Những Điều Bạn Nên Biết Về Bệnh Nổi Mề Đay Khi Mang Thai
Nổi mề đay khi mang thai là bệnh da liễu có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì thế, mẹ bầu không được chủ quan, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời, hiệu quả.
Dưới đây là những nguyên nhân và triệu chứng nổi mề đay khi mang thai. Bà bầu cần tìm hiểu để có biện pháp chữa trị kịp thời, hiệu quả nhé.
1. Nổi mề đay khi mang thai là gì?
Nổi mề đay khi mang thai là tình trạng da của thai phụ xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh xuất hiện do hệ miễn dịch của thai phụ bị phản ứng quá mức khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên gây dị ứng. Khi đó, cơ thể sẽ tự sản sinh histamine – yếu tố trung gian gây ngứa ngáy, nổi mẩn.
Nổi mề đay khi mang thai được chia làm 2 giai đoạn chính:
- Mề đay cấp tính: Các triệu chứng nổi mề đay xuất hiện đột ngột, kéo dài vài giờ hay dưới 6 tuần. Bệnh tự hết mà không cần điều trị.
- Mề đay mãn tính: Các triệu chứng của bệnh bùng phát theo đợt, tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh kéo dài hơn 6 tuần, thậm chí là nhiều tháng, nhiều năm nên cần phải có biện pháp điều trị can thiệp.
Theo thống kê của bộ Y Tế, tỷ lệ phụ nữ mang thai bị nổi mề đây là 0.25 – 1%. Bệnh này thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai lần đầu và xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai. Tuy nhiên, cũng có nhiều thai phụ bị nổi mề đay khi mang thai tháng cuối, nhất là tháng thứ 7, thứ 8.
Nổi mề đay khi mang thai là tình trạng da của thai phụ xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ
2. Triệu chứng của nổi mề đay khi mang thai
- Da xuất hiện các nốt phát ban đỏ, hồng trên da. Các nốt mẩn này có thể nổi thành cục như hình muỗi đốt hoặc nổi thành từng mảnh. Kích thước và màu sắc của vùng da nổi mẩn có sự khác nhau, tùy theo thể trạng của bệnh nhân.
- Người bị nổi mề đay khi mang thai có cảm giác ngứa nhẹ hoặc ngứa dữ dội, khó chịu. Triệu chứng này càng thể hiện rõ hơn về đêm, sáng sớm và sau khi vận động có nhiều mồ hôi tiết ra.
- Nếu bệnh nổi mề đay khi mang thai ngày càng tiến triển nặng thì mẹ bầu có thể bị sưng ở môi, mí hoặc những vùng da mỏng,…
- Ngoài những triệu chứng phổ biến trên, một số sản phụ bị nổi mề đay khi mang thai còn gặp phải triệu chứng như: rối loạn nhịp tim, tiêu chảy, đau đầu, khó thở, ra khí hư,…
Để đảm bảo an toàn, khi có những biểu hiện bất thường xảy ra, bạn nên chủ động đến các cơ sơ y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời, tránh kéo dài thời gian, dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm khác.
Triệu chứng thường gặp nhất của nổi mề đay khi mang thai
3. Nguyên nhân khiến bà bầu bị nổi mề đay khi mang thai
Nổi mề đay khi mang thai chủ yếu là do thay đổi về tâm lý và cơ thể của người phụ nữ. Ngoài ra, còn có một số tác nhân sau:
- Thay đổi nội tiết tố: Trong thời gian mang thai nhất là 3 tháng đầu, lượng hormone gia tăng đột ngột có thể kích thích, gây mẩn ngứa, nổi mề đay.
- Căng thẳng, stress: Tâm lý thay đổi, căng thẳng, mệt mỏi cũng là điều kiện thuận lợi để mề đay khởi phát.
- Sức đề kháng suy giảm: Khi mang thai, hệ miễn dịch của bà bầu bị suy giảm nên dễ bị mề đay hơn.
- Thực phẩm: Chế độ dinh dưỡng thay đổi đột ngột có thể khiến bà bầu bị nổi mề đay.
- Do thời tiết: Thời tiết thay đổi thất thường, nhất là trong giai đoạn chuyển mùa có thể khiến cơ thể thai phụ không kịp thích ứng, từ đó sinh ra mẩn ngứa.
- Do thuốc: Việc tiêm vắc-xin thai kỳ, uống thuốc bổ cũng khiến bà bầu bị nổi mề đay, mẩn ngứa.
