Cách Chữa Hăm Hiệu Quả Cho Trẻ Sơ Sinh, Mẹ Nào Cũng Cần Biết
Trẻ sơ sinh là đối tượng có làn da non nớt và mỏng manh. Chỉ cần một tác động nhỏ cũng đủ khiến trẻ bị hăm háng. Vậy làm thế nào để chữa hăm an toàn cho bé, hãy cùng xem các cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh dưới đây nhé.
Đối với các mẹ bỉm sữa, hăm tã, hăm háng là nỗi ám ảnh thường trực. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng chúng khiến trẻ khó chịu, cáu gắt, ngủ không ngon. Từ đó, làm ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của bé trong những năm tháng đầu đời. Vì thế những vấn đề về hăm tã, cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh luôn được chị em đặc biệt quan tâm.
1. Hăm là gì?
Hăm là biểu hiện của tình trạng da bị viêm. Hăm thường xuất hiện ở các vùng da bị gấp, do yếu tố nóng - ẩm gây ra, đồng thời sự cọ xát của các nếp gấp, sự tác động của mồ hôi, nước tiểu, phân cũng khiến tình trạng da bị tổn thương nặng hơn, gây trầy xước và bội nhiễm.
Hăm là chứng bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Với trẻ nhỏ thì tình trạng hăm háng xảy ra nhiều hơn, do trẻ mặc bỉm cả ngày, gây ứ đọng phân, nước tiểu.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị hăm
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng hăm da ở trẻ là do độ ẩm vùng da tiếp xúc với tã cao. Trẻ cần được khô thoáng, sạch sẽ cả ngày.
- Nước tiểu đọng lại quá lâu trong bỉm, quần áo, nếu mẹ chưa kịp thay sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm và vi khuẩn phát sinh, gây tình trạng hăm da, viêm nhiễm da.
- Làn da trẻ bị kích ứng với các thành phần của tã.
- Da của bé quá nhạy cảm.
- Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: mẹ lạm dụng phấn rôm quá nhiều cho, khiến lỗ chân lông bít tắc, gây khó khăn trong việc thoát ẩm da; tã của bé thô ráp, chà xát vào vùng da nhạy cảm của bé, khiến bé bị hăm.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị hăm
3. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hăm
Dấu hiệu nhận biết tình trạng hăm của trẻ được thể hiện ở 5 cấp độ từ nhẹ đến nặng, mẹ cần nắm rõ để có biện pháp chăm trẻ kịp thời.
- Mức độ 1: Đây là mức độ nhẹ nhất. Vùng da trẻ bị hăm có màu ửng hồng, diện tích nhỏ, trên da có thể xuất hiện thêm các mụn nhỏ li ti xung quanh khu vực mặc tã.
- Mức độ 2: Trên da xuất hiện nhiều vết ửng đỏ hơn, nằm rải rác trên da.
- Mức độ 3: Mức độ hăm trung bình. Các vết hăm lan rộng ra, xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên da, rõ ràng và dày đặc hơn.
- Mức độ 4: Trên da trẻ xuất hiện những vết hăm rõ rệt hơn, nhiều hơn, thậm chí là những nốt sẩn trên da có cả mụn mủ.
- Mức độ 5: Đây là mức độ nặng nhất, da bé đỏ nặng, các vết hăm có diện tích lớn. Da sưng, phù nề, những vết sần có mủ, dẫn đến tình trạng viêm da nặng ở trẻ.
Tình trạng hăm của trẻ được thể hiện ở 5 mức độ từ nhẹ đến nặng
4. Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh
4.1 Cách chữa hăm háng cho trẻ sơ sinh
Trị hăm cho bé bằng dầu dừa
Với đặc tính kháng khuẩn, dầu dừa được xem là loại thuốc tự nhiên tốt nhất để trị hăm cho bé. Bạn chỉ cần thoa một lớp mỏng dầu dừa lên da, giúp làm dịu da, da ẩm và mềm mại hơn. Tuy nhiên, trước khi thoa dầu dừa cho bé, mẹ cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, bụi bẩn bám trên da.
Trị hăm bằng sữa mẹ
Sữa mẹ cũng được xem là cách chữa hăm hiệu quả cho trẻ sơ sinh bởi trong sữa mẹ chứa nhiều kháng sinh tự nhiên, giúp diệt khuẩn, làm sạch da. Bạn chỉ nhỏ một vài giọt sữa mẹ lên vùng da bị hăm của trẻ, sau đó để da khô tự nhiên trong không khí rồi cả mặc tã. Sau một vài ngày áp dụng, tình trạng da bị hăm của trẻ được cải thiện rõ rệt, da khô ráo, thoáng mát, các vết mẩn đỏ nhanh chóng ra đi.
Trị hăm bằng bột yến mạch
Trong bột yến mạch không chỉ chứa hàm lượng protein cao, giúp làm dịu da, bảo vệ hàng rào tự nhiên trong da mà hợp chất saponin có trong yến mạch còn có khả năng loại bỏ bụi bẩn, dầu nhờn từ lỗ chân lông, khiến da luôn được bảo vệ, khô thoáng cả ngày.
Với cách trị hăm bằng bột yến mạch, bạn chỉ cần cho 1 thìa canh bột yến mạch vào nước tắm của bé, ngâm bé trong khoảng 10 phút rồi tắm lại. Nếu bé bị hăm nặng thì có thể tắm bằng bột yến mạch 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Trị hăm bằng nha đam
Nha đam vừa giàu vitamin E vừa có đặc tính chống viêm nên rất tốt cho việc điều trị hăm da cho trẻ. Bạn chỉ cần cắt một lát mỏng nha đam, bôi lên vùng da hăm của trẻ rồi để khô tự nhiên là xong. Thực hiện đều đặn 1-2 lần/ngày, tình trạng hăm da của trẻ sẽ nhanh chóng chấm dứt.
Trị hăm bằng tinh dầu tràm trà
Với đặc tính kháng khuẩn, khử trùng, tinh dầu tràm trà cũng là phương pháp được chị em lựa chọn nhiều nhất để trị hăm cho trẻ. Bạn hãy pha 3 giọt tinh dầu tràm trà với dầu rồi thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm của trẻ. Chỉ sau vài ngày, vùng da bị tổn thương của trẻ sẽ nhanh chóng lành lại.
Tinh dầu tràm trà cũng là một cách chữa hăm hiệu quả cho trẻ sơ sinh
4.2 Cách trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh
Trị hăm bằng lá trầu không
Chuẩn bị 5 lá trầu không. Rửa sạch đun sôi với 1 ít nước rồi để nguội. Dùng khăn bông sạch, thấm qua nước trầu không rồi lau sạch vùng da bị hăm của trẻ. Thực hiện đều đặn 3 lần/ngày, liên tục trong vòng 1 tuần, bạn sẽ thấy kết quả tốt nhất.
Trị hăm bằng búp ổi/lá ổi
Dùng 1 nắm búp ổi, lá ổi non, rửa sạch sau đó đun sôi với 1 ít nước, để nguội. Dùng bông gòn, thấm qua nước búp ổi, rửa chỗ hăm cho bé.
Trị hăm bằng lá khế
Lá khể rửa sạch, giã nát với 1 ít muối. Mẹ thêm ít nước ấm rồi lọc lấy phần nước cốt. Lấy một chiếc khăn mỏng, sạch, mềm, nhúng qua chậu nước khế, thấm nhẹ vào vùng cổ bị hăm của trẻ.
Trên đây là các cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh. Mẹ nên theo dõi, kiểm tra mức độ hăm của trẻ để đưa ra các phương pháp chữa hăm hợp lý, giúp trẻ nhanh lành tổn thương, ăn ngon, ngủ ngon hơn.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội