Mách Mẹ Cách Trị Tiêu Chảy Cho Bé Nhanh, Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
Tiêu chảy là bệnh lý rất hay gặp ở trẻ. Bệnh khiến trẻ bị mất nước, mất điện giải, mệt mỏi, li bì. Vì thế, các bậc phụ huynh rất hoang mang, lo lắng khi con bị tiêu chảy. Vậy làm thế nào để trị tiêu chảy cho bé?
- 1. Tiêu chảy là gì? Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy
- 2. Biểu hiện của bệnh tiêu chảy
- 3. Cách trị tiêu chảy cho bé
- Bổ sung nước và điện giải
- Bổ sung lợi khuẩn giúp chữa tiêu chảy cho bé
- Chữa tiêu chảy cho bé bằng nước gạo rang
- Cách trị tiêu chảy cho bé bằng hồng xiêm xanh
- Cách trị tiêu chảy cho bé tại nhà bằng lá mơ
- Mẹo trị tiêu chảy cho bé từ chuối tiêu xanh
- Cách trị tiêu chảy cho bé sơ sinh bằng súp cà rốt
- Cách trị tiêu chảy cho bé bằng búp ổi non
Dưới đây là cách trị tiêu chảy cho bé tại nhà, các bạn có thể tham khảo để giúp trẻ vượt qua căn bệnh này một cách nhanh chóng.
1. Tiêu chảy là gì? Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng hay phân nước từ 3 lần/ngày trở lên. Hiện tại, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy, cụ thể như:
Nhiễm trùng đường ruột
Phần lớn, trẻ nhỏ bị đau bụng tiêu chảy là do nhiễm vi khuẩn từ đồ ăn, thức uống, đồ chơi hoặc những nơi mà bé có thể chạm vào. Bên cạnh đó, quá trình chăm sóc trẻ không đảm bảo, mẹ không vệ sinh sạch đầu ti, núm vú, dụng cụ cho bé ăn,…cũng có thể lây nhiễm vi khuẩn cho bé.
Rối loạn tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non nớt nên rất nhạy cảm với những thay đổi. Chẳng hạn: Bé đang bú sữa mẹ hoàn toàn lại đột ngột chuyển sang sữa công thức sẽ khiến trẻ bị tiêu chảy. Ngoài ra, khi mới bắt đầu ăn dặm, trẻ cũng dễ bị tiêu chảy vì chưa quen với những thực phẩm mới.
Trẻ bị tiêu chảy có thể là do rối loạn tiêu hóa
Không dung nạp lactose
Hiện tượng này thường gặp ở trẻ dùng sữa ngoài. Lactose là một loại đường có trong sữa công thức, sữa bò. Trong giai đoạn đầu đời, trẻ không sản xuất đủ lactase – một loại enzyme cần thiết để tiêu hóa lactose thì hàm lượng lactose sẽ tích tụ ở ruột, gây tiêu chảy cho trẻ.
Hội chứng kém hấp thu
Tình trạng này xảy ra khi ruột không hấp thụ hết các chất dinh dưỡng trong suốt quá trình tiêu hóa. Trẻ mắc hội chứng này thường bị tiêu chảy, mệt mỏi, sụt cân, chậm lớn,…
Các nguyên nhân khác
Trẻ bị tiêu chảy còn do một số nguyên nhân khác như:
- Trẻ bú bình không đảm bảo vệ sinh: Nếu bình sữa của trẻ không được vệ sinh đúng cách, trẻ sẽ có nguy cơ bị tiêu chảy rất cao.
- Cho trẻ ăn dặm không đúng cách: Chế biến thức ăn sai cách hoặc nấu xong để lâu ở nhiệt độ phòng sẽ khiến đồ ăn dễ bị nhiễm khuẩn, dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
- Do uống nước không sạch, nguồn nước bị ô nhiễm hoặc nước không đun sôi.
- Do dụng cụ hoặc tay người chế biến thức ăn cho bé bị nhiễm bệnh về tiêu chảy.
- Do xử lý chất thải nhiễm bệnh không đúng cách.
- Do không rửa tay trước khi nấu ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh.
2. Biểu hiện của bệnh tiêu chảy
Tần suất đi ngoài nhiều
Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi bé bị tiêu chảy. Số lần trẻ đi ngoài nhiều (ít nhất 5 lần), thể trạng phân lỏng, có mùi tanh hoặc chua, phân có thể lẫn chất nhầy, chứa nhiều nước.
Tần suất đi ngoài nhiều là biểu hiện dễ nhận thấy nhất của bệnh tiêu chảy
Trẻ nôn, trớ liên tục
Khi bị tiêu chảy, trẻ thường có hiện tượng nôn, trớ liên tục khiến trẻ dễ bị mất nước và các chất điện giải. Do đó, trẻ thường có cảm giác khát nước, niêm mạc mắt bị khô, da mất dần sự đàn hồi.
Trẻ biếng ăn, bỏ bú
Tình trạng biếng ăn, bỏ bú xuất hiện trước khi bé bị tiêu chảy cấp nhiều ngày.
Trẻ bị đau rát, đỏ hậu môn
Việc đi ngoài nhiều lần khiến trẻ gặp phải tình trạng đau rát hậu môn, đỏ hậu môn, do đó trẻ sẽ rất khó chịu và mệt mỏi.
Trẻ quấy khóc, kém linh hoạt
Tình trạng tiêu chảy khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc, kém linh hoạt, thậm chí còn có một vài trường hợp trẻ bị hôn mê li bì do mất nước nặng. Khi gặp tình trạng này, ba mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám, bệnh viện sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
3. Cách trị tiêu chảy cho bé
Bổ sung nước và điện giải
Khi trẻ bị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là các mẹ nên bù lại lượng nước đã mất cho trẻ bằng cách tăng số lần bú của trẻ lên. Với trẻ lớn hơn thì cho uống thêm nước, tốt nhất là uống oresol, các loại nước trái cây để bổ sung nước, điện giải và tăng sức đề kháng cho bé.
Bổ sung nước và điện giải là điều mẹ nên làm nhất khi trẻ bị tiêu chảy
Bổ sung lợi khuẩn giúp chữa tiêu chảy cho bé
Probiotics có thể điều trị tiêu chảy cho trẻ do nhiễm trùng và kháng sinh. Cho trẻ uống men vi sinh trong thời gian bị tiêu chảy sẽ rút ngắn được thời gian trẻ bị tiêu chảy xuống.
Chữa tiêu chảy cho bé bằng nước gạo rang
Nước gạo rang được làm từ gạo rang nguyên chất 100%, có vị ngọt tự nhiên, tính bình, hàm lượng carbohydrate cao, giàu vitamin và khoáng chất. Chúng có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, làm đẹp da, thanh lọc cơ thể, chữa các chứng khó tiêu, tiêu chảy, bù nước. Vì thế, khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ có thể cho trẻ uống nước gạo rang.
Cách thực hiện: Mẹ dùng 100g gạo lứt rang đun sôi với 2l nước. Khi nào gạo chín mềm thì tắt bếp, chắt lấy nước chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Cách trị tiêu chảy cho bé bằng hồng xiêm xanh
Mẹ có thể dùng quả hồng xiêm xanh để trị tiêu chảy cho bé. Chất tanin trong hồng xiêm xanh có khả năng hút nước trong bụng giúp giảm tiêu chảy ở trẻ nhanh chóng, hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 quả hồng xiêm xanh, cắt thành miếng nhỏ, phơi khô rồi đem sao vàng, bảo quản bằng túi bóng kín.
- Mỗi lần sử dụng, mẹ lấy vài lát hồng xiêm sắc với 200ml nước.
- Cho trẻ uống nước này 2 lần/ngày.
Hồng xiêm xanh là cách làm giảm tiêu chảy ở trẻ nhanh chóng, hiệu quả
Cách trị tiêu chảy cho bé tại nhà bằng lá mơ
Trẻ bị tiêu chảy phải làm sao? Mẹ hãy thử dùng lá mơ. Lá mơ có tính mát, vị đắng giúp tiêu thũng, kháng khuẩn, giải độc, tẩy giun,…rất hiệu quả trong việc điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa như: kiết lỵ, tiêu chảy,…
Cách thực hiện:
- Hái 1 nắm lá mơ lông rồi rửa sạch, để ráo nước.
- Thái lá mơ thật nhỏ, cho vào bát và đập 1 quả trứng gà vào, lấy cho bé ăn, thực hiện 2 lần/ngày
Mẹo trị tiêu chảy cho bé từ chuối tiêu xanh
Chuối xanh thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn probiotic đường ruột. Từ đó, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, ngăn chặn các chứng bệnh liên quan đến đường ruột như: táo bón, tiêu chảy, đầy hơn.
Cách thực hiện:
- Mẹ gọt mỏng lớp vỏ xanh bên ngoài, để lại lớp xanh bên trong (hoặc tước vỏ cũng được).
- Xay nhuyễn chuối rồi trộn với cháo để nấu chín cho bé ăn. Ăn liên tục trong 3 ngày sẽ thấy tình trạng tiêu chảy giảm bớt.
Chuối xanh thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn probiotic đường ruột nên điều trị tiêu chảy cực tốt
Cách trị tiêu chảy cho bé sơ sinh bằng súp cà rốt
Chất pectin trong cà rốt cho tác dụng làm lành niêm mạc ruột nhanh chóng. Ngoài ra, loại củ này còn chứa muối khoáng, đặc biệt là kali giúp bù đắp lượng chất điện giải bị mất trong quá trình tiêu chảy.
Cách thực hiện:
- Mẹ lấy 100g cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng nhỏ rồi cho vào bếp ninh nhừ.
- Sau đó vớt cà rốt ra, nghiền thật nhỏ, thêm vài hạt muối vào, đun sôi hỗn hợp cho trẻ uống.
Cách trị tiêu chảy cho bé bằng búp ổi non
Búp ổi non chứa hoạt chất quercetin. Đây là một flavonoid có tác dụng kích thích tăng cường acetylcholine trong thành ruột, giúp cơ ruột co bóp nhẹ nhàng, giảm đau nhanh nên trị tiêu chảy cấp hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 20g búp ổi hoặc lá ổi non, 10g gừng tươi, 10g vỏ quýt khô rồi cho vào nồi sắc cùng với 2 lít nước. Khi lượng nước sắc xuống còn 500ml thì đổ ra ly chia làm 2 lần để uống trong ngày.
Trên đây là các cách trị tiêu chảy cho bé. Hy vọng chúng sẽ giúp mẹ có thêm những kiến thức bổ ích để chăm sóc và điều trị cho trẻ bị tiêu chảy.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội