7 Cách Làm Tan Máu Bầm An Toàn, Hiệu Quả Cho Bé Tại Nhà
Trẻ con rất hiệu động nên bị ngã, bầm tím tay chân là chuyện thường tình. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên giắt túi một số cách làm tan máu bầm cho bé dưới đây để nhanh chóng đánh tan các vết bầm.
Những vết bầm tím khi bị ngã, va đập,...không chỉ khiến bé khó chịu mà còn làm mất thẩm mỹ cho da. Vì thế, bạn nên áp dụng 7 cách làm tan máu bầm cho bé dưới đây để đẩy lùi vết bầm tím nhanh chóng.
1. Vết máu bầm là gì?
Vết máu bầm (hay còn gọi là chứng xuất huyết dưới da) là hiện tượng do các chấn thương làm các mạch máu nhỏ (mao mạch) bị vỡ, máu thoát ra ngoài và, ở lại dưới da và hình thành các mảng bầm màu đen, vàng, xanh dương. Kích thước vết máu bầm to hay nhỏ còn phụ thuộc vào độ tổn thương của mạch máu.
Thông thường, sau 2 – 5 ngày, vết máu bầm sẽ thay đổi màu sắc từ màu đỏ sậm thành màu xanh rồi màu vàng. Hoặc tình trạng vết bầm tím dưới da sẽ tự biến mất sau vài tuần. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu dễ nhầm lẫn với những chỉ dấu của các bệnh lý nguy hiểm.
Vết máu bầm là hiện tượng do các chấn thương làm các mạch máu nhỏ (mao mạch) bị vỡ
2. Nguyên nhân xuất hiện các vết máu bầm trên da
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các vết máu bầu trên da. Cụ thể:
- Do chấn thương, va chạm.
- Do bệnh ban xuất huyết.
- Do thiếu vitamin.
- Mất cân bằng nội tiết tố.
- Rối loạn máu.
- Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc cũng khiến da bị bầm tím.
3. Dấu hiệu nhận biết các vết máu bầm
- Xuất hiện trên da các vết màu xanh tím, ban đầu là hơi đỏ, sau đó chuyển sang màu tím đậm, màu vàng, màu xanh lá cây.
- Các vết bầm thường xuất hiện ở các vị trí dễ bị va đập như: bầm tím ở ngón tay, đầu gối, chân, cánh tay, mắt,...
- Triệu chứng phổ biến là sưng đau, bầm tím. Nếu xuất hiện các triệu chứng khác như: tê liệt vận động, chảy mũ, nóng đỏ, bầm tím lâu ngày không khỏi thì cần đến các bệnh viện, cơ sở y tế để thăm khám.
Lưu ý: Nếu các vết máu bầm thường xuyên xuất hiện với các tần suất cao thì đây là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm như: rối loạn đông máu, ung thư máu, đái tháo đường, thiếu vitamin C, K, B12,...
4. Cách làm tan máu bầm cho bé
Những vết bầm da va chạm nhẹ là điều rất bình thường, thông thường sau 2 – 3 tuần, vết bầm sẽ tự biến mất và không ảnh hưởng gì đến vấn đề thẩm mỹ trên da. Còn đối với những vết bầm nặng sẽ để lại vết thâm vĩnh viễn trên da nếu không được chữa trị kịp thời. Vì thế, để các vết bầm máu nhanh biến mất, bạn có thể tham khảo 7 cách làm tan máu bầm cho bé an toàn, hiệu quả dưới đây.
Cách làm tan máu bầm bằng trứng gà
Đây là phương pháp được mọi người áp dụng nhiều nhất để làm tan vết máu bầm tích tụ dưới da khi bị va đập. Bởi trên bề mặt của quả trứng gà có những lỗ nhỏ li ti dẫn từ lòng trắng đến lòng đỏ, khi bạn lăn đi lăn lại sẽ tạo ra áp suất hút máu bầm theo lòng trứng.
Cách làm tan máu bầm bằng trứng gà là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay
Cách làm:
- Đầu tiên, bạn luộc 1 quả trứng gà rồi bóc vỏ, lăn đi lăn lại nhiều lần trên bề mặt da bị bầm. Thực hiện cho đến khi nào quả trứng đó nguội hẳn thì dừng lại
- Lưu ý: Thực hiện ngay khi trứng còn nóng và làm thường xuyên để vết máu bầm nhanh tan hơn.
Cách làm tan máu bầm bằng đá lạnh
Đá lạnh có khả năng ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh và các tế bào cơ nhanh chóng. Vì thế, khi chườm đá lạnh lên các vết bầm, chúng không chỉ mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu mà còn làm giảm cảm giác đau nhức, kích thích các mạch máu bị tổn thương co bóp lại, giảm nguy sưng phồng, làm mờ các vết tan máu.
