Bé 6 Tháng Biết Làm Gì? Những Thay Đổi Quan Trọng Của Bé 6 Tháng Tuổi

Bé 6 Tháng Biết Làm Gì? Những Thay Đổi Quan Trọng Của Bé 6 Tháng Tuổi

Bước sang tháng thứ 6, trẻ sơ sinh sẽ có những bước chuyển biến mạnh mẽ cả về thể chất lẫn trí tuệ. Vậy bé 6 tháng tuổi biết làm gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Tháng thứ 6 là giai đoạn quan trọng nhất, đánh dấu sự phát triển về mọi mặt của trẻ, không chỉ ở chiều cao, cân nặng mà các kỹ năng vận động, giao tiếp,…của trẻ cũng thay đổi hàng ngày. Vì thế, ba mẹ phải biết bé 6 tháng tuổi biết làm gì để biết cách chăm sóc, giúp trẻ khôn lớn từng ngày.

1. Chiều cao và cân nặng của bé 6 tháng tuổi

Giai đoạn 6 tháng tuổi, trọng lượng của trẻ sẽ tăng gấp đôi so với lúc sinh. Trung bình, trong 6 tháng đầu, bé sẽ tăng từ 680 – 900g mỗi tháng. Kể từ tháng thứ 6 trở đi, bé sẽ phát triển chậm lại, mỗi tháng chỉ tăng khoảng 450g và chiều cao của bé cũng tăng chậm lại, khoảng 1.27cm mỗi tháng.

Các chỉ số của bé trai 6 tháng tuổi:

  • Cân nặng: 6.6kg – 10.3kg. Trung bình là 8.5kg
  • Chiều dài: 64cm – 73.2cm. Trung bình là 68.6cm.
  • Chu vi vòng đầu: 41.5cm – 46.7cm. Trung bình là 44.1cm.
  • Chu vi vòng ngực: 39.7cm – 48.1cm. Trung bình là 43.9cm.

Các chỉ số bé gái 6 tháng tuổi:

  • Cân nặng: 6.2kg – 9.5kg. Trung bình: 7.8kg.
  • Chiều cao: 62.4cm – 71.6cm. Trung bình: 67cm.
  • Chu vi vòng đầu: 40.4cm – 45.6cm. Trung bình: 43cm.
  • Chu vi vòng ngực: 38.9cm – 46.9cm. Trung bình 42.9cm

bé 6 tháng, đồ chơi an toàn cho bé 6 tháng tuổi, bé 6 tháng biết làm gì, bé 6 tháng biết làm gì, be 6 thang biet lam gi, bé 6 tháng tuổi biết làm gì, trẻ 6 tháng tuổi biết làm gì, trẻ 6 tháng biết làm gì, cách chơi với trẻ 6 tháng tuổi, trẻ 16 tháng biết làm gì, bé 6 tháng tuổi biết làm những gì, em bé 6 tháng tuổi biết làm gì, 6 tháng bé biết làm gì, bé 6 tháng biết làm những gì, em bé 6 tháng biết làm gì, trẻ 6 tuổi biết làm gì, sự phát triển bé 6 tháng tuổi, bé 6 tháng tuổi biết làm gì

Chiều cao trung bình của bé trai 6 tháng tuổi là 68.6cm

2. Bé 6 tháng tuổi biết làm gì?

Vận động thô

  • Khi đặt bé nằm, bé có thể lật người một cách thuần thục.
  • Khi nằm sấp, hai chân của bé đưa thẳng lên cao và bé có thể lật được ở mọi hướng, có thể dùng hai tay và đầu gối để chống đỡ thân người, tứ chi duỗi thẳng để đẩy người về phía trước hoặc ra phía sau.
  • Bé có thể áp sát bụng xuống đất để chống đỡ, bò hoặc trườn về phía trước hoặc phía sau.
  • Khi lật ở tư thế nằm sấp, bé có thể gập 1 bên thân người lại.
  • Khi mẹ kéo tay bé lên, bé có thể ngồi dậy được và giữ thăng bằng, lưng và hông thẳng, đầu ngẩng lên.
  • Khi ngồi ghế bé có thể cầm và lắc các đồ vật. Bé có thể tự mình ngồi trong nửa giờ nhưng thân người cần phải gập về phía trước hoặc dùng 2 tay để chống đỡ.
  • Khi mẹ đỡ lưng bé để bé đứng dậy, bé có thể nhảy lên hoặc nhảy xuống.

Vận động tinh

  • Các ngón tay của bé đều có thể thực hiện được các động tác cầm nắm.
  • Khi đặt đồ chơi nhỏ bên cạnh bé, bé có thể vươn lên để lấy đồ chơi và cầm gọn đồ chơi trong lòng bàn tay.
  • Khi mẹ cho bé bú, bé có thể dùng 2 tay đỡ được bình sữa,.
  • Cầm đồ chơi trong lòng bàn tay, bé có thể lắc lư cổ tay.
  • Khi bị quần áo che mặt, bé sẽ tự lấy tay gạt quần áo ra.

bé 6 tháng, đồ chơi an toàn cho bé 6 tháng tuổi, bé 6 tháng biết làm gì, bé 6 tháng biết làm gì, be 6 thang biet lam gi, bé 6 tháng tuổi biết làm gì, trẻ 6 tháng tuổi biết làm gì, trẻ 6 tháng biết làm gì, cách chơi với trẻ 6 tháng tuổi, trẻ 16 tháng biết làm gì, bé 6 tháng tuổi biết làm những gì, em bé 6 tháng tuổi biết làm gì, 6 tháng bé biết làm gì, bé 6 tháng biết làm những gì, em bé 6 tháng biết làm gì, trẻ 6 tuổi biết làm gì, sự phát triển bé 6 tháng tuổi, bé 6 tháng tuổi biết làm gì

Bé 6 tháng tuổi đã biết vươn lên để lấy đồ chơi và cầm gọn đồ chơi trong tay

Khả năng thích ứng của bé

  • Khi bé nằm mà thấy giường của mình có treo lục lạc, bé sẽ tự vươn tay ra để cố bắt lấy. Khi mẹ kéo bé ngồi dậy và đặt đồ chơi ngay trước mặt, bé sẽ tự vươn lên cầm lấy đồ chơi.
  • Khi người lớn lấy đồ chơi trong tay bé ra và đặt ngay trước mặt, bé sẽ trườn ra để lấy đồ chơi. Nếu đồ chơi bị rơi xuống bất, bé sẽ cúi đầu xuống để đi tìm.
  • Nếu mẹ đặt trước mặt bé 3 khối xếp hình, bé sẽ cầm lấy khối xếp hình đầu tiên. Sau đó, tiếp tục vương tay ra để lấy khối xếp hình thứ 2 và thứ 3.
  • Bé có thể vươn tay ra để cầm lấy các đồ vật một cách nhanh chóng và kiên quyết phải lấy được các đồ vật khi nhìn thấy. Thông thường, mắt bé chỉ tập trung vào đúng vật định lấy và có thể nhắm mắt khi cầm chắc được vật.

Ngôn ngữ

  • Bé 6 tháng tuổi bắt đầu phát âm được những từ đơn như: a, i, ba,…với độ to nhỏ, cao thấp, nhanh chậm khác nhau.
  • Bé có biểu đạt vui buồn qua âm thanh và có những phản ứng khác nhau đối với ngữ điệu khác nhau.
  • Khi nghe thấy có người gọi tên mình bé sẽ biết quay đầu lại.

Hành vi giao tiếp của bé 6 tháng tuổi

  • Khi soi gương bé sẽ cười khi thấy bóng mình trong gương. Tuy nhiên, thời điểm này bé cũng đã phân biệt được bóng trong gương và mình là khác nhau.
  • Khi 2 tay thay phiên nhau cầm đồ vật, bé sẽ phát giác được những bộ phận khác nhau của cơ thể và biết được sự khác nhau giữa bản thân và thế giới xung quanh.
  • Bé biết ai là người thân, ai là người lạ nên khi thấy người lạ bế bé sẽ khóc.
  • Bé biết phân biệt đâu là người lớn, đâu là trẻ con, biết vươn tay và phát âm để chủ động giao lưu với người khác.
  • Khi người lớn rửa mặt cho bé, bé không thích, bé sẽ tự đưa tay đẩy ra.

bé 6 tháng, đồ chơi an toàn cho bé 6 tháng tuổi, bé 6 tháng biết làm gì, bé 6 tháng biết làm gì, be 6 thang biet lam gi, bé 6 tháng tuổi biết làm gì, trẻ 6 tháng tuổi biết làm gì, trẻ 6 tháng biết làm gì, cách chơi với trẻ 6 tháng tuổi, trẻ 16 tháng biết làm gì, bé 6 tháng tuổi biết làm những gì, em bé 6 tháng tuổi biết làm gì, 6 tháng bé biết làm gì, bé 6 tháng biết làm những gì, em bé 6 tháng biết làm gì, trẻ 6 tuổi biết làm gì, sự phát triển bé 6 tháng tuổi, bé 6 tháng tuổi biết làm gì

Bé 6 tháng tuổi sẽ biết phân biệt đâu là người quen, đâu là người lạ

3. Khi nào ba mẹ nên lo lắng về sự phát triển của bé 6 tháng tuổi?

Nếu con bạn có những dấu hiện sau thì bạn nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt:

  • Trẻ không ngồi được dù đã có sự trợ giúp của mọi người xung quanh. Bởi lúc này, cơ lưng của trẻ 6 tháng tuổi đã phát triển tương đối khỏe mạnh, bé có thể tự ngồi được. Còn nếu bé vẫn chưa biết ngồi dù đã được ba mẹ hỗ trợ thì đây là dấu hiệu của việc chậm phát triển về mặt thể chất.
  • Bé không phản ứng với các tiếng động xung quanh và không tạo ra âm thanh. Đây là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang có vấn đề liên quan đến thính giác, dây âm thanh.
  • Bé không nhận ra bố mẹ và những gương mặt quen thuộc. Điều này cảnh báo những vấn đề liên quan đến nhận thức và tầm nhìn của trẻ.
  • Bé có kỹ năng vận động kém, không hứng thú với việc chơi đùa cùng người thân hay đồ chơi thì rất có thể bé đang rơi vào tình trạng chậm phát triển.

Vì thế, khi chăm sóc trẻ, ba mẹ phải quan tâm đến sự phát triển của trẻ, phải biết trẻ trong độ tuổi này biết làm gì và chưa biết làm gì để có biện pháp can thiệp xử lý kịp thời.

Hy vọng với những thông tin bài viết trên, bạn đã biết bé 6 tháng tuổi biết làm gì để có biện pháp chăm sóc hợp lý, giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!