Mẹo Hay Xử Trí Trẻ Sơ Sinh Bị Sổ Mũi Giúp Bé Nhanh Khỏi Hơn
Thời điểm giao mùa, trẻ sơ sinh rất dễ gặp phải tình trạng sổ mũi, chảy nước mũi. Vậy trẻ sơ sinh bị sổ mũi phải làm sao? Ba mẹ cần làm gì để con nhanh chóng khỏi bệnh? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi sẽ khiến trẻ thở bằng miệng. Điều này, gây khó khăn trong việc bú mẹ. Ngoài ra, sổ mũi lâu ngày còn khiến bé bị ho, viêm phế quản, viêm phổi. Do đó, ba mẹ cần xử lý tình trạng này sớm để nhanh chóng chấm dứt hiện tượng sổ mũi.
1. Tình trạng sổ mũi ở trẻ sơ sinh là gì?
Sổ mũi là tình trạng khoang mũi của trẻ bị chảy nước mũi. Dịch nhầy thoát ra lỏng, trong hoặc có khi có màu trắng đục, vàng hoặc xanh.
Ngoài ra, sổ mũi còn đi kèm một số biểu hiện như:
- Hắt hơi
- Nghẹt mũi
- Ngứa mũi, ngứa đầu, đỏ mắt
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao
- Ho
- Khó thở, thở khò khè
- Nôn trớ
- Quấy khóc
- Biếng ăn, bỏ bú
- Ngủ trằn trọc và ngủ không ngon giấc
Sổ mũi là tình trạng khoang mũi của trẻ bị chảy nhiều nước mũi
2. Nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ sơ sinh
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng sổ mũi ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất, bạn có thể tham khảo:
- Cảm lạnh: Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất non nớt nên trẻ dễ bị cảm lạnh khi thời tiết chuyển mùa và sổ mũi là một triệu chứng điển hình nhất của bệnh này. Ngoài ra, trẻ bị cảm lạnh còn có thể bị ho, sốt, hắt, hơi, mệt mỏi, quấy khóc, nôn trớ khi ăn.
- Cảm cúm: Các triệu chứng của cảm cúm là: sổ mũi, nghẹt mũi, sốt cao, ho, ớn lạnh, đau cơ, đau đầu. Chúng thường kéo dài từ 1 – 7 ngày nên khiến trẻ hết sức mệt mỏi, khó chịu, đôi khi còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khiến trẻ tử vong.
- Không khí hanh khô, thời tiết lạnh: Điều kiện thời tiết này diễn ra phổ biến nhất vào mùa đông. Hàng ngày, bé phải hít thở không khí lạnh và hanh khô khiến niêm mạc mũi bị kích ứng. Lúc này, mũi tiết ra nhiều chất nhầy hơn nên khiến bé bị sổ mũi.
- Sổ mũi do dị ứng: Nhiều trẻ có hệ miễn dịch phản ứng quá mức khi tiếp xúc với khói thuốc lá, phấn hoa, bụi bẩn, lông cho mèo,…Hiệu quả là trẻ có thể bị bệnh viêm mũi dị ứng, ngứa và chảy nước mũi nhiều. Ngoài ra, trẻ bị dị ứng còn có biểu hiện khác như: hắt hơi, ngứa và đỏ mắt, nổi mẩn đỏ ngoài da.
- Mắc dị vật trong mũi: Trong quá trình sinh hoạt, nếu trẻ hít phải một mảnh bụi to hoặc khi trẻ đùa nghịch bị một dị vật nào đó rơi sâu vào trong khoang mũi và mắc kẹt ở đó, bé sẽ gặp phải tình trạng sổ mũi và hắt hơi liên tục, kèm triệu chứng: đau, chảy nước mũi.
- Vệ sinh mũi cho bé không đúng cách: Một số mẹ hay có thói quen dùng nước muối sinh lý để xịt và rửa mũi cho con ngay cả khi con không bị bệnh hoặc dùng tăm bông đẩy sâu vào bên trong để lấy gỉ mũi cho bé. Điều này khiến niêm mạc mũi của trẻ trở nên khô hơn và dễ bị tổn thương hơn.
- Viêm amidan, viêm VA: Amidan và VA là những tổ chức chứa nhiều tế bào bạch hầu nằm tại ngã tư hầu hậu. Chúng có nhiệm vụ bắt và tiêu diệt các loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm trùng nặng, chúng có amidan và VA có thể bị viêm, sưng. Điều này khiến trẻ bị sốt, ngẹt mũi, ho, khó thở, thở khò khè,…
- Viêm xoang: Trẻ sơ sinh rất hiếm khi bị viêm xoang, tuy nhiên chúng ta không được loại trừ trường hợp này. Khi trẻ bị viêm xoang, trẻ sẽ bị chảy nhiều nước mũi và nước mũi có màu vàng, xanh kèm theo triệu chứng nghẹt mũi, đau đầu, ho sốt.
3. Trẻ sơ sinh bị sổ mũi phải làm sao?
Nếu trẻ chỉ bị chảy nước mũi đơn thuần và không đi kèm với các bệnh lý khác, cha mẹ nên áp dụng một số mẹo tự nhiên sau để khắc phục bệnh cho con.
Cho trẻ uống nhiều nước
Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm sẽ giúp trẻ giảm bớt tình trạng bị sổ mũi, nghẹt mũi do cảm lạnh gây ra. Ngoài ra, việc uống nhiều nước cũng làm loãng dịch nhầy bên trong mũi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vệ sinh mũi của bé trong thời gian điều trị bệnh.
Nếu trẻ đang còn bú sữa thì mẹ nên tăng cường các cữ sữa cho bé. Còn bé trên 6 tháng tuổi thì có thể bổ sung thêm nước ép trái cây hoặc ăn cháo loãng để hỗ trợ và điều trị bệnh tốt hơn.
Xịt và hút mũi cho bé bằng nước muối sinh lý
Xịt và hút mũi bằng nước muối sinh lý được xem là phương pháp trị sổ mũi đơn giản và hiệu quả nhất cho trẻ sơ sinh
Đây được xem là phương pháp trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản mà hiệu quả nhất. Nó làm giảm dịch nhầy trong mũi, mang lại cảm giác thông thoáng cho lỗ mũi, giúp bé dễ thở hơn. Tuy nhiên việc xịt và hút mũi cho bé cần phải được thực hiện đúng cách để niêm mạc mũi của bé không bị tổn thương.
Cách thực hiện:
- Đặt bé nằm trên giường, đầu hơi nghiêng sang một bên.
- Nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mũi của trẻ. Để trong khoảng 10 giây để nước muối lỏng ra.
- Đặt đầu vòi lớn của dụng cụ hút mũi vào cửa mũi của trẻ, hút nhẹ để lấy dịch nhầy trong mũi bé ra ngoài.
- Thực hiện tương tự với bên còn lại.
- Cuối cùng vệ sinh dụng cụ hút mũi bằng xà phòng và ngâm trong nước nóng để tiệt trùng dụng cụ.
- Mỗi ngày, bạn nên hút mũi cho con từ 3 lần/ngày và không nên dùng nước muối sinh lý quá 4 ngày/lần.
Day ấn huyệt trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh
Để cải thiện tình trạng sổ mũi cho trẻ sơ sinh, các mẹ có thể áp dụng mẹo day ấn huyệt. Cụ thể như sau:
- Huyệt ấn đường: Huyệt này nằm ở 2 bên đầu chân mày của bé. Lúc này, bạn cần đặt ngón trỏ và ngón giữa vào huyệt ấn đường, bấm nhẹ. Sau đó kéo tay vuốt lên chân tóc theo 2 đường thẳng song song. Lặp lại động tác khoảng 3 phút (Lưu ý: Vuốt ngón tay theo chiều đi lên, tuyệt đối không được vuốt ngược xuống). Cuối cùng là ấn mạnh vào 2 huyệt này và day trong vòng 2 phút.
- Huyệt nghinh hương: Vị trí huyệt này nằm ở 2 bên cánh mũi của bé. Các bạn chỉ cần ấn và day vào huyệt trong vòng 2 phút.
Thực hiện 2 mẹo này vài lần trong ngày kết hợp thêm với các cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh ở trên để nhanh thấy hiệu quả.
Thoa dầu và massage lòng bàn chân cho bé
Thoa dầu và massage lòng bàn chân cho bé được xem là giải pháp tốt nhất trong trường hợp trẻ sơ sinh bị sổ mũi do cảm lạnh. Khi bé, mới bị sổ mũi, mẹ hãy sử dụng dầu tràm, dầu khuynh điệp thoa vào lòng bàn chân của trẻ. Kết hợp với việc massage lòng bàn chân trong vòng vài phút để tinh dầu thấm sâu vào bên trong và mang tất cho bé. Làm như vậy, bé vừa được giữ ấm và cải thiện được tình trạng sổ mũi.
Kê cao gối cho bé khi ngủ
Trong lúc ngủ, chất nhầy có thể tồn đọng trong mũi hoặc chảy ngược vào cổ họng khiến bé ho, khó thở hoặc ngủ không yên giấc. Vì thế, bạn nên sử dụng một chiếc gối, kê cao phần vai và đầu cho bé để bé ngủ ngon hơn, ngăn chặn tình trạng này.
Khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi, ba mẹ cần kê cao đầu cho bé khi ngủ để trẻ dễ thở hơn
4. Cách phòng ngừa sổ mũi cho trẻ sơ sinh
Để hạn chế nguy cơ bị sổ mũi cho trẻ sơ sinh, ba mẹ nên áp dụng các biện pháp đơn giản sau:
- Cho trẻ mặc đủ ấm khi trời lạnh.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm để mũi bé không bị khô, nhất là trong những ngày thời tiết bị hanh khô hoặc khi bạn cho bé nằm điều hòa.
- Vệ sinh tai, mũi hàng ngày cho bé bằng cách nhúng tăm bông vào nước ấm và nhẹ nhàng lau sạch bụi bẩn ở cửa mũi và tai bé.
- Đưa bé đi tiêm ngừa đầy đủ theo đúng lịch đã quy định.
- Không để trẻ tiếp xúc với người đang bị bệnh, đặc biệt là người bị cảm cúm.
- Tránh để trẻ hít phải khói thuốc lá trong môi trường có nhiều bụi bẩn.
- Trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu cần được bú mẹ hoàn toàn để có sức đề kháng tốt hơn, ngăn ngừa bệnh tật.
Trên đây là cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh, ba mẹ nên biết để khắc phục bệnh đúng cách cho con. Ngoài ra, khi con có dấu hiệu bị bệnh, ba mẹ nên tìm hiểu chính xác nguyên nhân để có phương pháp điều trị dứt điểm, bảo vệ sức khỏe cho bé.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.