Cách làm:
- Cho một vài viên đá nhỏ và một chiếc khăn nhỏ rồi chườm trực tiếp lên các vết máu bầm.
- Thực hiện trong khoảng 20 phút, thỉnh thưởng lăn đi lăn lại chứ không được để đá lưu lại quá lâu trên da, dẫn đến tình trạng phỏng lạnh da.
Cách làm tan máu bầm bằng nghệ
Sử dụng nghệ không chỉ làm lành các vết thương nhanh chóng, không để lại sẹo mà còn làm tan máu bầm đông tụ, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, giảm đau. Vì thế, khi thấy da bé xuất hiện các vết bầm, bạn nên dùng nghệ để vết bầm tan đi nhanh chóng.
Nghệ không chỉ làm tan máu bầm nhanh chóng mà còn không để lại sẹo
Cách thực hiện:
- Lấy 1 củ nghệ tươi giã nát, pha thêm một chút phèn chua để tăng thêm công dụng, loại bỏ vết bầm tím nhanh chóng. Sau đó bạn đem đắp hỗn hợp này lên vết bầm.
- Thực hiện điều này mỗi ngày để mang lại hiệu quả cao nhất.
Sử dụng các loại dầu nóng để làm tan máu bầm
Với các loại sản phẩm có tính nóng như dầu gió, mật gấu, rượu thuốc,...sẽ có khả năng làm tan vết máu tụ, giảm đau, giảm sưng tấy nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng làm tan máu bầm ở tay, ở chân,...chứ tuyệt đối không được sử dụng để làm tan máu bầm ở mắt.
Cách sử dụng:
- Dùng dầu nóng để xoa bóp vị trí vết bầm. Chúng sẽ có tác dụng nhanh chóng ngay từ lần xoa bóp đầu tiên và sử dụng đều đặn, thường xuyên.
- Lưu ý: Với các vết thương hở thì chúng ta không nên dùng dầu nóng để tránh bị đau và nhiễm trùng.
Cách làm tan máu bầm bằng giấm rượu táo
Giấm rượu táo được biết đến với công dụng điều trị viêm nhiễm vết thương, sưng tấy và các tổn thương gây nên trị vết bầm nên đây được xem là phương pháp làm tan máu bầm hiệu quả, được nhiều người sử dụng.
Cách làm:
- Với cách làm này, bạn cần lấy giấm rượu táo, cắt thêm vài lát hành khô cho vào rồi thoa lên vùng da bị máu bầm. Hoặc có thể dùng bông gòn, thấm rượu táo và thoa lên các vết bầm,
Cách làm tan máu bầm bằng hành tây và muối
Hành tây và muối là 2 loại nguyên liệu sẵn có trong gian bếp nhà bạn có tác dụng giảm đau, chữa các bệnh về tắc nghẽn, bong gân và sưng tấy.
Cách làm:
- Để thực hiện làm tan vết máu bầm bạn hãy giã hoặc xay nhuyễn hành tây với một ít muối trắng, đắp lên vết thương một lớp mỏng. Sau đó dùng gạc vệ sinh quấn nhẹ lại và để qua đêm.
Bổ sung vitamin C cho trẻ để làm tan máu bầm nhanh chóng
Bên cạnh việc thực hiện các phương pháp điều trị ngoài da trên, các bạn nên bổ sung vitamin C cho trẻ để vết bầm tan đi nhanh chóng. Bởi nhiều nghiên cứu cho thấy, những người thiếu vitamin C thường dễ bị bầm và vết máu bầm cũng lâu lành hơn.
Bổ sung vitamin C là phương pháp làm máu bầm tan đi nhanh chóng
5. Một số lưu ý khi làm tan máu bầm dưới da
Nếu vết bầm có những dấu hiệu sau thì bạn cần đưa trẻ đến các bệnh viện, cơ sở y tế để được kiểm tra ngay.
- Vết bầm chảy mũ.
- Sốt cao mà không rõ nguyên nhân.
- Đau nhức, sưng lên, tấy đỏ hoặc đụng nhẹ vào cũng đau.
- Nóng hoặc tấy đỏ lan rộng từ vùng tím bầm.
Với 7 cách làm tan máu bầm cho bé ở trên, chắc hẳn bạn đã biết làm thế nào khi trẻ bị bầm máu rồi chứ. Đây hoàn toàn là những phương pháp dễ làm, dễ áp dụng, bạn nên thực hiện ngay để vết bầm nhanh chóng tan đi nhé.
--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội