bạn ngủ được thì bạn nên kê cao đầu một chút để giúp miệng ngậm lại, không khí lưu thông tốt hơn.
Vệ sinh răng miệng trước khi ngủ
Không vệ sinh răng miệng trước khi ngủ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, kích thích việc tăng tiết bọt nhiều hơn.
Không ngủ sau khi mới ăn no xong
Khi vừa mới ăn xong, bạn không nên ngủ. Thay vào đó, bạn nên vận động thích hợp sau bữa ăn rồi mới lên giường đi ngủ. Hãy chú ý kiểm soát lượng thức ăn trong bữa tối, không nên ăn quá nhiều và cố gắng ăn ít thức ăn nhiều dầu mỡ.
Khi vừa ăn xong, bạn không nên ngủ ngay để tránh tình trạng chảy nước miếng khi ngủ
Làm sạch xoang mũi
Mũi bị tắc, khiến bạn phải hít thở bằng miệng, dẫn đến tình trạng chảy nước miếng. Vì thế, bạn nên làm sạch và làm thông xoang mũi để tránh tình trạng ướt gối mỗi đêm.
Dưới đây là cách giúp bạn làm sạch xoang mũi:
- Tắm vòi hoa sen để làm sạch mũi, giúp việc thở được diễn ra dễ dàng hơn.
- Tinh dầu, đặc biệt là những loại tinh dầu có chứa bạch đàn sẽ giúp bạn hít thở thoải mái và ngủ ngon hơn.
- Các sản phẩm giúp làm sạch các xoang mũi giúp thông mũi và cho phép luồng khí lưu thông tốt hơn.
Tránh ăn đồ cay nóng
Để giảm bớt tình trạng tiết nước bọt, bạn có thể giảm thức ăn gia vị cay nóng và không nhai kẹo cao su để tránh tình trạng tiết nước bọt nhiều khi ngủ.
Sử dụng các thiết bị đặc biệt
Thiết bị này được đặt ở xương hàm dưới, giống như một dụng cụ bảo vệ miệng, giúp bé ngủ thoải mái hơn và giảm tình trạng chảy nước miếng khi ngủ. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thiết bị này, bạn cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Trên đây là toàn bộ nguyên nhân và biện pháp cải thiện hiện tượng chảy nước miếng khi ngủ. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ biết chảy nước miếng khi ngủ là bệnh gì để từ đó có biện pháp điều trị, chăm sóc hiệu quả.
---------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội