Trẻ Em Bị Rộp Lưỡi Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Hiệu Quả

Trẻ Em Bị Rộp Lưỡi Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Hiệu Quả

Trẻ nhỏ vốn ham ăn lại rất bất cẩn. Nên nếu chẳng may ăn uống phải đồ ăn, thức uống còn đang nóng sẽ khiến lưỡi trẻ bị phồng rộp lên. Cảm giác vô cùng đau đớn và khó chịu. Khắc phục ngay cảm giác khó chịu khi trẻ em bị rộp lưỡi bằng những mẹo nhỏ dưới đây.

Trẻ nhỏ vốn ham ăn lại rất bất cẩn. Nên nếu chẳng may ăn uống phải đồ ăn, thức uống còn đang nóng sẽ khiến trẻ em bị rộp lưỡi. Cảm giác vô cùng đau đớn và khó chịu. Khắc phục ngay cảm giác khó chịu khi trẻ em bị rộp lưỡi bằng những mẹo nhỏ dưới đây:

Vì sao trẻ em bị rộp lưỡi?

Trẻ em bị rộp lưỡi có thể do nhiều nguyên nhân. Tình trạng rộp lưỡi có thể do trẻ bị thiếu dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng không đúng cách, dẫn đến tình trạng bị thiếu hụt vitamin C, PP, B6, B12, kẽm…

Do ăn uống đồ ăn quá nóng khiến cho khoang miệng bị bỏng rát, gây ra các vết loét.

Một số trường hợp khác, trẻ em bị rộp lưỡi là do vết thương trong khoang miệng bị nhiễm trùng và phồng rộp lên.

trẻ em bị rộp lưỡi, trẻ sơ sinh bị rộp lưỡi, trẻ con bị rộp lưỡi, em bé bị rộp lưỡi

Vì sao trẻ em bị rộp lưỡi?

Trẻ bị rộp lưỡi có sao không?

Rộp lưỡi thường vô hại nhưng nếu không may em bé bị rộp lưỡi thường gặp phải cảm giác bỏng rát ở bề mặt lưỡi, vô cùng đau và khó chịu mỗi khi nói chuyện, ăn uống, vị giác bị thay đổi…

Khi bị phồng rộp lưỡi, trẻ nhỏ thường gặp phải các triệu chứng như xuất hiện vết rộp, vết loét ở trên lưỡi hoặc trong má, trên lưỡi vết tổn thương màu trắng hoặc đỏ, cảm giác ngứa ran hoặc nóng bỏng trong miệng. Thậm chí trong một số trường hợp, lưỡi phồng rộp, loét lưỡi có thể khiến trẻ bị sốt. Bề mặt lưỡi xuất hiện mụn nước hoặc vết loét hiếm gặp.

Xử lý khi trẻ con bị rộp lưỡi

Ngay lập tức cho trẻ nhổ nhỏ thức ăn, nước nóng gây bỏng để tránh làm tình trạng trở lên nghiêm trọng hơn, tránh để chúng tiếp tục làm bỏng, làm tổn thương họng và thực quản.

trẻ em bị rộp lưỡi, trẻ sơ sinh bị rộp lưỡi, trẻ con bị rộp lưỡi, em bé bị rộp lưỡi

Cách xử lý khi em bé bị rộp lưỡi

Cho trẻ uống 1 cốc nước mát (không phải nước lạnh) để giúp làm mát ngay tại chỗ vết bỏng, giảm mức độ phồng rộp lưỡi

Sau đó, cho trẻ súc miệng với nước muối ấm để khử trùng lưỡi và khoang miệng, phòng ngừa nhiễm khuẩn tại các vết rộp lưỡi.

Nhắc nhở trẻ không tự ý dùng tay hay các vật nhọn để làm vỡ các vết rộp trong miệng để cho vết thương mau lành và tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.

Cách chữa rộp lưỡi an toàn

Nếu thấy trẻ bị rộp lưỡi thì ba mẹ đừng vội lo lắng quá! Ba mẹ có thể áp dụng một số phương pháp khắc phục rộp lưỡi từ những nguyên liệu sẵn có tại nhà theo chỉ dẫn dưới đây:

1. Cách chữa rộp lưỡi bằng muối:

Muối có tính kháng khuẩn tốt, giúp bảo vệ lưỡi trẻ khỏi bị nhiễm khuẩn tại các vết rộp. Bên cạnh đó, muối có khả năng làm giảm chứng viêm và đau do phồng rộp lưỡi.

Cách thực hiện: Hòa tan 1 muỗng muối vào cốc nước ấm, dùng để súc miệng. Ngày 3-4 lần.

2. Cách chữa rộp lưỡi bằng sữa chua:

Sữa chua có tác dụng như một probiotic tự nhiên, có tính chống viêm và có thể giúp giảm đau đớn và phồng rộp trên lưỡi. Ngoài ra, sữa chua có chất chống oxy hóa và tính chất kháng khuẩn hỗ trợ điều trị nhiễm trùng trên lưỡi.

trẻ em bị rộp lưỡi, trẻ sơ sinh bị rộp lưỡi, trẻ con bị rộp lưỡi, em bé bị rộp lưỡi

Trẻ em bị rộp lưỡi phải làm gì?

Cách thực hiện: Nhanh chóng ăn 1 cốc sữa chua ngay khi thấy xuất hiện phồng rộp lưỡi. Ba mẹ nên cho bé ăn ít nhất 1 lần/ngày.

3. Cách chữa rộp lưỡi bằng Baking soda:

Baking soda có tính kháng khuẩn, chống viêm. Baking soda có tính kiềm giúp cân bằng độ pH trong khoang miệng và làm giảm cảm giác đau đớn, khó chịu do phồng rộp lưỡi.

Cách sử dụng: Mỗi ngày thêm baking soda vào nước và súc miệng.

4. Cách chữa rộp lưỡi bằng húng quế:

Húng quế có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và sát trùng hiệu quả, giúp làm giảm triệu chứng của những vết phồng rộp lưỡi hiệu quả.

Cách thực hiện: Lấy vài lá húng quế, rửa sạch và cho trẻ nhai chúng, thực hiện 3 lần/ngày để chữa phồng rộp lưỡi.

5. Cách chữa rộp lưỡi bằng tỏi và gừng:

Gừng và tỏi được biết đến với các đặc tính chống viêm và giảm đau, chống nhiễm khuẩn tốt, ngăn ngừa nhiễm trùng tiềm ẩn - nguyên nhân gây ra các vết loét. Do đó, có thể sử dụng tỏi, gừng để khắc phục các vết phồng rộp lưỡi.

Cách thực hiện: Lấy 2-3 tép tỏi, 1 củ gừng, giã nhỏ chắt lấy nước cốt chấm lên những vết rộp hoặc pha với nước ấm dùng súc miệng.

>>> Bài viết có liên quan:

Thông thường các vết phồng rộp lưỡi ở trẻ em sẽ được tái tạo rất nhanh và có thể lành lại sau 2-3 ngày. Với những trường hợp với mức độ nặng hơn thì có thể cần thêm chút thời gian. Tuy nhiên, nếu thấy trường hợp trẻ em bị rộp lưỡi với mức độ nghiêm trọng hoặc các vết phồng rộp lưỡi có chuyển biến nặng hơn thì ba mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Trên đây là những chia sẻ đến ba mẹ về hướng khắc phục khi trẻ em bị rộp lưỡi để ba mẹ có thêm thông tin cũng như có biện pháp xử lý kịp thời khi không may trẻ gặp phải tình trạng này. Ba mẹ cần thêm những bài viết chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm để chăm sóc con yêu vui lòng truy cập Mẹ khỏe con thông minh để cập nhật thêm nhiều bài viết bổ ích khác nữa nhé!

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!