Trẻ Bị Sốt Có Nên Tắm Không? Cách Tắm An Toàn Cho Trẻ Khi Bị Sốt
Sốt là chứng bệnh rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy trẻ bị sốt có nên tắm không? Trẻ bị sốt phát ban có nên tắm không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Khi trẻ bị sốt, ngoài việc cho trẻ uống thuốc hạ sốt 4 – 6 tiếng/lần thì việc tắm an toàn, đúng cách cho con cũng là phương pháp giúp trẻ hạ sốt hơn. Dưới đây là những thông tin trẻ bị sốt có nên tắm không, cách tắm cho trẻ khi bị sốt, bạn hãy cùng xem nhé.
1. Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt
Hiện tại có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt, cụ thể như:
- Sốt do mọc răng.
- Sốt do cảm lạnh.
- Sốt phát ban do nhiễm vi khuẩn, virus,…
- Sốt do bệnh tay chân miệng,…
2. Triệu chứng của trẻ khi sốt
Khi trẻ bị sốt, mẹ có thể dễ dàng nhận biết thông qua các triệu chứng sau:
- Thân nhiệt của trẻ cao hơn nhiệt độ bình thường (nhiệt độ đo ở nách > 37.5 độ C, nhiệt độ đo ở hậu môn > 38 độ C).
- Trẻ mệt mỏi, thở nhanh, không chịu ăn uống.
- Trẻ hay quấy khóc, dễ nổi cáu.
- Ngủ lơ mơ hay giật mình, tỉnh giấc.
- Phát ban mẩn đỏ khắp người (trường hợp trẻ bị nhiễm virus sốt phát ban).
Khi trẻ bị sốt mẹ vẫn có thể tắm được cho bé chỉ cần biết cách tắm an toàn
3. Trẻ bị sốt có nên tắm không?
Khi con bị sốt, chắc hẳn phụ huynh nào cũng lo lắng, không biết có nên tắm cho con không và thực tế có không ít người cho rằng việc tắm cho trẻ khi trẻ đang sốt sẽ khiến bệnh nặng và lâu khỏi hơn, trẻ không nên tắm gội khi bị sốt. Quan điểm này là hoàn toàn sai lầm bởi trẻ bị sốt, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi nhiều. Nếu cha mẹ kiêng tắm cho bé, bé sẽ ngứa ngáy, khó chịu, dễ mắc các bệnh về da liễu như: mẩn đỏ, viêm da,…
Vì thế, khi trẻ bị sốt, mẹ hoàn toàn có thể tắm được cho bé và đây được xem là một trong những cách giúp trẻ nhanh hạ nhiệt. Ngoài ra, khi tắm xong, cơ thể con được sạch sẽ, thoải mái khiến bệnh tình nhanh khỏe hơn.
4. Trường hợp mẹ không nên tắm cho trẻ khi bị sốt
Nếu trẻ bị sốt do các nguyên nhân sau thì mẹ tuyệt đối không được tắm cho con:
- Trẻ sốt do vừa tiêm phòng xong.
- Cơ thể trẻ đang bị tổn thương, chóc lở.
- Trẻ đang bị cảm lạnh, tiêu chảy, nôn nhiều.
- Trẻ đang trong cơn rét run.
- Trẻ vừa mới ăn xong.
5. Hướng dẫn cách tắm an toàn cho trẻ khi trẻ bị sốt
Bước 1: Đo nhiệt độ cơ thể trẻ
Để chắc chắn trẻ có bị sốt hay không, mẹ phải liên tục cặp nhiệt độ cho trẻ trước khi cho bé tắm để tìm ra phương pháp tắm an toàn nhất cho trẻ.
Bước 2: Chuẩn bị
Nước tắm: Mẹ chú ý pha nhiệt độ nước tắm cho bé thấp hơn nhiệt độ cơ thể bé là 2 độ C. Lưu ý: Trong quá trình tắm, mẹ phải luôn giữ nhiệt độ nước tắm ổn định như nhiệt độ nước pha ban đầu.
Phòng tắm: Phải được đóng kín cửa, tránh tình trạng gió lùa vào trong gây cảm lạnh cho bé.
