Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Nhanh, Hiệu Quả Mà Không Tốn 1 Xu
Trào ngược dạ dày là một bệnh lý gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hằng ngày. Vì thế, các bạn cần phải điều trị dứt điểm bệnh này.
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Tây, các bạn có thể áp dụng các cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà dưới đây để bệnh nhanh khỏi hơn.
1. Trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày là một bệnh lý về đường tiêu hóa rất phổ biến tại Việt Nam. Ở người bình thường, sau khi thức ăn được đưa vào miệng và xuống đến thực quản, các cơ thắt thực quản giãn ra để cho thức ăn cùng các chất lỏng đi vào dạ dày rồi đóng lại. Tuy nhiên, người bị trào ngược dạ dày sẽ gặp phải tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên phần thực quản.
Trào ngược dạ dày là tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên phần thực quản
2. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày
Do bất thường ở thực quản
- Vấn đề từ cơ thắt dưới thực quản: Các cơ thắt dưới thực quản sẽ mở ra khi nuốt rồi đóng lại để ngăn các dịch trong dạ dày trào ngược lên. Tuy nhiên, nếu những cơ thắt này có vấn đề sẽ làm suy giảm chức năng đó.
- Vấn đề từ cơ hoành: Cơ hoành là bộ phận ngăn cách ổ bụng với phần ngực. Khi cơ hoành khép lại sẽ tạo động lực cho cơ thắt dưới thực quản. Nếu cơ hoành bị thoát vị, cơ hoành và cơ thắt dưới không thống nhất trong hoạt động, axit dạ dày sẽ trào ngược lên.
Do sự bất thường của dạ dày
- Do thức ăn không được tiêu hóa: Thức ăn không được tiêu hóa, tồn tại trong dạ dày cũng là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày. Ngoài ra, những bệnh lý liên quan đến dạ dày như: đau dạ dày, loét dạ dày, ung thư dạ dày cũng có thể gây nên tình trạng này.
- Do lực tác động lên ổ bụng lớn: Những vấn đề như ho lâu ngày, gập bụng, hắt hơi đều gây ra áp lực cho ổ bụng. Đây chính là nguyên nhân khiến axit dạ dày trào ngược.
Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh 2 lý do trên, trào ngược dạ dày có thể là do các yếu tố sau:
- Thừa cân: Thông thường những người bị thừa cân, béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn người khác. Bởi cân nặng là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến bụng và cơ thắt thực quản.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Nếu bạn có thói quen dùng thực phẩm chế biến sẵn, những loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ hoặc ăn quá no, ăn những loại thực phẩm có tính axit thì nguy cơ bị trào ngược dạ dày là rất cao.
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày
Để nhận biết bệnh trào ngược dạ dày, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau:
- Ợ chua: Ợ chua đi kèm với ợ nóng là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh này, nhất là khi bạn vừa mới ăn no, bị khó tiêu hoặc không có thời gian nghỉ ngơi.
- Buồn nôn, nôn: Thường đi kèm với triệu chứng này là cảm giác nghẹn thức ăn. Những người bị trào ngược dạ dày rất dễ bị say tàu xe, dễ ốm nghén,…
- Đau tức ngực: Do sự kích thích của những sợi dây thần kinh đi qua vùng ngực nên việc đau tức ngực khi bị trào ngược dạ dày rất dễ nhầm lẫn với những căn bệnh liên quan đến tim mạch.
- Khó nuốt: Trào ngược dạ dày khiến bạn bị đắng miệng. Bên cạnh đó, khi axit dạ dày trào ngược lên có thể khiến bạn bị sưng thực quản nên việc nuốt thức ăn sẽ khó khăn hơn, khiến bạn chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Một số triệu chứng khác như: ho, khàn tiếng, tiết nước bọt nhiều: Nguyên nhân là do axit dạ dày trào ngược lên, theo phản xạ tự nhiên nước bọt sẽ tiết ra nhiều, dây thanh quản bị sưng khiến bạn bị ho, khản tiếng,…
Dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày
4. Cách chữa trào ngược dạ dày
Những người bị trào ngược dạ dày cần phải biết cách chăm sóc và điều trị khoa học, hợp lý. Cụ thể như sau:
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Những loại thực phẩm nên ăn:
- Thức ăn có tính trung hòa axit như: ngũ cốc, yến mạch, bánh mì,…để hạn chế bào mòn lớp dịch, axit trong dạ dày.
- Chất đạm: Bổ sung những những chất đạm dễ tiêu như: thịt vịt, thịt nạc, thịt thăn,…
- Chất xơ: Bổ sung nhiều chất xơ vào trong chế độ ăn hằng ngày như: đậu xanh, đậu Hà Lan, rau xanh,…
- Sữa chua: Bạn nên ăn nhiều sữa chua vì sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn giúp quá trình tiêu hóa nhanh hơn, tạo cảm giác ngon miệng khi ăn.
Những loại thực phẩm không nên ăn:
- Không ăn những loại đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn.
- Kiêng sử dụng các loại chất kích thích, chất gây nghiện như: rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có gas,…
- Hạn chế những loại thức ăn có tính axit cao như: đồ ăn canh nóng, chanh, cam,…
Người bị trào ngược dạ dày nên điều chỉnh chế độ ăn sao cho khoa học, hợp lý
Cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà
Nếu bạn đang băn khoăn không biết bị trào ngược dạ dày phải làm sao thì có thể áp dụng các bài thuốc dân gian sau:
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ tươi
Trong thành phần của nghệ tươi có chứa hoạt chất Curcumin – Hoạt chất này có tác dụng rất tốt trong việc kiểm soát viêm nhiễm, ngăn chặn tình trạng viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 củ nghệ tươi, 1 thìa mật ong.
- Nghệ tươi cạo vỏ, rửa sạch, để ráo nước.
- Cho nghệ tươi vào cối giã nát hoặc cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn.
- Cho thêm 1 thìa mật ong vào, thêm 100ml nước ấm rồi khuấy đều lên với nghệ đã giã nát.
- Sử dụng đều đặn trước mỗi bữa ăn.
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi và mật ong
Không chỉ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, tỏi và mật ong còn chứa hoạt chất giúp bảo vệ và đẩy lùi các loại vi khuẩn tấn công gây nên bệnh đau dạ dày.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 500g tỏi, 300ml mật ong nguyên chất.
- Tỏi bóc vỏ, đập dập.
- Cho tỏi vào bình đựng thủy tinh cỡ vừa, sau đó đổ mật ong đã chuẩn bị lên.
- Đậy kín nắp, để khoảng 3 tuần là đem ra sử dụng.
- Mỗi ngày dùng 2 – 3 tép tỏi ngâm với mật ong, có thể sử dụng trước hoặc sau bữa ăn đều được.
- Sử dụng liên tục cho đến khi nào triệu chứng của bệnh được cải thiện tốt nhất thì thôi.
Tỏi và mật ong có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ và điều trị bệnh trào ngược dạ dày
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá mơ lông
Theo Đông Y, lá mơ lông có vị đắng, tính mát nên có công dụng sát khuẩn, giải độc hiệu quả. Trong y học hiện đại cũng chỉ ra rằng, thành phần của lá mơ lông có tác dụng trung hòa bệnh axit trong dạ dày, củng cố hoạt động của hệ tiêu hóa nên hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh trào ngược dạ dày.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 200g lá mơ lông.
- Rửa sạch lá mơ lông, sau đó vớt ra để ráo nước.
- Cho lá mơ vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.
- Lọc lấy phần nước cốt, bỏ phần bã lá mơ lông đã xay.
- Bạn có thể uống trực tiếp hoặc mang đi hấp cách thủy.
- Duy trì uống nước lá mơ lông 2 lần/ngày để cải thiện được các triệu chứng của bệnh.
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng chuối xanh
Chuối xanh có tính bình, vị chát, có tác dụng kháng viêm hiệu quả. Ngoài ra, thành phần khoáng chất, chất xơ, vitamin có trong chuối xanh còn làm đầy lớp niêm mạc, giảm tình trạng tổn thương.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 2 quả chuối xanh, 1 thìa muối hạt.
- Gọt sạch vỏ chuối, sau đó ngâm trong nước muối pha loãng.
- Vớt chuối ra rổ, để ráo nước.
- Cắt chuối thành từng lát mỏng, sau đó ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút.
- Vớt chuối ra, ăn kèm với cơm.
- Mỗi tuần, bạn nên sử dụng 3 – 4 lần để đẩy lùi bệnh hiệu quả.
Chuối xanh có tác dụng kháng viêm, làm đầy lớp niêm mạc, giảm tình trạng tổn thương
Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam
Nha đam có chứa nhiều hoạt chất oxy hóa chống viêm, có khả năng ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do, bảo vệ niêm mạc dạ dày nên người bị trào ngược dạ dày có thể tận dụng nguyên liệu này để cải thiện bệnh.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: 5 nhánh cây nha đam, 5ml mật ong.
- Nha đam gọt sạch vỏ, ngâm phần gel nha đam với nước muối pha loãng trong khoảng 10 phút.
- Cho phần gel nha đam vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn cùng với mật ong.
- Tiếp tục cho thêm 500ml nước ấm vào, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
- Mỗi ngày, bạn nên dùng 2 muỗng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ
Ngoài những cách điều trị bằng phương pháp dân gian ở trên, bạn có thể đến bệnh viện để được khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Thông thường, bệnh trào ngược dạ dày được điều trị bằng những loại thuốc sau:
- Thuốc trung hòa axit: Bao gồm những loại thuốc như: Phosphalugel, Maalox, Sucralfat, Smectite. Trong đó, Smectite phù hợp với những người bị trào ngược kiềm.
- Thuốc điều hòa nhu động: Bao gồm 2 loại chính Metoclopramid và Domperidon.
- Thuốc giảm tiết axit: Bao gồm thuốc ức chế bơm proton và thuốc kháng sinh Histamin.
Trên đây là một số cách chữa bệnh trào ngược dạ dày. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn nhanh khỏi bệnh hơn.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội