Bé Không Chịu Bú Bình Phải Làm Sao? Mẹo Hay Giúp Mẹ Tập Bú Bình Cho Bé
Chắc hẳn mẹ nào cũng lo lắng khi sắp đến thời điểm đi làm mà bé không chịu bú bình. Đừng lo lắng quá, bài viết sau sẽ hướng dẫn mẹ dạy ti bình cho bé.
Bé không chịu bú bình phải làm sao là câu hỏi băn khoăn thắc mắc của nhiều bà mẹ khi chuẩn bị đi làm. Thấu hiểu điều này, hôm nay mekhoeconthongminh.com sẽ hướng dẫn bạn cách tập cho trẻ bú bình.
1. Nguyên nhân khiến bé không chịu bú bình
Bé không chịu bú bình có thể do nhiều nguyên nhân. Mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân chính xác vì sao để có cách giải quyết đúng đắn nhé.
- Bé thích ti mẹ hơn: Nhiều bé không chịu bú bình vì bé nhận thấy núm vú của bình sữa cứng hơn, trong khi “ti mẹ” vừa mềm mại vừa dễ chịu.
- Do thay đổi người cho ăn: Trước kia, bạn có thể là người cho bé bú bình nhưng sau thời gian nghỉ sinh, bạn phải quay trở lại với công việc, lúc này người cho bé bú bình không phải là bạn nữa mà thay vào đó là một người khác. Thời gian đầu, bé sẽ chưa quen với thay đổi này nên có phản ứng là không chịu bú bình nữa.
- Do thay đổi thói quen đột ngột: Bé dưới 6 tháng tuổi thường được bú mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên vì 1 lý do nào đó, bạn phải quyết định cho be bú bình. Lúc này bé không quen nên quay ra từ chối việc bú bình.
- Do bé đã quen hơi sữa mẹ: Do bé đã quá quen với sữa mẹ nên không thích bú bình nữa. Khi bạn cho bé bú bình, bé sẽ rúc vào ngực của bạn đòi ti và nhất quyết không chịu ti bình.
- Do mùi sữa: Nhiều trường hợp bé không chịu bú bình là do không thích mùi sữa đó.
- Do bé mọc răng: Giai đoạn mọc răng, một số bé sẽ phản ứng “chống đối” với việc bú bình. Lúc này, bé sẽ cắn chặt răng vào núm vú của bình sữa, chứ nhất quyết không chịu bú.
Bé không chịu bú bình có thể là do bé thích ti mẹ hơn
2. Biện pháp khắc phục tình trạng bé không chịu bú bình
Tùy vào nguyên nhân vì sao bé không chịu bú bình để chúng ta tìm hướng giải quyết, khắc phục tình trạng bé không bú bình.
- Với những bé không chịu bú bình do những khó chịu trong thời kỳ mọc răng thì bạn có thể đưa cho bé 1 cái ngậm nướu trước khi cho bé bú bình. Điều này sẽ làm giảm kích thích do răng miệng gây ra, giúp bé thích nhai núm vú của bình sữa hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho bé làm quen với núm vú của bình sữa bằng cách vắt sữa mẹ vào trong bình và cho bé bú. Khi bé đã quen rồi thì mới pha sữa ngoài vào bình và cho bé bú.
- Bạn có thể đổi núm vú sang loại mềm hơn: Nhiều bé thích ngậm núm vú bình sữa một lúc trước khi chịu mút sữa. Lúc đầu, bé có thể chưa chịu bú nhưng bạn cũng đừng lo lắng quá. Hãy kiên trì, bé sẽ bú được một lượng sữa nhiều hơn trong thời gian tới và hãy thay đổi sang loại núm vú mềm hơn để bé bú dễ hơn.
- Nhờ người thân trong gia đình cho bé bú bình: Nhiều bé phát hiện ra việc ti mẹ dễ chịu hơn nhiều so với việc bú bình nên nhất quyết không chịu bú bình khi mẹ cho bú bình. Vì thế, bạn hãy nhờ một người thân trong gia đình cho bé bú xem sao nhé.
- Dùng thìa đút sữa cho bé: Với những bé nhất quyết không chịu bú bình thì mẹ có thể dùng thìa bón sữa cho bé. Việc này tuy không tốn nhiều thời gian bằng việc bé bú bình nhưng chúng sẽ khiến mẹ vất vả hơn và nhiều khi bé không thích, có thể dùng tay, chân hất đổ sữa ra ngoài.
- Cho bé uống sữa bằng cốc: Trường hợp này chỉ áp dụng khi bé đã lớn, đã biết cầm cốc để uống nước thì mẹ có thể đổ sữa vào trong cốc rồi cho bé uống.
Với bé không chịu bú bình thì mẹ nên chọn loại núm vú mềm gần giống ti mẹ
3. Hướng dẫn mẹ tập cho bé bú bình khi chuẩn bị đi làm
Hầu hết các mẹ đều phải quay trở lại với công việc sau 6 tháng ở cữ. Bắt đầu thời gian này, bé sẽ không được ti mẹ trực tiếp nữa mà phải bú bình. Vì thế, trước khi đi làm, mẹ phải tập luyện cho bé bú bình trước. Bởi nhiều bé đã quen với việc bú mẹ nên từ chối việc bú bình. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bé làm quen dễ dàng với việc bú bình:
Không luyện cho bé bú bình quá sớm
Mẹ không nên tập bú bình cho con trước 2 tháng tuổi, ngay cả khi bạn chọn cách vắt sữa và cho vào bình sữa cho con bú. Vì việc làm quen với bình sữa quá sớm sẽ khiến bé quen với việc bú bình mà từ chối ti mẹ. Điều này khiến cho việc nuôi con bằng sữa mẹ kết thúc sớm.
Thời điểm tốt nhất để mẹ tập cho bé bú bình là trước khi đi làm khoảng 2 tuần. Thời gian này, mẹ nên vắt sữa bỏ vào bình để cho bé vừa học bú bình vừa không lãng phí nguồn sữa mẹ.
Nhờ người khác cho bé bú bình
Do đã quen hơi mẹ và được bú mẹ nhiều nên nhiều bé nhất quyết không chịu bú bình sữa mẹ đang cầm trên tay, rất có thể bé thấy mẹ ở gần hay mẹ đang ở trong phòng nên phản đối bú bình, khóc đòi ti mẹ. Do đó, mẹ nên để ông bà hoặc bố của bé tập cho bé bú bình.
Khi cho bé tập bú bình, mẹ nên nhờ người thân trong gia đình thực hiện
Kiên nhẫn khi tập cho bé bú bình
Nếu bé có thể chống đối quyết liệt vì ghét núm vú bình sữa thì mẹ cũng phải kiên trì, tập dần dần cho bé thì mới thành công.
Đừng để bé thật đói mới cho bé bú bình
Bé sẽ chịu bú bình hơn khi cảm thấy thoải mái và không bị cơn đói dày vò nên mẹ hãy tập cho bé bú bình sớm hơn trước khi bé cảm thấy đói.
Chọn núm vú bình sữa tương tự như ti mẹ
Các bạn nên chọn núm vú bình sữa càng giống ti mẹ thì càng càng tốt. Các bạn hãy chọn núm vú cao su có độ rộng, tránh núm vú quá ngắn hoặc quá hẹp khiến bé khó mút. Tốc độ chảy sữa của núm vú là 1 – 2 giọt/giây sẽ phù hợp với bé hơn cả. Để kiểm tra dòng chảy của sữa, bạn nên dốc ngược bình và chờ sữa nhỏ giọt. Dòng chảy quá nhanh cũng khiến bé sợ. Còn dòng chảy quá chậm sẽ khiến bé bực bội vì phải chờ lâu. Nếu bé không hài lòng với núm vú này thì hãy đổi sang loại khác.
Đưa núm vú vào miệng bé đúng cách
Thay vì nhét núm vú vào miệng bé, bạn chỉ nên chạm núm vú vào môi bé, đợi bé mở rộng miệng để đón núm vú vào miệng như cách bé bú mẹ. Hơn nữa, việc bé mở to miệng thì chắc chắn miệng bé sẽ ôm núm vú hơn, không phải chỉ nhai mình đầu núm vú.
Tránh cho bé bú nằm
Lực hút sữa từ bình sữa khi bé bú nằm sẽ khiến sữa xâm nhập vào vòi tai, gây nhiễm trùng tai nên mẹ tránh cho bé bú sữa nằm.
Trên đây là toàn bộ những thông tin giúp bạn giải quyết tình trạng bé không chịu bú bình. Hy vọng chúng sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho mẹ, giúp bé học cách bú sữa ngoài nhanh chóng mỗi khi mẹ đi làm xa.
--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội