Giải Đáp Thắc Mắc: Trẻ Sơ Sinh Mấy Tháng Biết Hóng Chuyện?

Giải Đáp Thắc Mắc: Trẻ Sơ Sinh Mấy Tháng Biết Hóng Chuyện?

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện luôn là câu hỏi thắc mắc của nhiều mẹ. Bởi khi nào con bước qua được các cộc mốc phát triển thì ba mẹ mới hoàn toàn yên tâm được.

Chắc hẳn, bố mẹ nào cũng rất vui khi thấy con mình biết hóng chuyện và bắt đầu giao tiếp với mọi người xung quanh. Ngược lại, nếu trẻ không phát triển cột mốc này sẽ rất lo lắng và bất an. Vậy trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện, hãy cùng xem nhé.

1. Trẻ sơ sinh hóng chuyện là như thế nào?

Hóng chuyện là từ để chỉ một em bé có phản ứng trên khuôn mặt như: mắt nhìn vào người đối diện, miệng bập bẹ thành tiếng khi nghe người lớn nói chuyện hoặc đang giao tiếp, chơi đùa cùng bé.

Trẻ thường nhìn và nói chuyện “âu ơ” theo cách riêng của mình với một vật gì đó trước mặt như: quả bóng, quạt trần, thú bông treo nôi,…cũng được xem là một cách hóng chuyện của bé.

Theo quan niệm dân gian, trẻ sơ sinh biết hóng chuyện sớm sẽ nhanh biết nói và lanh lẹ hơn. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chứng minh được điều đó. Các nhà nghiên cứu chỉ cho biết trẻ sơ sinh biết hóng chuyện sớm hay muộn đều không ảnh hưởng đến khả năng biết nói sau này của con.

Trẻ sơ sinh biết hóng chuyện là lúc trẻ có phản ứng trên khuôn mặt khi được người lớn giao tiếp

2. Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện?

Tính đến thời điểm này vẫn chưa có đáp án thật sự chính xác để trả lời cho câu hỏi: Trẻ sơ sinh mấy tháng mới biết hóng chuyện. Vì quá trình phát triển ở mỗi bé là hoàn toàn khác nhau. Có bé lanh lợi thích hóng chuyện, có bé lại trầm tính, ít nói.

Tuy nhiên, trẻ trong khoảng từ 4 – 5 tháng tuổi đa phần đều biết hóng chuyện nhiều. Biểu hiện rõ nét nhất là bé luôn tỏ ra thích thú khi ai đó sẵn sàng ngồi nói chuyện với bé. Tuy không hiểu những gì người khác nói nhưng bé vẫn cười như đang giao tiếp lại.

Bước sang tháng thứ 5 – 6, bé biết nói chuyện nhiều hơn và có thể đáp lại bằng những cụm từ mà bé học được từ cha mẹ khi trò chuyện và lặp đi một số từ như: aaaa, baba, eeee,…

3. Khả năng hóng chuyện của trẻ qua từng giai đoạn

Trẻ từ 0 – 1 tháng tuổi

Ngay từ thời điểm sinh ra, trẻ đã biết hóng chuyện. Tuy nhiên, biểu hiện của bé chưa thực sự rõ ràng và chúng có thể thay đổi hàng ngày. Nếu mẹ trò chuyện với trẻ ở khoảng 20 – 25cm, bé sẽ đáp lại bằng cách nhép miệng không điều kiện.

Trẻ từ 1 – 2 tháng tuổi

Giai đoạn này, bé thích đáp lại khi ai đó muốn trò chuyện với bé bằng những âm vực cao, tông đều và nhanh hơn một chút. Có lẽ lúc này bé chưa thực sự hiểu người lớn đang nói gì nhưng trẻ vẫn cười khanh khách do mẹ tạo ra âm thanh khiến trẻ thích thúc. Dần dần, bé ra được những âm thanh đơn giản như: ê, a, ư, ơ,…

Trẻ từ 1 - 2 tháng sẽ dần phát được những âm thanh đơn giản như ê, a, ư, ơ,...

Trẻ từ 2 – 3 tháng tuổi

Giai đoạn từ 2 – 3 tháng tuổi, trẻ chỉ phát ra được những âm thanh gừ gừ và hướng mắt đến nơi phát ra âm thanh như: tiếng lục lạc, tiếng xúc xắc. Mặc dù chưa biết nói nhưng bé có thể đạp chân, vung tay để thể hiện rằng mình đang thích thú với điều gì đó.

Trẻ từ 3 – 4 tháng tuổi

Trẻ đã biết cười và phát ra những âm thanh đơn, biểu hiện cảm xúc của mình bằng cách cười khúc khích để mọi người thấy được sự hài lòng của trẻ. Còn nếu trẻ không thích điều gì đó, trẻ sẽ biểu hiện thông qua tiếng khóc.

Trẻ từ 4 – 5 tháng tuổi

Bé đã biết hóng chuyện và cười ra tiếng. Bé còn biết sử dụng cả ngôn ngữ cơ thể để diễn tả nhu cầu chính của bản thân. Chẳng hạn: Trẻ đột ngột níu lấy bạn khi không muốn bị đặt xuống hoặc xoay đầu sang hướng khác khi bé không thích điều gì đó.

Trẻ từ 5 – 6 tháng tuổi

Trẻ bắt đầu nói được những ngôn ngữ phức tạp hơn một chút như: ba, ma,…và có thể học lỏm được vài từ mà bé nghe được từ ba mẹ khi nói với trẻ. Điều này làm vốn từ của bé trở nên nhiều hơn. Bé sẽ lặp đi lặp lại các âm đó khi bắt đầu tập nói.

4. Trẻ sơ sinh chậm hóng chuyện phải làm sao?

Không ít mẹ thắc mắc: Khi nào trẻ sơ sinh biết hóng chuyện hoặc Tại sao bé 4 – 5 tháng tuổi vẫn chưa biết hóng chuyện? Hầu hết các mẹ đầu lo lắng khi thấy con nhà mình ít có những phản ứng lại khi giao tiếp, cười đùa cùng con.

Theo các chuyên gia, trường hợp trẻ sơ sinh hóng chuyện muộn hơn so với mốc 4 – 5 thán tuổi không cần phải lo lắng gì nhiều nhưng qua 6 tháng tuổi mà trẻ vẫn không thấy phản ứng lại, không có biểu cảm trên khuôn mặt thì mẹ hãy cho con đến bệnh viện để kiểm tra ngay.

Trẻ qua 6 tháng mà không biết hóng chuyện thì mới cần phải đi khám

5. Cách dạy trẻ sơ sinh nhanh biết hóng chuyện

Bên cạnh việc tìm hiểu trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện, mẹ cũng nên biết cách dạy trẻ hóng chuyện nhanh hơn như:

Chủ động chơi đùa và trò chuyện cùng bé

Cách đơn giản và hữu hiệu nhất để bé nhanh chóng biết hóng chuyện là tương tác cùng với người lớn. Thay vì mua đồ chơi, bố mẹ hãy dành nhiều thời gian để trò chuyện và chơi cùng con, kích thích khả năng phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

Thu hút trẻ bằng âm thanh

Trẻ con sẽ rất thích và nhạy cảm với âm thanh nên các bạn hãy chọn những món đồ chơi có thể phát ra tiếng để thu hút trẻ tương tác cùng bạn cũng như giúp bé học cách lắng nghe và quan sát.

Tạo môi trường cho bé hóng chuyện

Ông bà, bố mẹ hãy thường xuyên bế bé ra ngoài chơi để bé gặp được nhiều người. Từ đó, phát triển được khả năng hóng chuyện của mình.

Hy vọng với những thông tin trên, vấn đề trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện đã giúp các mẹ giải tỏa được áp lực trong lòng. Nếu bé nhà bạn có thể chậm hơn một chút thì bạn cũng đừng lo lắng quá, ngay từ bây giờ hãy nói chuyện, cười đùa với bé nhiều hơn, chắc chắn bé sẽ hóng chuyện nhanh thôi.

-------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội 

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!