Lộ Diện Phương Pháp Khắc Phục Tình Trạng Rụng Tóc Vành Khăn Tốt Nhất Ở Trẻ

Lộ Diện Phương Pháp Khắc Phục Tình Trạng Rụng Tóc Vành Khăn Tốt Nhất Ở Trẻ

Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh tưởng là bình thường nhưng hóa ra không hề bình thường chút nào. Ba mẹ cần phải đưa trẻ đi khám ngay để có phương pháp điều trị kịp thời, tránh làm ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát triển của trẻ.

Chắc hẳn, các bạn không còn xa lạ với hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh. Bởi đây là hiện tượng phổ biến, trung bình 10 đứa trẻ thì có 3 – 4 đứa bị. Tuy nhiên, bạn cũng không được chủ quan, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và kiểm tra khi có dấu hiệu của bệnh nhé.

1. Rụng tóc vành khăn là gì?

Rụng tóc vành khăn là hiện tượng tóc bé bị rụng nhiều ở phần sau gáy, tạo thành vành mũ hình khăn ở xung quanh đầu.

Hiên tượng rụng tóc vành khăn thường gặp ở bệnh nhân bị còi xương do thiếu vitamin D bởi các nhà khoa học đã chứng minh vitamin D có vai trò rất lớn trong việc phát triển của lông, tóc, móng tay, móng cân.

Vì thế, khi trẻ bị thiếu vitamin D, chân tóc sẽ bị yếu, dễ bị gãy rụng khi nằm. Đặc biệt phần cọ xát xuống chiếu sẽ dễ bị rụng hơn, gây nên hiện tượng rụng tóc vành khăn.

Hiện tại, theo thống kê của Viện dinh dưỡng Quốc Gia thì trong 10 trẻ đến khám có tới 3 – 4 trẻ bị mắc bệnh rụng tóc vành khăn.

Rụng tóc vành khăn là hiện tượng tóc bé bị rụng nhiều ở phần sau gáy

2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh. Trong đó, nổi bật nhất là các nguyên nhân sau:

Thiếu vitamin D

Trong giai đoạn này, cơ thể của trẻ chưa tự tổng hợp được vitamin D nên nếu không được cung cấp đầy đủ sẽ dẫn đến việc thiếu hụt vitamin D. Trong khi đó, vitamin D có vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành lông và tóc.

Chưa dừng lại ở đó, khi bị thiếu hụt vitamin D, cơ thể sẽ làm rối loạn sự chuyển hóa của canxi, khiến bé chậm phát triển hơn, còi xương, suy dinh dưỡng.

Lượng hormone trong cơ thể bị suy giảm

Các nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh, lượng hormone trong cơ thể mẹ quyết định không nhỏ đến sự hình thành tóc của thai nhi. Khi sinh ra, lượng hormone giảm dần khiến tóc bé bị yếu và rụng nhiều hơn.

Nằm ngủ không đúng tư thế

Việc bé nằm ngủ đúng một tư thế khiến tóc đằng sau gáy có xu hướng rụng nhiều hơn, tạo thành hình vành khăn.

Việc nằm ngủ đúng 1 tư thế trong thời gian dài cũng khiến tóc rụng vành khăn

Một số nguyên nhân khác

Bệnh rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh còn do một số nguyên nhân khác như:

  • Trẻ có dấu hiệu bị thiếu hụt sắc
  • Trẻ hay bị sốt cao cũng là nguyên nhân khiến tóc dễ bị gãy rụng hơn.
  • Trẻ bị bệnh nấm da đầu, bong tróc da đầu.
  • Một số loại thuốc kháng sinh cũng khiến trẻ bị rụng tóc nhiều hơn.

3. Biện pháp hỗ trợ và điều trị chứng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh

Bổ sung vitamin D cho trẻ

Thiếu hụt vitamin D là nguyên nhân chính gây nên tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ. Vì thế, mẹ cần bổ sung đầy đủ vitamin D cho trẻ, nhất là vitamin D3. Bởi vitamin D3 là chất chống còi xương, có chức năng điều khiển và chuyển hóa canxi, phosphat giúp tạo khoáng, phát triển bộ xương.

Với trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở lên, mẹ nên cho bé uống 5 giọt/ngày. Sau 4 tuần giảm xuống còn 4 giọt/ngày, 6 tuần còn 2 – 3 giọt/ngày, duy trì đến khi bé 18 tháng tuổi thì thôi.

Ngoài việc bổ sung vitamin D3 trên, các mẹ có thể dùng vitamin D liều cho bé từ 6 đến 18 tháng tuổi với liều lượng 6 tháng/lần.

Hàng ngày, mẹ cũng nên cho bé phơi nắng từ 15 – 20 phút trong khung giờ từ 7h đến 9h sáng để trẻ hấp thụ vitamin D3 tốt hơn.

Lưu ý: Mẹ không nên cho bé tiếp xúc dưới ánh nắng quá mạnh vì tia cực tím cực kỳ có hại.

Bổ sung vitamin D là biện pháp tốt nhất giúp trẻ ngăn ngừa triệu chứng rụng tóc vành khăn

Cho trẻ nằm ngủ đúng tư thế

Không được cho bé nằm quá lâu trong 1 tư thế. Mẹ phải kích thích bé xoay người thường xuyên. Tốt nhất là không nên nằm đúng 1 tư thế trong khoảng 2 giờ đồng hồ.

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé

Việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây nên triệu chứng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh. Vì thế, nếu bé đang bú mẹ thì mẹ phải cho bé bú nhiều lần trong ngày và tích cực ăn những loại đồ ăn chứa nhiều canxi, kẽm, sắt,…Còn đối với bé trong giai đoạn ăn dặm thì mẹ nên bổ sung các dưỡng chất cần thiết như: sắt, canxi, kẽm,…

Tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là chứng bệnh khá nguy hiểm nên các mẹ không được xem thường. Việc phát hiện bệnh càng sớm càng có phương pháp chữa trị nhanh chóng, hiệu quả. Vì thế, khi có dấu hiệu nghi ngờ về bệnh, ba mẹ hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị bệnh kịp thời.

Chúc các bạn luôn khỏe và thành công!

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!