- Do vùng bụng giãn nhiều: Mang thai khiến vùng da bụng bị kéo căng, giãn ra, khiến các mô tổn thương. Từ đó, dẫn tới tình trạng phát ban, ngứa ngáy.
- Do tiếp xúc với một số tác nhân gây dị ứng: Một số bà bầu khi tiếp xúc với phấn hoa, khói bụi, lông động vật,…có thể bị kích ứng, dẫn tới nổi mề đay.
Nguyên nhân gây nổi mề đay khi mang thai
3. Bà bầu nổi mề đay có nguy hiểm không?
Nổi mề đay khi mang thai là tình trạng không hiểm và có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Theo các nghiên cứu, có hơn 70% trường hợp nổi mề đay khi mang thai thuyên giảm sau vài ngày nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, cũng có một số bà bầu do hệ miễn dịch kém hoặc cơ địa nhạy cảm nên ngứa ngáy kéo dài vài tuần, thậm chí là vài tháng.
Theo các chuyên gia, nếu bệnh mề đay không được điều trị và xử lý kịp thời thì có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tình trạng này có thể khiến bà bầu bị suy nhược cơ thể, nhiễm trùng da, stress, mất ngủ kéo dài, nổi mề đay, hở hàm ếch, thiếu máu não, chân tay thiếu ngón,…
Do vậy, khi bị nổi mề đay thai kỳ, bà bầu không nên chủ quan, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để xác định nguyên nhân gây bệnh và xử lý bệnh kịp thời.
Nổi mề đay khi mang thai có thể làm ảnh hưởng đến cả mẹ và bé
4. Cách chữa nổi mề đay khi mang thai
Để làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy và tổn thương do nổi mề đay gây ra, thai phụ có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau như:
Áp dụng các mẹo dân gian
- Tắm nước mát giúp đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy, viêm đỏ, nổi mẩn trên da.
- Dùng khăn lạnh, đá lạnh để chườm lên những vùng da bị nổi mề đay trong vòng 15 – 20 phút giúp giảm viêm ngứa.
- Thoa kem dưỡng ẩm giúp làm dịu da, giảm các triệu chứng của bệnh.
- Có thể sử dụng trà thảo mộc như: trà gừng, trà bạc hà, trà hoa cúc để giải dị ứng, giảm ngứa da.
Ngoài ra, các mẹ bầu còn có thể áp dụng một số thảo dược tự nhiên để cải thiện tình trạng bệnh như: nha đam, ngải cứu, lá hẹ, rau má, diếp cá,…
- Dùng nha đam: Sử dụng gel nha đam thoa lên vùng da bị nổi mề đay để làm giảm ngửa, viêm da. Thoa 2 – 3 lần/ngày, cho đến khi tình trạng nổi mề đay thuyên giảm đáng kể.
- Ngâm bột yến mạch: Pha bột yến mạch với nước rồi thoa lên da cũng giúp giảm ngứa và phục hồi da tự nhiên.
- Chườm lá ngải cứu: Rửa sạch lá ngải cứu tươi. Sau đó để ráo nước, đem rang cùng với muối hạt. Sử dụng khăn mỏng bọc hỗn hợp với ngải cứu và muối, chườm lên vùng da bị nổi mề đay. Thực hiện hàng ngày để làm suy giảm các triệu chứng của bệnh.
Bà bầu có thể dùng nha đam để làm giảm ngứa, viêm da khi bị nổi mề đay
Sử dụng thuốc Tây
Nếu bệnh nặng, các biện pháp xử lý tại nhà không đáp ứng được, bà bầu cần phải sử dụng các loại thuốc Tây để điều trị. Các loại thuốc tân dược sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát, kháng viêm hiệu quả. Tuy nhiên, tùy theo tình trạng của mỗi người bệnh, bác sĩ sẽ có cách kê đơn thích hợp.
- Thuốc kháng histramin: Có thể sử dụng dạng uống hoặc dạng bôi để ngăn ngừa các phản ứng histamine.
- Thuốc Corticoid: Có thể dùng đường uống hoặc bôi ngoài da.
- Kem bôi ngoài da tại chỗ: Giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát do bệnh mề đay gây ra.
- Thuốc Steroid bôi da: Giảm ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên da.
Thuốc kháng histramin giúp ngăn ngừa các phản ứng histamine
Trên đây là một số kiến thức về bệnh nổi mề đay khi mang thai. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ biết cách xử lý ra sao để bệnh nhanh chóng qua đi, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.
-------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội