Cách Xử Lý Khi Trẻ Bị Sốt Co Giật, Mẹ Bỉm Sữa Bắt Buộc Phải Biết
Sốt cao gây ra nhiều biến chứng cho cơ thể, trong đó có co giật. Tình trạng này khiến các bậc phụ huynh rất lo lắng. Vậy cách xử lý khi trẻ bị sốt cao giật ra sao? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Hầu hết, các bậc phụ huynh đều hoảng loạn khi thấy trẻ bị sốt cao co giật. Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng quá, hãy bình tĩnh áp dụng cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật dưới đây, đảm bảo trẻ sẽ nhanh chóng khỏe mạnh lại bình thường.
1. Vì sao trẻ nhỏ thường bị sốt cao co giật?
Sốt là một phản ứng hết sức bình thường của cơ thể đối nhằm chống lại các tác nhân từ bên ngoài như: virus, vi khuẩn.
Về cơ bản, sốt là biểu hiện có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, trẻ nhỏ thường bị sốt cao co giật vì bộ não của trẻ trong giai đoạn từ 0 – 6 tháng tuổi chưa phát triển hoàn chỉnh nên trẻ khá nhạy cảm với sự thay đổi của thân nhiệt. Nhiệt độ cao hoặc tốc độ thay đổi thân nhiệt đột ngột có thể kích thích bộ não, gây tình trạng co giật. Trong giai đoạn phát triển từ 2 tháng đến 6 tuổi, trẻ bị sốt co giận 1 đến 2 lần thì được coi là lành tính.
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, sốt cao co giật còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố bẩm sinh di truyền, người thân trong gia đình có tiền sử sốt co giật thì đứa trẻ sinh ra cũng có nguy cơ mắc phải tình trạng này.
Hiện có 2 dạng sốt co giật:
- Co giật do sốt đơn thuần: Cơn giật toàn thể, kéo dài dưới 15 phút và chỉ có 1 cơn giật trong 24 giờ.
- Co giật do sốt phức hợp: Cơn giật cục bộ, kéo dài trên 15 phút và ≥ 2 cơn co giật trong vòng 24 giờ.
Trẻ từ 0 - 6 tuổi thường bị sốt co giật co giật vì bộ não chưa phát triển hoàn chỉnh
2. Biểu hiện của sốt co giật
Sốt cao co giật là tình trạng co giật gây ra bởi cơn sốt ở trẻ. Nhiệt độ xuất hiện co giật thường từ 40 độ C trở lên. Nếu để trẻ sốt đến 41 độ C, hầu hết 100% trẻ sẽ bị co giật.
Khi co giật, trẻ có thể tăng trương lực cơ thể thân mình, mất cảm giác ở tay, chân, miệng và co giật trong 1 thời gian nhất đinh. Trẻ cũng có thể thét lên và sủi bọt mép. Thời gian co giật khoảng vài chục giây đến vài phst và thường chỉ co giật 1 cơn trong 1 đợt bệnh. Ngoài cơn cơ giật này ra, trẻ hoàn toàn bình thường. Những trường hợp sốt co giật này gọi là sốt co giật đơn giản, không cần đặc trị đặc hiệu.
Trường hợp, co giật do sốt kéo dài trong vài phút, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để xác định nguyên nhân gây co giật hoặc kèm sốt.
Những biểu hiện của sốt co giật, ba mẹ cần phải chú ý:
- Nhiệt độ cơ thể cao từ 38.5 độ C trở lên, bắt đầu mất ý thức.
- Tay chân bị giật hoặc lắc cả 2 bên.
- Các cơ siết chặt.
- Nhịp thở rối loạn, co giật toàn cơ thể.
- Trẻ có thêm các biểu hiện như: nôn ói, sủi bọt mép, đồng tử lộn lên làm mắt trắng dã.
Trẻ bị sốt co giật có biểu hiện mất cảm giác ở tay, chân, miệng và co giật trong 1 thời gian nhất đinh
3. Sốt co giật có nguy hiểm không?
Sốt co giật không nghiêm trọng như mọi người vẫn nghĩ. Hiện tượng này hầu như ít khi gây hại cho trẻ. Trẻ cũng không thể cắn lưỡi trong cơn co giật vì khi lên cơn co giật do sốt, lưỡi của trẻ không đưa ra mà thường tụt nhẹ vào nên nguy cơ cắn lưỡi là rất ít.
Thông thường, sốt cao co giật cũng không gây ảnh hưởng đến não, trừ các bệnh lý khác gây nên tình trạng này như: viêm não, viêm màng não,…Vì thế, các bậc cha mẹ không phải lo lắng gì nhiều. Cơn sốt co giật lành tính cũng không phải uống bất cứ loại thuốc gì.
4. Cách xử ký khi trẻ bị sốt co giật
Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng co giật, ba mẹ cần giữ bình tĩnh và không nên sợ hãi. Có thể giúp trẻ thực hiện các bước sau:
Bước 1: Thông đường thở cho trẻ
- Đặt trẻ nằm xuống nơi rộng rãi, an toàn, sạch sẽ.
- Tư thế nằm an toàn của trẻ là nghiêng sang 1 bên, duỗi chân co để tránh trẻ giật sẽ nôn, thức ăn từ chất nôn lọt vào đường thở.
- Nới lỏng áo ở quanh cổ, nếu có gối thì đặt gối dưới đầu trẻ.
- Không nên cho bất cứ cái gì vào miệng hoặc cố gắng nạy răng của trẻ ra.
- Không được đè lên trẻ hoặc cố gắng dùng sức để kìm cơn cơ giật của trẻ.
Bước 2: Hạ sốt cho trẻ
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol liều lượng 10 – 15mg/kg/lần, có thể lặp lại 4 – 6 giờ/lần nếu trẻ còn sốt. Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi, dùng liều lượng 1 viên 80mg, trẻ từ 1 – 5 tuổi dùng viên hàm lượng 150mg. Nên dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn.
- Khi cơn sốt đã qua, trẻ có thể lú lẫn hoặc buồn ngủ, lúc này cần sự chở che của bố mẹ.
Bước 3: Làm mát cơ thể để trẻ hạ sốt nhanh hơn
- Dùng khăn nhúng nước ấm để đắp lên trán, nách và bẹn cho trẻ.
- Thường xuyên thay đổi khăn để giải nhiệt cho trẻ được tốt hơn và nhanh hơn.
Lưu ý: Không nên dùng nước đá vì gây co mạch, làm chậm trễ quá trình giải nhiệt.
Khi trẻ bị sốt co giât, mẹ nên đắp khăn ấm lên trán, nách, bẹn cho trẻ để hạ sốt nhanh hơn
Bước 4: Ba mẹ nên ghi nhớ những vấn đề xảy ra khi trẻ bị co giật
- Hoàn cảnh xuất hiện cơn co giật là gì? Điều kiện hết cơ co giật?
- Trẻ bị co giật từ bao giờ?
- Trẻ bị co giật bao nhiêu lần rồi? Mỗi cơn co giật kéo dài trong bao lâu?
- Trẻ co giật cả chân, tay, mắt, miệng, nửa người hay chỉ co giật tại một bộ phận nào đó.
- Trước khi co giật trẻ có biểu hiện bất thường gì không? Có ăn/uống nhầm thuốc hoặc chất độc gì không? Có sốt cao không? Có nôn mửa, kêu đau đầu gì không?
- Sau cơn cơ giật vận động các chi có bình thường không?
- Cuối cùng, đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để khám và xử lý kịp thời.
5. Những điều cần tránh khi trẻ bị sốt co giật
Khi trẻ có biểu hiện co giật, ba mẹ tuyệt đối nên tránh xa những vấn đề sau để không gây nguy hiểm cho trẻ:
- Không cho bất cứ thứ gì vào miệng trẻ trong lúc trẻ sốt co giật vì sẽ gây nguy hiểm, làm trẻ ngạt thở, sặc.
- Không đút tay vào miệng trẻ, không tập trung đông người khiến trẻ không có không khí để thở.
- Không dùng vật cứng chặn miệng trẻ vì có thế làm tổn thương niêm mạc miệng, làm gẫy răng, sứt lợi.
- Không quấn chặt trẻ, nên cho trẻ mặc quần áo thông thoáng để trẻ dễ thở.
Khi trẻ bị sốt co giật, tuyệt đối không nên cho bất cứ thứ gì vào miệng trẻ
6. Biện pháp phòng tránh cơn co giật khi trẻ bị sốt
Sốt co giật ở trẻ em rất dễ tái phát. Tuy nhiên, nếu biết cách xử lý khi trẻ bị sốt sẽ phòng tránh được cơn co giật xảy ra. Dưới đây là các phòng tránh cơn co giật khi trẻ bị sốt.
- Đưa trẻ đi khám ngay nếu có trẻ có biểu hiện sốt để tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh cơn co giật.
- Cho trẻ uống nhiều nước hoặc nước điện giải để bù nước khi sốt.
- Cho trẻ mặc quần áo thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt, không ủ ấm trẻ.
- Thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ bằng nhiệt kế.
- Lau người cho trẻ bằng nước ấm khi thân nhiệt của trẻ trên 38.5 độ C.
- Khi trẻ bị sốt co giật, ba mẹ hết sức bình tĩnh để chăm sóc trẻ đúng cách và sau khi hết cơn co giật nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để khám và điều trị bệnh.
Trên đây là cách xử lý trẻ khi bị sốt co giật tại nhà, ba mẹ hãy tham khảo để có biện pháp can thiệp đúng cách, giúp trẻ giảm thân nhiệt nhanh, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội