Cách Trị Mồ Hôi Tay Tuyệt Hay, Đảm Bảo Thành Công 100%
Nếu bạn đang cảm thấy lo lắng, tuyệt vọng vì mồ hôi tay đeo bám dai dẳng thì hãy thử các cách trị mồ hôi tay dưới đây, đảm bảo thành công 100%.
Không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, tâm lý, ra nhiều mồ hôi tay còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, các bạn nên áp dụng ngay các cách trị mồ hôi tay dưới đây.
1. Đổ mồ hôi tay là gì?
Đổ mồ hôi tay là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể dưới sự điều khiển của hệ thần kinh giao cảm. Nếu ở trong môi trường quá nóng bức, ăn đồ cay nóng hay uống nhiều rượu bia thì hệ thần kinh sẽ kích thích tuyến mồ hôi, khiến chúng ra nhiều hơn. Từ đó, mang nhiệt lượng dư thừa làm mát cơ thể. Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị đổ mồ hôi tay và ra nhiều ở mọi thời điểm thì đây có thể là triệu chứng của bệnh tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis).
Bệnh này thường xuất hiện phổ biến khi bạn đang còn trong độ tuổi thanh thiếu niên và chúng có thể xảy ra ở các vùng khác của cơ thể như: nách, bàn chân,…Đặc biệt những lúc bạn rơi vào căng thẳng, giận dữ, mồ hôi sẽ ra nhiều hơn. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng chúng lại tác động lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn. Vì thế, bạn cần phải khắc phục ngay.
Nếu thường xuyên bị đổ mồ hôi tay và ra nhiều ở mọi thời điểm thì cần phải khắc phục ngay
2. Nguyên nhân gây ra bệnh đổ mồ hôi tay nhiều
Mồ hôi tay có thể là do các bệnh lý như:
Rối loạn thần kinh giao cảm
Nếu thường xuyên bị đổ mồ hôi tay nhiều dù là thời tiết nóng hay lạnh mà không mắc một bệnh lý nào thì rất có thể là do rối loạn thần kinh giao cảm. Nó tiết mồ hôi nhiều ở 2 bàn chân, 2 bàn tay, 2 nách,...
Nhiễm trùng
Không chỉ đổ mồ hôi tay mà còn đổ mồ hôi toàn thân và thấy xuất hiện nhiều nhất ở buổi chiều tới đêm, kết hợp với các triệu chứng khác như ớn lạnh, ho dai dẳng kéo dài, sốt cao, sụt cân nhanh thì bạn nên đi khám ngay, rất có thể là biểu hiện của nhiễm trùng.
Bệnh tuyến giáp
Nếu cơ thể thừa hormone tuyến giáp (cường giáp) hoặc thiếu hụt hormone tuyến giáp (suy giáp) thì đều có thể gây rối loạn chuyển hóa khiến mồ hôi ra nhiều hơn, mất ăn mất ngủ, tim đập nhanh, sụt cân,…
Hạ đường huyết
Thường gặp ở những người bệnh bị tiểu đường mãn tính do ăn kiêng quá mức hoặc do tác dụng phụ của thuốc hạ đường huyết gây ra. Lúc này, lượng đường trong máu sẽ thấp kích thích hệ giao cảm, tăng bài tiết hormone adrenaline, gây đổ mồ hôi nhiều.
Ung thư
Đổ mồ hôi tay nhiều có thể là do mắc một số bệnh ung thư như: bạch cầu, u tế bào crom, u lympho,…Bệnh này kèm theo triệu chứng sưng hạch, sốt cao, ớn lạnh, người mệt mỏi.
Rối loạn nội tiết tố
Lượng testosterone ở nam giới tuổi trung niên và estrogen nữ giới trước và trong thời kỳ mãn kinh hay tuổi dậy thì không đủ cũng là một nguyên nhân khiến cảm biến thân nhiệt bị rối loạn làm tuyến mồ hôi tiết ra nhiều hơn.
Bệnh tiểu đường
Rối loạn chuyển hóa và biến chứng thần kinh ở người mắc bệnh tiểu đường có thể tác động tới hệ thần kinh giao cảm, gây tiết mồ hôi nhiều hơn, đặc biệt là ở tay chân, đầu mặt.
Ngoài các nguyên nhân về bệnh lý trên, đổ mồ hôi tay nhiều còn có thể là do:
- Di truyền
- Hoạt động thể chất quá mức
- Thời tiết nóng bức
- Chế độ ăn uống bị mất cân bằng
- Ảnh hưởng của chứng tăng nhãn áp
- Rối loạn thần kinh
Đổ mồ hôi tay nhiều có thể là do di truyền hoặc 1 bệnh lý nào đó
3. Cách trị mồ hôi tay
Theo Đông Y
Bên cạnh thuốc bôi ngoài da để làm giảm tiết mồ hôi tạm thời, các bạn nên dùng các loại thảo dược có khả năng ngăn mồ hôi tự nhiên như: hoàng kỳ, sơn thù du,…đểu điều trị từ bên trong.
Theo Tây Y
Theo y học hiện đại có rất nhiều cách để làm giảm mồ hôi tay chân. Cụ thể:
- Dùng thuốc: Trên thị trường hiện nay phổ biến là các loại thuốc bôi ngoài da nhằm giảm mồ hôi tạm thời. Đồng thời, những loại thuốc này không chứa nhiều tác dụng phụ.
- Điện di on: Phương pháp này sử dụng dòng điện có cường độ thấp để ức chế tuyến mồ hôi ở tay chân và thường có tác dụng tối đa 6 tháng/1 liệu trình.
- Tiêm botox: Độc tó botulinum được tiêm trực tiếp dưới da của lòng bàn tay để không cho tuyến mồ hôi bài tiết ra nữa. Hiệu quả trung bình kéo dài 6 tháng, bạn cần phải theo dõi định kỳ.
- Cắt hạch giao cảm: Phương pháp này có hiệu quả rất tốt trong việc điều trị mồ hôi tay. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: sụp mí mắt, đau giao cảm, tăng tiết mồ hôi bù trừ,…
Cách trị mồ hôi tay tại nhà
Cách trị mồ hôi tay bằng giấm táo
Giấm táo có tác dụng cân bằng độ pH trong cơ thể nhờ đó mà lượng mồ hôi tay cũng được giảm.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Nhúng khăn giấy vào giấm táo hữu cơ. Sau đó lau tay bằng giấy này 2 lần/ngày.
- Cách 2: Trộn giấm táo cùng nước theo tỉ lệ 1:1 rồi ngâm tay trong vòng 5 phút. Sau đó, rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi ngâm.
- Cách 3: Trộn khoảng 10ml giấm táo với 1 ly nước ấm rồi cho thêm 1 – 2 thìa mật ong vào để uống.
Giấm táo làm cân bằng độ pH trong cơ thể nên làm giảm lượng mồ hôi tay hiệu quả
Cách trị mồ hôi tay bằng baking soda
Baking soda có khả năng ngăn mồ hôi, khử mùi và hút ẩm nên người ta thường sử dụng chúng để trị mồ hôi tay.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Trộn 30 – 40g baking soda vào nước ấm. Sau đó, ngâm tay vào dung dịch này khoảng 10 phút mỗi ngày.
- Cách 2: Trộn baking soda và bột ngô theo tỉ lệ 1:1, rắc lên tay khi tay ra quá nhiều mồ hôi.
Cách trị mồ hồi tay dân gian bằng trà đen
Túi trà đen bạn hay uống có tác dụng chữa mồ hôi tay chân rất hiệu quả. Trong trà đen có chứa thành phần axit tannic giúp ngăn ngừa mồ hôi. Đồng thời se khít lỗ chân lông.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Làm ấm các túi trà đen rồi đặt vào tay cho đến khi túi trà đen nguội hẳn thì bỏ ra. Thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Cách 2: Pha 3 – 4 túi trà đen cùng với nước nóng trong khoảng 5 phút. Đợi cho nước nguội bớt rồi ngâm tay 30 phút.
Trong trà đen có chứa thành phần axit tannic giúp ngăn ngừa mồ hôi
Cách trị mồ hôi tay bằng muối
Muối có đặc tính kháng khuẩn và làm săn da nên ngăn tiết mồ hôi tay hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Lấy 1 thìa canh muối trắng hòa tan trong nước ấm vừa đủ, sau đó ngâm tay chân khoảng 15 phút. Thực hiện đều đặn vào mỗi tối trước khi đi ngủ.
- Cách 2: Rang muối thật nóng rồi hơ tay chân trên hơi nóng bốc lên.
- Cách 3: Rang nóng muối rồi cho vào túi vải sạch, sau đó chườm ấm lên tay chân.
Cách trị mồ hôi tay bằng chanh tươi
Các axit hữu cơ có trong chanh giúp kháng khuẩn, làm sạch da, loại bỏ tế bào da chết bụi bẩn, bã nhờn. Từ đó tình trạng đổ mồ hôi tay cũng được khắc phục.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 quả chanh tươi, vắt lấy nước cốt rồi pha cùng với rượu trắng hoặc muối.
- Xoa nhẹ nhàng hỗn hợp lên khắp lòng bàn tay, bàn chân, để yên 15 – 20 phút rồi rửa sạch lại.
Các axit hữu cơ có trong chanh giúp kháng khuẩn, làm sạch da, loại bỏ mồ hôi, bã nhờn
4. Một số lưu ý cho người bị ra nhiều mồ hôi
Ngoài áp dụng các cách trị mồ hôi tay trên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, các bạn cần phải chú ý xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Cụ thể như sau:
- Uống nước tối thiểu 8 ly/ngày.
- Tăng cường bổ sung các loại rau xanh, củ quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt,…để cơ thể luôn được mát mẻ.
- Tránh xa bia rượu, thuốc lá, cà phê, trà đặc, đồ cay nóng,…vì đây là các tác nhân gây kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn.
- Không nên làm việc quá căng thẳng, áp lực hoặc mệt mỏi quá độ.
- Nên tập thiền tịnh, yoga, hít thở sâu để giải tỏa tâm lý tiêu cực.
- Thường xuyên lau khô mồ hôi tay chân, mỗi tuần nên tẩy da chết 1 lần để tránh mồ hôi khó chịu.
Trên đây là các cách trị mồ hôi tay đơn giản, hiệu quả, không mất nhiều thời gian và công sức, các bạn nên áp dụng sớm để đạt hiệu quả tốt nhé.
--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội