Mẹo Hay Giúp Trẻ Sơ Sinh Cải Thiện Triệu Chứng Sôi Bụng Xì Hơi
Chắc hẳn, bố mẹ sẽ không khỏi lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh bị sôi bụng. Vậy nguyên nhân từ đâu. Hãy cùng với mekhoeconthongminh.com tìm hiểu nhé.
Sôi bụng là hiện tượng hay gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy không quá nguy hiểm nhưng các mẹ phải nắm được nguyên nhân và cách xử lý kịp thời để giúp bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phát triển bình thường.
1. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không?
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Theo một thống kê, có tới hơn 60% trẻ em gặp phải tình trạng này.
Khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng, thực chết tiếng sôi bụng mẹ nghe thấy không phải bắt nguồn từ dạ dày mà là âm thanh phát ra từ ruột non và ruột già. Lúc này hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển toàn diện, dẫn đến việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn kém.
Sôi bụng ở trẻ sơ sinh có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, thậm chí là lâu hơn. Tuy nhiên, đây không phải là hiện tượng đáng lo ngại, chúng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà chỉ khiến trẻ khó chịu một chút.
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng bình thường, không đáng lo ngại gì
2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng
Hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện từ khi trẻ từ 3 đến 18 tuần tuổi. Nguyên nguyên chủ yếu xuất phát từ chế độ ăn uống.
Do mẹ cho bé uống sữa công thức từ sớm
Đối với trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa hoàn thiện nên việc cha mẹ cho con uống sữa công thức từ sớm sẽ khiến đường ruột của trẻ chưa kịp thích nghi, dẫn đến hiện tượng sôi bụng.
Ngoài ra, việc pha sữa, vệ sinh các dụng cụ pha sữa không đảm bảo cũng khiến đường ruột trẻ bị nhiễm khuẩn, gây nên hiện tượng sôi bụng.
Trẻ không hấp thụ đường lactose trong sữa
Đường lactose có rất nhiều trong sữa công thức. Đối với những bé dùng sữa công thức mà cơ thể không hấp thụ loại đường này sẽ gây nên hiện tượng rối loạn tiêu hóa. Sôi bụng là một triệu chứng rối loạn tiêu hóa mà bé gặp phải sau khi uống sữa.
Do chế độ ăn uống của mẹ
Với những bé bú mẹ trực tiếp, chế độ ăn uống có những tác động rất lớn đến sức khỏe của hệ tiêu hóa. Ví dụ: Việc mẹ ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên, thực phẩm cay nóng,…cũng dễ khiến bé gặp phải tình trạng sôi bụng, nặng hơn là tiêu chảy.
Do bệnh lý
Trẻ bị sôi bụng kèm theo các triệu chứng đầy hơi, nôn chớ, quấy khóc, bỏ bú,…thì có thể bé đang gặp phải một bệnh lý nào liên quan đến hệ tiêu hóa. Mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có thể là do mẹ cho bé uống sữa công thức từ sớm
3. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng phải làm sao?
Tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh không đáng nguy hiểm nhưng nếu không được khắc phục và điều trị sớm, chúng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như: sụt cân, giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Do đó, mẹ cần tìm hiểu thật kỹ các nguyên nhân khiến trẻ bị sôi bụng. Từ đó, có phương pháp điều trị và phòng ngừa hợp lý.
Dưới đây là cách giúp mẹ làm giảm chứng sôi bụng ở trẻ:
- Khi thấy trẻ bị sôi bụng, mẹ nên thay đổi tư thế cho bé bú. Hãy vỗ nhẹ lưng bé để bé có thể ợ hơi hoặc đặt bé nằm ngừa, dùng tay của mình gập đầu gối bé liên tục để con ợ hơi ra hết.
- Massage nhẹ nhàng vùng bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ để bụng bé thoát hơi dễ dàng hơn.
- Khi cho bé bú, nếu mẹ thấy bé bị ọc sữa ra ngoài thì cần nghiêng đầu bé sang một bên để bé ọc hết ra ngoài, tránh tình trạng để con bị ọc sữa.
- Thay đổi tư thế bú cho trẻ. Một mẹo nhỏ khi thay đổi tư thế cho bé bú là hãy lắng nghe tiếng sôi bụng ở trẻ để thay đổi sao cho phù hợp.
- Bé bú sữa đầu quá nhanh và nuốt hơn, mẹ có thể bỏ bớt sữa đầu vì trong sữa đầu chứa nhiều đường lactose khiến bé bị ợ hơi, sôi bụng sau khi bú.
Khi trẻ bị sôi bụng, mẹ nên massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ cho bé để bé thoát hơi dễ dàng
4. Biện pháp phòng ngừa chứng bệnh sôi bụng ở trẻ sơ sinh
Để phòng ngừa chứng bệnh sôi bụng ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể thực hiện các phương pháp sau:
Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn
- Bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nên mẹ phải chú ý hơn về những loại thực phẩm lợi sữa trong các bữa ăn hàng ngày.
- Mẹ hạn chế ăn những thực phẩm cay, nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, mẹ nên có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh với nhiều rau xanh và các khoáng chất cần thiết.
- Uống đầy đủ nước để nguồn sữa được chất lượng và đảm bảo, hạn chế chứng sôi bụng ở trẻ sơ sinh.
- Giữ đầu bé cao hơn một chút khi cho bé bú.
- Không nên cho bé bú quá no. Thay vào đó, mẹ nên chia nhỏ thành nhiều cữ cho bé bú, 2 – 4 tiếng bú 1 lần.
Đối với trẻ bú sữa công thức
- Chọn mua những loại sữa hoặc thực phẩm từ sữa không chứa quá nhiều đường lactose.
- Tìm hiểu kỹ cách pha sữa và vệ sinh, tiệt trùng các dụng cụ pha sữa.
- Cho bé ăn thêm các loại sữa chua để lợi khuẩn, củng cố và phát triển hệ tiêu hóa.
- Đối với trẻ lớn hơn, mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi cho trẻ, giảm bớt khẩu phần sữa để giúp cơ thể có thêm thời gian sản sinh men tiêu hóa đường lactose.
- Vệ sinh sạch sẽ và khử trùng các loại dụng cụ ăn uống cho trẻ.
- Chọn núm vú phù hợp và điều chỉnh hướng bình sao cho hạn chế tối đa lượng không khí mà bé nuốt phải.
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng không phải là bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên các mẹ phải nắm rõ cách xử lý và phòng ngừa để đảm bảo trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp con phát triển cân đối và toàn diện, cả về thể chất lẫn tinh thần.