Dậy Thì Sớm Là Gì? Biện Pháp Ngăn Chặn Dậy Thì Sớm Ở Trẻ
Dậy thì sớm đang xảy ra rất phổ biến và có xu hướng ngày một gia tăng. Do đó, cha mẹ cần phải chú ý hơn đến vấn đề này để ngăn chặn dậy thì sớm ở trẻ.
Dậy thì sớm rất nguy hiểm gây nên các vấn đề liên quan đến, sức khỏe, cấu trúc xương, đặc biệt là tâm sinh lý của trẻ. Vì thế, cha mẹ phải phòng ngừa và ngăn chặn dậy thì sớm cho trẻ.
1. Dậy thì sớm là gì?
Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ bắt đầu thay đổi thành người trưởng thành quá sớm. Nếu dậy thì bắt đầu từ trước 8 tuổi ở bé gái và 9 tuổi ở bé trai thì gọi là dậy thì sớm,
Khi dậy thì, trẻ sẽ phát triển nhanh chóng cả hệ xương và cơ bắp, thay đổi hình dạng và kích thước cơ thể, phát triển khả năng sinh sản của cơ thể.
Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái
2. Phân loại dậy thì sớm
Dựa vào nguyên nhân, người ta chia dậy thì sớm thành 2 loại: dậy thì sớm trung ương (trung tâm) và dậy thì sớm ngoại vi.
Dậy thì sớm trung ương
Dậy thì sớm trung ương là do nồng độ GnRH tăng cao từ sự hoạt động quá sớm của trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục.
Trường hợp hiếm hoi nữa có thể gây dậy thì sớm trung ương là:
- Có một khối u trong não hoặc tủy sống.
- Có một khiếm khuyết trong não hiện tại sinh như: tích tụ chất lỏng dư thừa (tràn dịch não) hoặc một khối u không ung thư (hamartoma).
- Bức xạ não hoặc tủy sống.
- Tổn thương não hoặc tủy sống.
- Trẻ mắc hội chứng McCune-Albright (Một bệnh lý di truyền hiếm gặp gây ảnh hưởng đến cả xương và da của trẻ).
- Tăng sản thượng thận bẩm sinh.
- Suy giáp – Tình trạng tuyến giáp sản sinh đủ hormone.
Dậy thì sớm ngoại vi
Dậy thì sớm ngoại vi thường ít xuất hiện hơn so với trường hợp dậy thì sớm trung ương. Nguyên nhân gây nên là do các hormome steroids sinh dục tăng cao do các bệnh lý tuyến sinh dục (tinh hoàn, buồng trứng) hay thượng thận.
Ở bé gái, dậy thì sớm ngoại vi có thể liên quan đến u nang buồng trứng, khối u buồng trứng. Còn với bé nam thì nguyên nhân có thể là do một khối u trong các tế bào tạo ra tinh trùng (tế bào mầm) hoặc trong các tế bào tạo ra testosterone. Trường hợp đặc biệt khác là tình trạng gia đình có quan hệ tình dục độc lập với gonadotropin, dẫn đến việc sản xuất hormone testosterone sớm ở bé trai, thường thì từ 1 đến 4 tuổi.
3. Dấu hiệu nhận biết dậy thì sớm ở trẻ
Chúng ta hoàn toàn có thể nhận biết được trẻ bị dậy thì sớm dựa vào các triệu chứng và biểu hiện sau:
- Tăng trưởng vú và xuất hiện kinh nguyệt ở bé gái.
- Tinh hoàn và dương vật mở rộng, giọng nói trầm hơn.
- Xuất hiện lông mu hoặc lông nách.
- Chiều cao, cân nặng phát triển nhanh.
- Da mặt có mụn.
- Có mùi cơ thể người lớn.
4. Hậu quả của dậy thì sớm
Dậy thì sớm có thể gây ra các vấn đề về thể chất và cảm xúc cho các bé, cụ thể là:
- Ảnh hưởng về tâm lý: Trẻ dậy thì sớm sẽ có những dấu hiện phát triển về sinh lý trước tuổi. Những thay đổi trên cơ thể được biểu hiện sớm hơn so với trẻ cùng trang lứa khiến trẻ có tâm lý ngại ngùng, dễ mặc cảm, tự ti.
- Chiều cao bị hạn chế: Ảnh hưởng rõ nhất của trẻ dậy thì sớm chính là phát triển nhanh theo tuổi xương, khiến trẻ cao hơn so với các bạn cùng lớp. Tuy nhiên, trẻ dậy thì sớm sẽ làm cho đầu xương đóng khép sớm, rút ngắn thời kỳ sinh trưởng. Từ đó gây ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ khi ở tuổi trưởng thành.
- Ham muốn tình dục trước tuổi: Sự phát triển tâm lý dậy thì quá sớm sẽ dẫn đến những hành động ham muốn về sinh lý trước tuổi. Do suy nghĩ còn nông nổi, tuổi đời còn nhỏ, khả năng tự khống chế kém nên trẻ khó có thể tránh khỏi được những cạm bẫy của xã hội. Từ đó dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn hoặc mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
- Hội chứng buồng trứng đa nang: Bé gái xuất hiện kinh nguyệt sớm, trước 8 tuổi sẽ có nguy cơ phát triển chứng rối loạn nội tiết tố, gây nên bệnh buồng trứng đa nang.
Dậy thì sớm là ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, khiến trẻ bị tự ti, mặc cảm
5. Biện pháp ngăn chặn dậy thì sớm ở trẻ
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho con ngay từ khi còn nhỏ
Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc dậy thì sớm ở trẻ. Vì thế, ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ phải xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đầy dủ chất dinh dưỡng cho con. Nên cho trẻ ăn nhiều chất xơ như rau củ quả, hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo.
Bố mẹ nên chọn những loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cho con. Tránh xa những loại thực phẩm chứa hormone tăng trưởng vì điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ.
Tăng cường luyện tập thể dục thể thao
Các bậc phụ huynh nên hướng dẫn và tạo thói quen luyện tập thể dục thể thao cho trẻ, ít nhất là 30 phút mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe và trau dồi các kỹ năng sống.
Cân nhắc kỹ trước khi sử dụng các loại thực phẩm bồi bổ cho trẻ
Các loại thực phẩm chứa vây cá mập, đông trùng hạ thảo, nhân sâm, nước yến,…chưa chắc đã tốt mà ngược lại chúng còn khiến cơ thể trẻ mất đi sự cân bằng nội tiết một cách bất bình thường.
Cho trẻ ngủ trong bóng tối hoàn toàn
Ban đêm, bố mẹ không nhất thiết để đèn ngủ cho con bởi ánh sáng quá mạnh có thể làm rối loạn bài tiết, hormone tăng cường được tiết ra gây nên nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ.
Giám sát chặt chẽ con xem gì, đọc gì
Hiện tại, công nghệ trở thành 1 phần không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ em thời hiện đại. Tuy nhiên, ba mẹ cần phải giám sát chặt chẽ xem con làm gì, xem gì, đọc gì.
Các hình ảnh mang tính chất khiêu dâm đề khiến trẻ bị dậy thì sớm lúc nào không hay. Vì thế, ba mẹ cần phải giáo dục cho trẻ nên đọc gì, xem gì để bé tránh xa.
Trên đây là những nguyên nhân và biện pháp ngăn chặn dậy thì sớm ở trẻ. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong kỹ năng chăm sóc con cái, giúp trẻ phát triển an toàn và lành mạnh nhất.