Giải Đáp Thắc Mắc: Niêm Mạc Tử Cung Dày Bao Nhiêu Là Có Thai?
Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu là có thai? Niêm mạc tử cung có liên quan gì đến quá trình thụ thai không? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.
Niêm mạc tử cung dày hay mỏng đều ảnh hưởng đến quá trình thụ thai của người phụ nữ, gây nên tình trạng hiếm muộn con cái? Vậy niêm mạc tử cung dày bao nhiêu là có thai? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
1. Niêm mạc tử cung là gì?
Niêm mạc tử cung (hay còn gọi là nội mạc tử cung) là một lớp mô mỏng bao phủ toàn bộ bề mặt trong tử cung.
Lớp niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng đối với khả năng thụ thai và bảo vệ cho quá trình mang thai ở người phụ nữ. Dưới tác động của hormone sinh dục nữ estrogen, lớp niêm mạc tử cung sẽ dày lên theo từng thời điểm cụ thể trong tháng. Niêm mạc tử cung dày lên là dấu hiệu chuẩn bị để cho trứng đã thụ tinh vào làm tổ trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
Mặt khác, nếu trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc sẽ bị bong ra và đẩy ra ngoài cơ thể theo chu kỳ kinh nguyệt. Đây cũng chính là lý do gây nên hiện tượng hành kinh. Trong trường hợp quá trình thụ thai diễn ra, nội tiết tố nữ tiếp tục tác động khiến lớp niêm mạc tử cung dày hơn và chuẩn bị sẵn sang cho quá trình làm tổ của thai nhi.
Niêm mạc tử cung là một lớp mô mỏng bao phủ toàn bộ bề mặt trong tử cung
2. Cấu tạo của niêm mạc tử cung
Niêm mạc tử cung gồm 2 phần:
- Lớp đáy (lớp nội mạc căn bản): Bao gồm các tế bào biểu mô trụ tuyến và mô đệm, không chịu tác động của chu kỳ kinh nguyệt.
- Lớp nông (lớp nội mạc tuyến): Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự biến đổi của chu kỳ kinh nguyệt.
3. Những yếu tố khiến lớp niêm mạc tử cung dày lên?
Dưới đây là những yếu tố khiến lớp nội mạc tử cung dày lên bất thường:
- Do nồng độ estrogen quá thấp hoặc quá cao.
- Do ít vận động, tập thể dục thể thao.
- Phụ nữ có tiền sử nạo phá thai, phẫu thuật tử cung.
- Người bị thiếu máu.
- Phụ nữ mắc các bệnh về buồng trứng đa nang hoặc các bệnh liên quan đến tử cung như: viêm nhiễm, polyp, u nang,…
- Người sử dụng thuốc có nồng độ estrogen liên tục nhưng không kèm progesterone gây mất cân bằng hormone.
- Người bị thừa cân, béo phì.
4. Niêm mạc tử cung dày có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai không?
- Trường hợp niêm mạc tử cung của phụ nữ mỏng hơn 8mm thì sẽ gây bất lợi cho quá trình thụ thai, đặc biệt là quá trình thai nhi làm tổ.
- Trường hợp niêm mạc tử cung dày hơn 20mm cũng gây khó khăn trong quá trình thụ thai. Bởi hàm lượng estrogen trong niêm mạc phát triển mạnh, khiến chúng dày lên, gây khó khăn cho quá trình làm tổ của thai nhi.
Niêm mạc tử cung quá dày hay quá mỏng đều ảnh hưởng đến quá trình thụ thai
5. Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai?
Để trả lời được câu hỏi, niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai, các bạn cần phải biết sự thay đổi của niêm mạc tử cung theo chu kỳ kinh nguyệt như sau:
- Niêm mạc tử cung bình thường dày từ 7 – 8mm.
- Giai đoạn đầu chu kỳ kinh, sau khi hành kinh là lúc niêm mạc tử cung mỏng nhất khoảng 3 – 4mm.
- Giai đoạn rụng trứng niêm mạc tử cung dày khoảng 8 – 12mm.
- Nửa cuối chu kỳ kinh nguyệt niêm mạc tử cung dày khoảng 12 – 16mm.
Nếu chu kỳ kinh nguyệt đến chậm kết hợp với niêm mạc tử cung dày trong khoảng từ 8 – 16mm thì đây là một dấu hiệu cho thấy bạn đã thụ thai. Thế nên khi niêm mạc tử cung dày khoảng 13mm và thử que lên 2 vạch thì khả năng là bạn đã mang thai và độ dày tử cung như vậy là phù hợp để cho thai nhi phát triển.
Trường hợp đã thụ thai mà lớp niêm mạc tử cung lại quá mỏng dưới 8mm thì khả năng trứng đã thụ tinh di chuyển từ vòi trứng về buồng tử cung là rất khó có thể bám vào lớp niêm mạc, dẫn đến nguy cơ bị sảy thai hoặc thai chết lưu.
6. Cách điều trị và cải thiện niêm mạc tử cung dày
Niêm mạc tử cung dày thường gây nên các vấn đề về rong kinh, vô kinh, rối loạn phóng noãn hoặc đa nang buồng trứng, điều này gây nên bất lợi cho quá trình thụ thai.
Để điều trị niêm mạc tử cung dày, bệnh nhân thường điều trị bằng hormone nhằm cân bằng hormone estrogen và progesterone ở trong cơ thể, nhờ đó kích thích khả năng thụ thai.
Khi có dấu hiệu của niêm mạc tử cung dày, chị em nên đến các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để kiểm tra, phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, trước khi có kết hoạch mang thai, chị em cũng nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân khi mang thai để có sự chuẩn bị tốt cho quá trình mang thai cũng như khả năng phát hiện các bất thường của cơ thể.
Độ dày của lớp niêm mạc tử cung sẽ bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Vì thế, theo từng nguyên nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị riêng, nâng cao khả năng thụ thai cho chị em.
Ngoài ra, chị em nên kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện sau để cải thiện tình trạng bệnh:
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tiêu hao bớt lượng estrogen trong cơ thể và duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
- Ngủ đủ giờ, đủ giấc, tránh thức khuya để cơ thể tiết ra hormone cân bằng.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế các loại thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành, các thực phẩm giàu vitamin C, sắt, các thực phẩm chứa nhiều vitamin E.
Tóm lại, niêm mạc tử cung dày khoảng 8 – 10mm là phù hợp nhất cho việc thụ thai. Niêm mạc tử cung có liên quan mật thiết đến sự thụ thai vì thế nếu niêm mạc tử quá mỏng hoặc quá dày đều làm ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và làm tổ. Khi thấy có dấu hiệu bất thường về độ dày niêm mạc tử cung, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra, khắc phục kịp thời, giúp quá trình thụ thai, mang thai được diễn ra thuận lợi.
---------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội