Thai Nhi Hay Bị Nấc Cụt Có Sao Không? Mẹ Bầu Nên Làm Gì?

Thai Nhi Hay Bị Nấc Cụt Có Sao Không? Mẹ Bầu Nên Làm Gì?

Tình trạng thai nhi bị nấc cụt có thể xảy ra từ tuần thứ 9 của thai kỳ và tùy từng cơ địa của người mẹ mà số lần nấc nhiều hay ít. Vậy vì sao thai nhi bị nấc cụt? Thai nhi nấc cụt có sao không?

Thai nhi bị nấc cụt là một hiện tượng sinh lý bình thường. Em bé nào cũng có thể bị nấc cụt. Điều này được xem như là một trong những dấu mốc trong quá trình phát triển của thai nhi. Mẹ bầu có thể cảm nhận được em bé đang bị nấc cụt, tuy nhiên, cần để ý kỹ để không bị nhầm lẫn với các cử động bình thường của thai nhi.

Thai nhi bị nấc: Nguyên nhân, biểu hiện, sự ảnh hưởng và cách xử lý cho các mẹ

Tại sao thai nhi bị nấc cụt?

Thai nhi bị nấc có thể vì một trong những nguyên nhân sau đây:

1. Do chuyển động bất thường của cơ hoành

Nấc là kết quả của việc thai nhi thở trong nước ối. Giống như người lớn, nguyên nhân khiến thai nhi bị nấc cụt cũng là do những chuyển động bất thường của cơ hoành. Thai nhi vẫn đang trong quá trình hình thành và phát triển để hoàn thiện các cơ quan nên vẫn chưa tự cân bằng được nhịp nuốt và thở của mình. Khi ấy, nếu em bé nuốt hoặc thở, sẽ hít vào hoặc đẩy nước ối ra ngoài, gây ra tiếng nấc.

2. Bé tập phản xạ bú mút

Ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, thai nhi đã bắt đầu hình thành những tính cách riêng. Có em bé hiếu động, vung tay, đạp chân nhiều nên tình trạng nấc cụt xảy ra nhiều hơn. Bên cạnh đó, bé đã bắt đầu tập phản xạ bú, mút để chuẩn bị cho khả năng bú sữa mẹ sau khi chào đời đồng thời làm giảm nguy cơ tắc nghẽn phổi.

thai nhi bị nấc, thai nhi hay bị nấc cụt có sao không, tại sao thai nhi bị nấc cụt, thai nhi bị nấc nhiều có sao không, thai nhi bị nấc nhiều, thai nhi bị nấc có sao không, dấu hiệu thai nhi bị nấc cụt, thai nhi bị nấc cụt nhiều có sao không, làm gì khi thai nhi bị nấc cụt, thai nhi bị nấc cụt có sao không, tại sao thai nhi hay bị nấc cụt, cách nhận biết thai nhi bị nấc, vì sao thai nhi bị nấc cụt, thai nhi bị nấc cụt nhiều, hiện tượng thai nhi bị nấc cụt

Tại sao thai nhi bị nấc cụt?

3. Do bị dây rốn chèn ép

Khi thai nhi đến tuần thứ 32 mà mẹ thấy thai nhi bị nấc nhiều thì nguyên nhân có thể do bị dây rốn chèn ép. Nếu vậy, rất có khả năng em bé đang gặp nguy hiểm. Bởi khi dây rốn bị chèn ép, sẽ khiến suy giảm lượng oxy cung cấp tới cho bé khiến bé bị nấc nhiều. Bên cạnh đó, bi dây rốn chèn ép cũng sẽ làm ảnh hưởng đến tim và việc lưu thông máu tới thai nhi. Nếu mẹ bầu cảm thấy thai nhi bị nấc cụt nhiều trong thời gian dài hay liên tục, thai nhi cử động kém, có những dấu hiệu bất thường thì nên nhanh chóng đến đi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và tư vấn điều trị kịp thời, tránh để lại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Biểu hiện của thai nhi bị nấc

Bằng việc theo dõi và phân tích những chuyển động của em bé trong bụng, mẹ sẽ cảm nhận được sự phát triển, lớn lên từng ngày của em bé cũng như kịp thời phát hiện những điều bất thường của em bé, Thia nhi nấc cụt khi có những biểu hiện dưới đây:

- Nhịp điệu: Khi mẹ bầu đặt tay lên bụng và cảm nhận thấy những cú giật nhẹ ở vùng bụng dưới, như tiếng tim đập hay tiếng gõ đều đều thì đó là biểu hiện thai nhi bị nấc. Phân biệt nấc cụt với thai máy cũng rất đơn giản. Khác với nấc cụt, đó sẽ là nhũng biểu hiện của thai máy khi những nhịp điệu ấy không đều nhau mà lúc nhanh lúc chậm, lúc mạnh lúc yếu, lại xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau tùy thuộc theo vị trí của thai nhi.

- Thời gian: Trung bình, thời gian của mỗi cơn nấc cụt là khoảng 3 đến 15 phút một cơn. Trong một ngày có thể xuất hiện vài cơn nấc.

- Thời điểm: Thai nhi có thể bị nấc cụt bất kể thời gian nào trong ngày. Đặc biệt, ba mẹ có thể nhìn thấy hình ảnh con nấc khi đi khám siêu âm.

- Mức độ: Với thai nhi đang ở 3 tháng giữa thai kì, mức độ thai máy và nấc cụt đều nhẹ nhàng giống nhau. Tuy nhiên khi bước sang 3 thai cuối thai kì thì lại có sự khác biệt rõ rệt. Cử động thai sẽ mạnh hơn bị nấc cụt.

Thai nhi bị nấc cụt có sao không?

Theo ác nhà khoa học, nguyên nhân chủ yếu khiến thai nhi bị nấc là do chưa cân bằng được nhịp nuốt và thở trong nước ối. Quá trình này khiến cơ hoành co thắt, khiến cho thai nhi bị nấc.

thai nhi bị nấc, thai nhi hay bị nấc cụt có sao không, tại sao thai nhi bị nấc cụt, thai nhi bị nấc nhiều có sao không, thai nhi bị nấc nhiều, thai nhi bị nấc có sao không, dấu hiệu thai nhi bị nấc cụt, thai nhi bị nấc cụt nhiều có sao không, làm gì khi thai nhi bị nấc cụt, thai nhi bị nấc cụt có sao không, tại sao thai nhi hay bị nấc cụt, cách nhận biết thai nhi bị nấc, vì sao thai nhi bị nấc cụt, thai nhi bị nấc cụt nhiều, hiện tượng thai nhi bị nấc cụt

Thai nhi hay bị nấc cụt có sao không? Mẹ bầu nên làm gì?

Tuy nhiên, mẹ bầu có thể yên tâm hiện tượng thai nhi bị nấc trong bụng mẹ là bình thường. Thai nhi nấc không đều hay nấc nhiều cũng không phải điều đáng lo. Mẹ bầu chỉ cần đặc biệt lưu ý, nếu thấy thai nhi bị nấc sau tuần thứ 32 của thai kỳ, thì mẹ nên đi khám bởi đây là dấu hiệu cho thấy có thể em bé đang gặp phải một vấn đề sức khỏe nào đó và cần được can thiệp sớm.

Mẹ bầu nên làm gì khi thai nhi bị nấc cụt?

Nếu như mẹ bầu phát hiện thấy thai nhi bị nấc cụt cũng không cần quá lo lắng bởi đây là hiện tượng sinh lý bình thường.

Điều mẹ cần làm lúc này là giữ một tinh thần lạc quan, thoải mái, duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học. Nếu mẹ thấy tần suất em bé bị nấc tăng lên thì hãy thử thay đổi tư thế. Chẳng hạn như mẹ đang nằm nghiêng bên trái thì đổi tư thế nằm nghiêng bên phải, hay thử đứng dậy đi lại một chút. Việc mẹ bầu thay đổi vị trí sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn và giảm thiểu tình trạng bị nấc.

Bên cạnh đó mẹ cũng cần chú ý theo dõi số lần thai nấc và thời gian của mỗi lần nấc trong giai đoạn cuối của thai kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.

Trên đây là những chia sẻ giải đáp giúp các mẹ câu hỏi Thai nhi hay bị nấc cụt có sao không? Mẹ bầu nên làm gì? Hi vọng mẹ  đã có được cho mình câu trả lời để an tâm hơn. Đừng quên truy cập Mekhoeconthongminh mỗi ngày để đọc thêm nhiều bài viết bổ ích chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và em bé thật tốt nhé! Chúc mẹ có một thai kì khỏe mạnh.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!