Bước 3: Tắm cho bé
- Gội đầu: Mẹ gội đầu thật nhanh cho bé rồi dùng 1 chiếc khăn bông mềm lau vùng mặt, má, cổ, tai, gáy. Sau đó, sử dụng một chiếc khăn khác, lau khô vùng đầu cho trẻ.
- Vệ sinh phần thân: Trẻ bị sốt, cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi. Nếu mẹ tắm rửa không cẩn thận, bé rất dễ mắc các bệnh về ngoài da do các vi khuẩn tích tụ trên da gây nên. Khi tắm, mẹ hoàn toàn có thể để con ngồi hẳn trong chậu hoặc trong bồn tắm, sử dụng vòi hoa sen để dội nước lên toàn bộ cơ thể trẻ.
Trường hợp trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, làn da bé còn mỏng manh, dễ kích ứng, mẹ không nên sử dụng sữa tắm cho bé. Trẻ được trên 6 tháng tuổi thì mới nên sử dụng sữa tắm để vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho bé. Lưu ý: Mẹ chỉ nên chọn những loại sữa tắm chuyên dụng cho trẻ sơ sinh, có thành phần chiết xuất từ các loại nguyên liệu tự nhiên.
Bước 4: Sau khi tắm
- Sau khi tắm xong, mẹ lấy nước ấm dội nhẹ lên khắp người con để loại bỏ hoàn toàn các bọt bám trên cơ thể con. Cuối cùng, mẹ lấy khăn choàng lau khô người con rồi mặc quần áo cho con.
- Trường hợp mẹ lo sợ, không muốn tắm cho con khi con bị sốt thì có thể dùng một chiếc khăn bông mềm, thấm qua nước ấm rồi lau sạch người cho con, mặc quần áo thông thoáng cho trẻ.
Khi trẻ bị sốt mẹ không nên tắm quá lâu cho trẻ, thời gian tắm dưới 5 phút
6. Những điều cần lưu ý khi tắm cho trẻ bị sốt
- Khi trẻ bị sốt, mẹ không nên tắm quá lâu cho trẻ. Thời gian tắm trong vòng 5 phút.
- Nếu vào mùa đông thì thời gian tắm thích hợp nhất cho trẻ bị sốt là 9h – 11h (buổi sáng), 15h – 17h (buổi chiều). Còn vào mùa hè thì tắm cho bé từ 8h – 10h (buổi sáng), 16h – 18h (buổi chiều).
- Sau khi tắm xong, mẹ phải cho trẻ uống thêm nhiều nước để bù lượng nước trẻ bị mất đi trong quá trình bị sốt. Song song đó, mẹ nên tiến hành cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt > 38.5 độ C theo đúng liều lượng và sự hướng dẫn của bác sĩ.
Trường hợp trẻ bị sốt phát ban, bố mẹ cũng không nhất thiết phải kiêng tắm cho bé. Hãy thực hiện những điều sau, chắc chắn bé sẽ cảm thấy thoải mái, an toàn hơn khi tắm:
- Tắm cho trẻ bằng nước ấm. Đồng thời, cho thêm vài hạt muối hạt.
- Dùng khăn ấm lau từng bộ phận cho trẻ.
- Khi trẻ tắm xong, bố mẹ phải dùng khăn bông mềm, thấm khô nước cho bé trước khi mặc quần áo.
- Cha mẹ có thể đun nước trà xanh hoặc nước mướp đắng để tắm cho con. Điều này giúp cơ thể được vệ sinh sạch sẽ hơn, da tươi mát, dễ chịu.
- Không nên tắm quá lâu cho trẻ, thời gian tắm phải dưới 5 phút.
- Khi tắm phải đóng kín cửa, tránh tình trạng gió lùa vào khiến các nốt phát ban có cơ hội nổi lên.
Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết: Trẻ bị sốt có nên tắm không? Nhìn chung việc tắm mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ phải biết cách tắm an toàn cho con khi con bị sốt. Đồng thời, khi tắm xong, ba mẹ phải quan sát những biểu hiện của con, nếu trẻ sốt cao, co giật, sốt phát ban mẩn đỏ cả người thì cần đưa con đến bệnh viện ngay để điều trị kịp thời.