Mẹo Hay Khắc Phục Mọi Tình Trạng Vặn Mình Ở Trẻ Sơ Sinh

Mẹo Hay Khắc Phục Mọi Tình Trạng Vặn Mình Ở Trẻ Sơ Sinh

Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình? Đó là câu hỏi băn khoăn của tất của mọi người. Hôm nay, Mẹ Khỏe Con Thông Minh sẽ giúp các bạn đi tìm lời giải đáp.

Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình? Vặn mình là hiện tượng sinh lý rất bình thường ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu trẻ vặn mình quá nhiều, có biểu hiện rướn mình, gồng đỏ mặt, ngủ không sâu giấc, quấy khóc trong khoảng thời gian dài thì cha mẹ cũng nên lưu ý, quan tâm đến trẻ.

1. Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình?

Theo lời giải thích của các bác sĩ chuyên khoa Nhi thì vặn mình là phản xạ sinh lý hết sức bình thường ở trẻ sơ sinh. Thời điểm mới sinh, các tế bào thần kinh, thể vân, vỏ não của trẻ chưa được phát triển hoàn thiệt nên phần dưới vỏ hoạt động chiếm ưu thế hơn. Việc trẻ vặn mình, vận động tay chân chính là cách để trẻ tập thích nghi với thế giới bên ngoài.

Ngoài ra, trẻ vặn mình cũng do một số nguyên nhân như: ngủ trên đệm quá cứng, tư thế ngủ không hợp lý, gối đầu quá cao đều khiến trẻ ngủ không thoải mái.

Tuy nhiên, nếu việc vặn mình của trẻ đi kèm với một số biểu hiện thất thường như: gồng đỏ mặt, giật mình, khó ngủ, đổ mồ hôi trộm, nôn ói,…thì mẹ nên lưu ý đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý.

Vặn mình là biểu hiện sinh lý hết sức bình thường ở trẻ sơ sinh

2. Biểu hiện vặn mình do sinh lý và bệnh lý ở trẻ sơ sinh

2.1 Biểu hiện vặn mình do sinh lý

Trong khoảng thời gian từ 3-4 tuần tuổi, trẻ bắt đầu xuất hiện trạng thái vặn mình trong vài phút. Sau đó tự hết trong vòng 2-3 tháng.  Thời điểm này, trẻ vẫn tăng cân đều đều thì cha mẹ không cần phải lo lắng gì nhiều. Việc trẻ sơ sinh hay vặn mình có thể do các nguyên nhân sau:

  • Môi trường ngủ không thoải mái, có quá nhiều ánh sáng và tiếng ồn mạnh.
  • Trẻ đói nên ngủ không ngon giấc, vặn mình, quấy khóc, uốn người.
  • Khi đi tiểu hay đi ngoài, trẻ thường vặn mình và rặn đỏ mặt.
  • Do tác động của môi trường xung quanh khiến bé không thoải mái: Tã/bỉm ướt, quấn chặt khăn,…khiến bé khó chịu, dễ vặn mình.

2.2 Biểu hiện vặn mình do bệnh lý

Biểu hiện vặn mình thường kéo dài trong khoảng thời gian dài, kèm theo các triệu chứng khác làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

  • Trẻ vặn mình hay nôn ói, ngủ không ngon giấc, giật mình, quấy khóc, lên cân chậm, còi xương, chậm mọc răng, rụng tóc,…có thể là do trẻ đang thiếu canxi hoặc hệ tiêu hóa kém.
  • Trẻ bị tổn thương hệ thần kinh nên hay gồng mình, vặn mình, khó ngủ, co giật.
  • Trẻ bị tổn thương da do côn trùng cắn, ngứa.

Nếu các biểu hiện vặn mình của bệnh lý kéo dài mãi sẽ gây nguy hiểm đến trẻ. Do đó, mẹ cần phải theo dõi, kiểm tra con cái kỹ lưỡng để có thể đưa ra phương pháp chữa trị kịp thời.

Vặn mình bệnh lý sẽ có các biểu hiện đi kèm như nôn ói, giật mình, lên cân chậm...

3. Biện pháp khắc phục hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh

Dù là nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý thì hiện tượng vặn mình cũng đều làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh, khiến trẻ ngủ không sâu giấc. Từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Để khắc phục vấn đề này, cha mẹ cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Không gian ngủ của trẻ phải thật thoải mái, yên tĩnh, tránh những tác động mạnh.
  • Nhiệt độ phòng nên để ở độ vừa phải, không quá nóng cũng như không quá lạnh.
  • Quần áo rộng rãi, đủ ấm để giúp trẻ có một giấc ngủ sâu hơn.
  • Lựa chọn loại tả phù hợp, mềm mại, êm ái, dễ thấm hút.
  • Cho trẻ bú vừa đủ trước khi đi ngủ, tránh tình trạng bé bú quá no hoặc quá đối.
  • Vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, giặt giữ, chăn, đệm, gối thường xuyên để trẻ không bị ngứa ngáy, khó chịu.
  • Thay tã/bỉm thường xuyên 4 tiếng/lần để tã không quá ẩm ướt.
  • Khi thấy trẻ giật mình, mẹ nên ôm trẻ vào lòng, vuốt ve, âu yếm để trẻ cảm thấy an toàn, dễ chịu, an tâm ngủ tiếp.
  • Cho trẻ tắm nắng thường xuyên vào mỗi buổi sáng để trẻ hấp thụ vitamin D3 và canxi tốt hơn.
  • Ngoài ra, mẹ của bé cũng phải áp dụng chế độ ăn uống khoa học hợp lý, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, tránh tình trạng ăn kiêng, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng để nuôi bé qua đường sữa mẹ, khiến trẻ còi xương, thiếu chất.

Khi trẻ vặn mình thường xuyên, mẹ nên ôm trẻ, vuốt ve trẻ để trẻ thấy an toàn, thoải mái

Trên đây là những lý do tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích được các bậc phụ huynh trong cách nuôi dạy trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện nhất.

Nếu biểu hiện vặn mình của trẻ kéo dài kèm các triệu chứng khác thì cha mẹ cần đưa bé tới các bệnh viện, trung tâm y tế để kiểm tra sức khỏe, chuẩn đoán, tình trạng của bệnh. Từ đó, đưa ra phương pháp chữa trị kịp thời nhất.

Xin cảm ơn!

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!