Cách Giảm Đau Cho Trẻ Sau Khi Tiêm Phòng, Ba Mẹ Nào Cũng Nên Biết

Cách Giảm Đau Cho Trẻ Sau Khi Tiêm Phòng, Ba Mẹ Nào Cũng Nên Biết

Tiêm chủng là việc làm cần thiết giúp trẻ phòng tránh các căn bệnh truyền nhiễm phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, sau khi tiêm phòng, trẻ thường có biểu hiện sốt, quấy khóc, sưng đỏ chỗ tiêm. Vậy làm thế nào để giảm đau cho trẻ?

Dưới đây là cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng, ba mẹ nên biết để giúp bé vượt qua dễ dàng những cảm giác khó chịu này.

1. Một số phản ứng thường gặp ở trẻ sau khi tiêm phòng

Sau khi tiêm phòng, trẻ có thể gặp phải một số phản ứng phụ, phổ biến nhất là sốt, sưng đau tại vị trí tiêm, dẫn tới tình trạng trẻ quấy khóc, bỏ bú. Tuy nhiên, đây chỉ là những biểu hiện thông thường, trẻ tự khỏi sau 1 – 2 ngày nên ba mẹ không cần phải lo lắng gì nhiều.

Tên vắc xin

Phòng bệnh

Phản ứng sau tiêm (ít xảy ra, thường tự hết sau 1 – 2 ngày)

Engerix B/Euvax B/Hepavax

Viêm gan B

Đau hoặc sưng tấy vị trí tiêm.

BCG

Lao

Sưng đau tại vị trí tiêm.

Trẻ sốt nhẹ, quấy khóc, kém ăn.

Xuất hiện 1 nốt nhỏ tại chỗ tiêm và thường biến mất sau 30 phút. Sau 2 tuần xuất hiện vết loét kích thước nhỏ, sau 2 tuần vết loét tự lành và để lại sẹo. Điều này chứng tỏ cơ thể đã có miễn dịch.

Tetraxim (4 trong 1)

Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt

Sưng đỏ tại vị trí tiêm.

Trẻ sốt, quấy khóc, kém ăn.

Pentaxim (5 trong 1)

Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, hib

Vết tiêm sưng đỏ, nổi nốt cứng trong vòng 48 – 72 giờ.

Trẻ sốt, quấy khóc, chán ăn, buồn ngủ, phát ban.

Infanrix Hexa/Hexaxim (6 trong 1)

Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, hib, viêm gan B

Sốt nhẹ, sưng nhẹ tại vị trí tiêm.

Rotarix/Rotateq

Tiêu chảy do Rotavirus

Khó thở, thở khò khè, nổi mề đay, tiêu chảy.

Synflorix/Prevenar 13

Các bệnh do phế cầu

Đau, sưng đỏ tại vị trí tiêm. Một số bé còn gặp phải tình trạng sốt, buồn ăn, ăn kém, tiêm chảy.

Vaxigrip/Influvac/GC Flu

Cúm

Ít xảy ra phản ứng. Chỉ một số ít gặp phải tình trạng sưng tấy vị trí tiêm, hắt hơi, đau đầu, chảy nước mũi.

Meningo AC

Viêm màng não mô cầu AC

Sốt nhẹ, sưng đỏ tại vị trí tiêm.

VA-Mengoc BC

Viêm màng não mô cầu BC

Sưng nhẹ, sưng đỏ, đau tại vị trí tiêm.

Menactra

Viêm màng não mô cầu ACYW

Đau, nổi ban đỏ hoặc sưng nhẹ vị trí tiêm.

Trẻ cáu gắt, quấy khóc.

Jevax

Viêm não Nhật Bản

Đau, sưng đỏ tại vị trí tiêm, sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi.

Varivax/Varicella

Thủy đậu

Đau hoặc hơi sưng tại vị trí tiêm.

Sốt nhẹ, phát ban

Avaxim/Havax

Viêm gan A

Vết tiêm sưng đỏ, đau thoáng qua.

Trẻ khó chịu, quấy khóc.

Typhim VI

Thương hàn

Sưng, đau tại vị trí tiêm.

Trẻ sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau bụng.

2. Cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng

Khi trẻ đi tiêm phòng về, các bậc phụ huynh thường cảm thấy lo lắng, xót xa. Tuy nhiên, bạn cũng đừng lo lắng quá bởi tiêm chủng là việc cần thiết để bảo vệ cơ thể trẻ. Lúc này, biện pháp tốt nhất dành cho trẻ là giúp trẻ vượt qua những triệu chứng khó chịu này.

Dưới đây là những việc làm đơn giản giúp em bé của bạn dễ chịu hơn nhiều sau khi tiêm chủng, bạn hãy cùng tham khảo nhé.

Cho trẻ bú nhiều hơn

Một trong những cách giảm đau hiệu quả cho trẻ sau khi chích ngừa là hãy cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn. Theo các nghiên cứu, trẻ được bú mẹ khi tiêm vắc xin sẽ ít quấy khóc hơn vì chúng có thể làm giảm cảm giác đau cho trẻ khi thực hiện tiêm chủng.

Ngoài ra, việc cho trẻ bú sau khi tiêm phòng cũng là một biện pháp trấn an tâm lý cho trẻ, giúp trẻ ít sợ hãi hơn.

cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng, cách giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng, giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng, cách giảm đau cho bé khi chích ngừa, cách giảm đau cho trẻ khi chích ngừa, giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng, cách giảm đau cho trẻ sau khi chích ngừa, cách giảm đau sau khi tiêm chủng cho trẻ

Bú mẹ được xem là cách giảm đau hiệu quả nhất cho trẻ sau khi tiêm phòng

Ôm bé vào lòng

Nhẹ nhàng ôm bé vào lòng cũng là cách giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng mà ba mẹ cần biết. Việc có bố mẹ ở bên cạnh khi tiêm sẽ giúp trẻ phân tán tư tưởng, bình tĩnh hơn, giảm đau hơn.

Đối với những trẻ lớn hơn một chút, ba mẹ có thể đặt bé ngồi lên đùi, mặt đối mặt để bé nhìn thấy bố mẹ và cảm thấy như là điểm tựa tinh thần để bé dễ dàng vượt qua.

Tạo tinh thần thoải mái cho bé

Hầu hết, trẻ đều có biểu hiện quấy khóc khi tiêm phòng. Vì thế, ba mẹ nên phân tán tư tưởng, tạo tinh thần thoải mái nhất cho trẻ trước và sau khi tiêm vắc xin. Khi đưa trẻ đi tiêm, ba mẹ hãy mang theo một vài đồ chơi mà trẻ thường thích chơi ở nhà, đó có thể là một trái bóng, đồ chơi tạo ra âm thanh,…để chúng thu hút sự chú ý của trẻ, thay vì việc chỉ để ý tới bác sĩ và mũi tiêm.

Hơn nữa, sau khi đi tiêm phòng về, trẻ cần phải nghỉ ngơi nhiều hơn nên ba mẹ hãy để ý đến trẻ, chọn không gian yên tĩnh, thông thoáng để trẻ ngủ ngon hơn. Đồng thời, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để trẻ có cảm giác thoải mái nhất.

cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng, cách giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng, giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng, cách giảm đau cho bé khi chích ngừa, cách giảm đau cho trẻ khi chích ngừa, giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng, cách giảm đau cho trẻ sau khi chích ngừa, cách giảm đau sau khi tiêm chủng cho trẻ

Tạo tinh thần thoải mái cho trẻ sẽ giúp trẻ giảm đau hơn sau khi tiêm phòng

3. Cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng

Bên cạnh việc nắm rõ những cách giảm đau cho trẻ khi chích ngừa, ba mẹ cũng cần phải quan tâm đến những kiến thức chăm sóc và theo dõi trẻ sau khi tiêm. Việc theo dõi cần được thực hiện tại cơ sở y tế và ngay tại nhà.

Theo dõi tại cơ sở tiêm chủng

Sau khi tiêm bất kỳ mũi tiêm nào, trẻ cũng cần được theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Nếu phát hiện các biểu hiện thất thường như: tinh thần không tỉnh táo, quấy khóc liên tục, ngủ li bì, thở nhanh hay ngắt quãng, thở khò khè, nôn trớ, da nổi mẩn đỏ phát ban,…thì cần phải báo ngay cho nhân viên y tế để kịp thời xử lý, tránh trường hợp trẻ có phản ứng phản vệ sau tiêm.

Theo dõi tại nhà

Trẻ cần tiếp tục được theo dõi và chăm sóc sau khi tiêm chủng ít nhất từ 24 – 48 giời sau khi tiêm. Các dấu hiệu cần quan sát như sau:

  • Toàn trạng, nhiệt độ, tinh thần.
  • Tình trạng ăn, ngủ của trẻ.
  • Dấu hiệu về nhịp thở.
  • Có phát ban, mẩn đỏ hay không?
  • Có biểu hiện sưng đỏ, đau nhức tại chỗ tiêm hay không?

Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng

  • Cho trẻ ăn/bú đủ bữa, đủ số lượng, Với trẻ lớn có thể cho trẻ bú mẹ hoặc uống nhiều nước hơn. Đồng thời cho ăn thức ăn lỏng để trẻ dễ tiêu hóa hơn.
  • Mặc quần áo đủ ấm cho trẻ vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè.
  • Kiểm tra trẻ thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Nếu trẻ sốt nới lỏng quần áo, chườm ấm (chườm bằng nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 1 – 20 độ C). Dùng thuốc hạ sốt theo đơn (có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường như: paracetamol, ibuprofen với liều theo cân nặng khi trẻ sốt trên 38.5 độ C).
  • Không đắp bất kỳ thứ gì vào vị trí tiêm (trứng gà, chanh, khoai tây,…) vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm.
  • Khi bế trẻ tránh tì lên vết tiêm của trẻ.

cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng, cách giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng, giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng, cách giảm đau cho bé khi chích ngừa, cách giảm đau cho trẻ khi chích ngừa, giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng, cách giảm đau cho trẻ sau khi chích ngừa, cách giảm đau sau khi tiêm chủng cho trẻ

Sau khi tiêm, trẻ cần được chăm sóc và theo dõi kỹ lưỡng

4. Khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện?

Để đề phòng những phản ứng nặng sau tiêm, ba mẹ cần phải nắm chắc các biểu hiện cảnh báo dưới đây để đưa trẻ tới cơ sở y tế nhanh chóng, kịp thời.

  • Trẻ sốt cao trên 39 độ C và sử dụng thuốc hạ sốt nhưng không thấy đỡ.
  • Trẻ bỏ bú sau khi chích ngừa, bú kém, quấy khóc liên tục.
  • Trẻ có biểu hiện co giật, mệt, li bì, lơ mơ, không tỉnh táo, không đáp ứng khi gọi hỏi.
  • Trẻ có biểu hiện khó thở, tím tái, thở nhanh, thở khò khè, co rút lõm lồng ngực.
  • Trẻ xuất hiện tình trạng nổi mề đay, chân tay lạnh, tím tái.
  • Một số phản ứng thông thường kéo dài hơn 1 ngày.

Trên đây là cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng, cha mẹ cần biết và nắm chắc để xoa dịu bớt cảm giác khó chịu cho bé, giúp bé vượt qua dễ dàng.

Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!